Trận đấu nổi bật

novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ dính rắc rối: Chuyên gia nhận định án phạt sai quy trình

Vụ lùm xùm liên quan tới việc HLV Phạm Thị Kim Huệ và 3 học trò nhận án kỷ luật từ Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam (VFV) vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Như chúng tôi đã thông tin, ngày 27/4, HLV Kim Huệ công bố 2 lá đơn khiếu nại gửi lên Tổng cục TDTT và Bộ Văn hóa – Thể thao & Du Lịch, về việc cô cùng 3 VĐV Thu Hoài, Phương Anh và Ninh Anh (đang thuộc quân số của CLB bóng chuyền Ngân hàng Công thương) nhận án kỷ luật “cảnh cáo” rất vô lý từ VFV.

Kim Huệ và 3 học trò vừa phải nhận án kỷ luật từ Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam

Kim Huệ và 3 học trò vừa phải nhận án kỷ luật từ Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam

Kim Huệ khẳng định cô và các học trò sẽ theo tới cùng để quyết đòi lại danh dự, uy tín. Trong khi đó, trả lời báo chí, Chủ tịch VFV, ông Lê Văn Thành cho biết Liên đoàn có đủ cơ sở pháp lý để ra quyết định kỷ luật cảnh cáo HLV Kim Huệ và 3 VĐV Nguyễn Thu Hoài, Nguyễn Thị Ninh Anh, Hoàng Thị Phương Anh.

Người đứng đầu VFV đã nhấn mạnh: "Nếu nghiêm túc và đứng đắn thì không bao giờ Kim Huệ và các VĐV đang làm việc, thi đấu cho CLB này lại đi nhận hàng chục tỷ đồng của CLB khác". Theo ông Thành, khi còn chưa thanh lý hợp đồng với CLB cũ (CLB Ngân hàng Công Thương), Kim Huệ và 3 học trò đã nhận tới gần 10 tỷ đồng từ một đội bóng khác để thỏa thuận chuyển tới khoác áo đội bóng này. Dù chỉ là thỏa thuận nhưng điều này là khó chấp nhận. Nếu Kim Huệ và các VĐV trên chỉ nhận khoảng 100 triệu đồng thì mọi chuyện đã khác.

"VFV đủ căn cứ kỷ luật răn đe Kim Huệ và các VĐV để không làm ảnh hưởng đến bóng chuyền Việt Nam. Đang thi đấu cho CLB này lại đi nhận tiền của CLB khác là vi phạm các quy định của bóng chuyền Việt Nam", ông Thành khẳng định.

Trước vụ việc rắc rối này, từng là người có nhiều năm quản lý, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh - Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao, Tổng cục TDTT, cho rằng án phạt kỷ luật của Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam với HLV Kim Huệ là quá vội vã, dẫn đến sai quy trình.

“HLV Kim Huệ có giao dịch với phía đội bóng Vĩnh Phúc, nhưng chưa ký bằng văn bản. Tôi không rõ người trong cuộc đã thỏa thuận thế nào, nhưng có thể phía đội bóng đã có thiện chí, muốn lôi kéo HLV Kim Huệ và 3 VĐV của Ngân hàng Công thương”, ông Nguyễn Hồng Minh đặt vấn đề.

Điều đáng nói là HLV Phạm Thị Kim Huệ cùng 3 học trò mới chỉ đạt thỏa thuận với đội bóng Vĩnh Phúc chứ chưa ký hợp đồng. Sau đó vì nhiều lý do khác nhau, tất cả đều quyết định vẫn ở lại CLB bóng chuyền Ngân hàng Công thương.

Trước khi vòng 1 giải bóng chuyền VĐQG 2021 khởi tranh, lãnh đạo đội bóng chuyền Vĩnh Phúc có gửi công văn tới Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam đề nghị không cho đăng ký Kim Huệ và 3 VĐV kể trên tham gia thi đấu các giải đấu trong thời gian tới do làm "tổn hại tới uy tín của hãng, thương hiệu đã bị các VĐV lợi dụng hoạt động thể thao để xâm phạm nghiêm trọng các quyền và lợi ích hợp pháp".

Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ dính rắc rối: Chuyên gia nhận định án phạt sai quy trình - 2

Án phạt được VFV đưa ra, tạo nên sự phản ứng gay gắt từ HLV Kim Huệ, các học trò cũng như dư luận. Ông Nguyễn Hồng Minh cho rằng án kỷ luật của VFV đã chưa được xem xét thấu đáo. “Tôi cho rằng việc Liên đoàn ra án kỷ luật như thế là vội vàng, chưa có căn cứ pháp lý.

Vì sao Liên đoàn không làm việc với các bên để hiểu rõ vụ việc, đó là chưa kể án phạt được đưa ra vào thời điểm các HLV và VĐV đang thi đấu, gây ảnh tới tâm lý của họ”, ông Hồng Minh, người từng nhiều lần làm Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tham dự các sự kiện thể thao lớn của thế giới, châu lục, và khu vực, nói.

“HLV Kim Huệ và các VĐV chưa được CLB Ngân hàng Công thương cho đi. Như vậy, Kim Huệ và 3 VĐV cũng vì lý do bất khả kháng mới phải thay đổi quyết định không đầu quân cho đội bóng trên. Chủ tịch Liên đoàn bóng chuyền ra án kỷ luật thì phải mời HLV và các VĐV làm việc, không thể đơn phương ra quyết định như vậy được.

Đây là án phạt không có tình, không có lý. Thậm chí nếu tìm hiểu kỹ, thì án kỷ luật của Liên đoàn còn không đúng về pháp lý”, chuyên gia Nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao bày tỏ.

Theo ông Nguyễn Hồng Minh, vấn đề ở đây không phải là ai thắng, ai thua, nhưng qua vụ việc lần này Liên đoàn đã đánh mất niềm tin với các HLV, VĐV, đặc biệt là những người có nhiều năm cống hiến cho ngành thể thao.

“Tôi đọc rất kỹ điều lệ ở các Liên đoàn, bao giờ cũng phải có một hội đồng xem xét trước khi ra án kỷ luật. Đằng này Liên đoàn mới nghe một chiều, đã ra án phạt ngay. Quy trình xử phạt của Liên đoàn không chuẩn.

Ai cũng biết HLV Kim Huệ là một nhân vật lớn của bóng chuyền Việt Nam, từng cống hiến lâu năm cho đội tuyển. Cô ấy đã phấn đấu cả đời cho sự nghiệp bóng chuyền. Vậy mà án phạt đưa ra lại không có sự cân nhắc về tình, về lý. Đây là một bài học.

Liệu các HLV, VĐV họ sẽ nghĩ gì về thái độ của Liên đoàn sau án phạt vừa qua? Có rất nhiều HLV, VĐV muốn được cống hiến, nhưng sau vụ việc này họ sẽ phải suy nghĩ”, ông Nguyễn Hồng Minh chốt lại.

Vì sao Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ trả 2 tỷ đồng cho CLB Vĩnh Phúc?

HLV Kim Huệ đã lần đầu nói rõ về việc mình và 3 học trò vì sao “bẻ kèo” đội bóng chuyền Vĩnh Phúc thi đấu ở giải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Anh ([Tên nguồn])
Bóng chuyền Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN