Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
1
Jaime Faria
0
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Hãy gọi Djokovic là Mr. Hoàn hảo

Một ngày kia nếu sân tennis là mặt kính nhẵn bóng thì Djokovic cũng sẽ đoạt chức vô địch ở đó.

Diễn biến trận chung kết Djokovic - Federer ở Cincinnati Open 2018

Chức vô địch ở Cincinnati Masters mà Djokovic giành được sau khi đánh bại Federer chỉ sau 2 set (6-4 6-4) đã giúp tay vợt này hoàn tất bộ sưu tập đủ tất cả các danh hiệu của hệ thống Masters 1000 bao gồm 9 giải.

Hãy gọi Djokovic là Mr. Hoàn hảo - 1

Novak Djokovic chinh phục Cincinnati Open để hoàn tất cú Golden Masters

Đáng kể hơn, Djokovic là người đầu tiên làm được điều kỳ diệu này kể từ khi ATP hình thành nên hệ thống 9 giải đấu đầy thách thức từ năm 1990.

Từ 1989 trở về trước (không liên tục), thế giới tennis nam tồn tại song song hai hệ thống, Grand Prix và World Championship Tennis với sự tranh giành khiến các ngôi sao thời đó chỉ được lựa chọn thi đấu cho một hệ thống.

Sự phân chia này khiến cho những thành tích như 22 danh hiệu của Ivan Lendl, 19 của John McEnroe, 17 của Jimmy Connors không được đánh giá một cách đầy đủ do các giải không quy tụ được tất cả những người giỏi nhất.

28 năm kể từ cái ngày thống nhất ấy, Masters 1000 trải qua 5 lần đổi tên, chứng kiến từ những thế hệ được cho là đỉnh cao của đỉnh cao, huyền thoại của những huyền thoại nhưng nhiều nhất cũng chỉ lên ngôi ở 7 giải như Federer hay Nadal.

Edberg là nhà vô địch đầu tiên của hệ thống Masters 1000, ông vô địch thêm 2 giải trong năm đầu tiên ấy nhưng cuối cùng kết thúc sự nghiệp cũng chỉ có 5 danh hiệu Masters.

Thế hệ Vàng ấy có thêm những nhà vô địch lẫy lừng như Agassi và Sampras nhưng Agassi với 17 danh hiệu là từ 7 giải khác nhau còn Sampras thì 11 chức vô địch chỉ từ 5 giải.

Và thế hệ Kim cương với nhóm Big 4 trong đó có hai huyền thoại vĩ đại nhất là Federer và Nadal thì cũng như Murray, mới đăng quang ở 7 giải đấu.

Phải nói thêm rằng Nadal hiện đang nắm giữ kỷ lục 33 danh hiệu Masters 1000 còn Federer là 27 (nhiều thứ 3 mọi thời đại) còn Murray cũng đã có 17 cúp.

Golden Masters của Djokovic là một kỳ tích

Tất nhiên, Golden Masters không phải là thử thách khắc nghiệt nhất của tennis. Grand Slam career (sưu tập đủ cúp ở 4 giải Grand Slam khác nhau) khắc nghiệt hơn. Giành được 4 Grand Slam trong cùng một năm vinh quang hơn cả. Rồi sự nghiệp vàng cao quý cho những ai vô địch cả 4 giải Grand Slam và giành HCV Olympic.

Hãy gọi Djokovic là Mr. Hoàn hảo - 2

Hành trình đoạt Golden Masters của Djokovic

May mắn cho Djokovic, dĩ nhiên cho cả Federer, Nadal hay bất cứ ai ở trong giai đoạn này, Masters 1000 đã không còn thể thức 5 set thắng 3 cho những trận chung kết nữa, và cũng là điều khiến cho nó giảm bớt tính khốc liệt.

Nói thêm là Nadal và Federer là những tay vợt đương đại hiếm hoi từng vô địch Masters 1000 khi các trận chung kết còn thi đấu 5 set (tới hết 2006), để trận chung kết Miami và Rome Masters giữa họ được xếp vào Top 10 những trận chung kết Masters kinh điển.

Nhưng, nếu như Grand Slam được tổ chức trên 3 mặt sân khác nhau thì Masters 1000 dù không chơi trên mặt sân cỏ nhưng lại có cả sân trong nhà với những điều kiện mặt sân (tốc độ) hoàn toàn khác biệt.

Nó có tốc độ siêu nhanh của Paris Masters, của siêu chậm như Monte Carlo, của điều kiện thời tiết biển gió lớn như ở Miami.  

Hệ thống 9 giải này trải dài theo suốt mùa giải với những cột mốc để chinh phục: Vô địch 2 cặp giải đấu Indian Wells và Miami, vô địch Madrid và Rome trong cùng năm.

Indian Wells và Miami là 2 giải đấu tổ chức nối tiếp nhau và gần đây nó được coi là Grand Slam thu nhỏ khi tăng quy mô giải đấu (ngày, số lượng các tay vợt, tiền thưởng…).

Masters 1000 tăng quy mô nhưng vẫn chỉ có các tay vợt hàng đầu nên đôi khi nhà vô địch ở 2 giải liên tiếp có thể cần phải thắng từ 7-8 tay vợt trong Top 20, thậm chí Top 10 chỉ trong vòng ít ngày.

Nadal có lẽ là người thấm thía nhất khó khăn của sự gối đầu của Indian Wells và Miami bao gồm cả việc chơi tennis trong điều kiện gió như bão của Florida (nơi tổ chức giải Miami).

Vậy mà Djokovic có 4 lần đoạt cả 2 giải ấy trong cùng năm, bao gồm 3 năm liên tiếp (2014-2016).

Nadal cũng là người cảm thấy e ngại nhất về tốc độ mặt sân của Paris Masters và cả việc lịch thi đấu xếp giải này vào thời điểm sau khi những tay vợt lớn đã căng sức cho cả mùa sân cứng Bắc Mĩ. 

Federer có lẽ là người nếm đủ sự cay đắng ở mặt sân rất chậm như Monte Carlo nên có lần đã tránh được Nadal ở chung kết nhưng vẫn thất bại (trước Wawrinka năm 2014).

Thâu tóm cả 9 giải là Djokovic đã chinh phục đủ các loại mặt sân và các loại đối thủ.

Đỉnh cao của nó là việc Djokovic khuất phục Nadal ở chung kết Monte Carlo 2013 chỉ sau 2 set, chấm dứt chuỗi 46 trận thắng liên tiếp của Vua đất nện ở giải đấu này.

Danh hiệu đó cũng đã bắt đầu đưa Djokovic vượt lên một tầm mức cao hơn so với Federer và Nadal, trở thành người đầu tiên vô địch ở 8 giải Masters khác nhau.

Và chinh phục giải đấu cuối cùng – Cincinnati có lẽ chỉ là vấn đề của sự lựa chọn chiến thuật, vì tay vợt người Serbia đã lọt vào tới chung kết của giải đấu này 5 lần trước khi bước vào giải đấu năm nay.

Đồng thời, mặt sân cứng ở đây không phải là trở ngại, khác hoàn toàn so với việc Federer nếu muốn có Golden Masters sẽ phải lên ngôi ở 2 giải đất nện là Monte Carlo và Rome Masters, và với Nadal thì là Miami và Paris Masters quá nhanh.

Djokovic cũng là một Mr. Hoàn Hảo

Djokovic hoàn tất bộ sưu tập Grand Slam năm 2016 đã được coi là minh chứng của sự hoàn hảo.

Hãy gọi Djokovic là Mr. Hoàn hảo - 3

Djokovic đăng quang Cincinnati sau khi đánh bại Federer

Hoàn tất bộ sưu tập Masters là nâng tầm sự hoàn hảo đó. Và nó trở nên ý nghĩa hơn khi Djokovic đánh bại chính biểu tượng của sự hoàn hảo trong tennis là Federer trong trận chung kết.

Djokovic giao bóng xuất sắc trước một  Federer nao núng khi giao bóng vì e ngại cú trả giao bóng siêu việt của đối thủ.

Djokovic sử dụng cú trái hai tay để mở góc đánh và tấn công ngược trở lại trước cú trái một tay của Federer.

Trước đó, Djokovic thất bại ở Rogers Cup với một nguyên nhân duy nhất là không ở trạng thái thể lực tốt nhất (tham dự cả nội dung đôi để tích luỹ).

Và trước đó nữa, Djokovic đánh bại Nadal ở trận chung kết Wimbledon để giành danh hiệu Grand Slam thứ 13 trong sự nghiệp.

Liệu sự hoàn hảo này có giúp Djokovic trở thành người đầu tiên vô địch cả 4 giải Grand Slam ít nhất 2 lần mỗi giải khi mà thử thách với Djokovic và Federer cùng là Roland Garros, còn với Nadal là Australian Open?

Clip hot Cincinnati: Djokovic phản đòn siêu hạng ”trừng phạt” Federer

Federer lên lưới nhanh để gây áp lực nhưng Djokovic có pha ra vợt quá hoàn hảo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Novak Djokovic Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN