Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
2
Jelena Ostapenko
0
jannik-vs-nicolas
Australian Open
Jannik Sinner
3
Nicolas Jarry
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
2
Aleksandar Vukic
3
francesco-vs-grigor
Australian Open
Francesco Passaro
1
Grigor Dimitrov
0
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
3
Nick Kyrgios
0
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
3
Nishesh Basavareddy
1
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
2
Caroline Garcia
1

Hai tuần trước ngày khai mạc SEA Games 27: Bệnh thành tích ở "ao làng"

Quá lãng phí! Đó là những từ mà các quan chức hàng đầu của nhiều nước Đông Nam Á lên tiếng khi chỉ có 35% trong tổng số 33 môn tại SEA Games 27 gắn với hệ thống thi đấu của Olympic.

Báo chí Thái Lan lên tiếng chỉ trích: “SEA Games ngày càng khủng hoảng và mất giá trị bởi căn bệnh thành tích. “Vùng trũng” của thể thao thế giới càng trũng thêm bởi việc tự mình nới rộng khoảng cách với thể thao của thế giới còn lại”.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục TDTT Thái Lan - ông Sakol Wanapong phát biểu: “SEA Games hai năm tổ chức một lần đã làm cho thể thao Đông Nam Á đầu tư chệch hướng với chiến lược thể thao quốc gia. Sân chơi Đông Nam Á đang bị “xỏ mũi” bởi các quốc gia đăng cai luôn tìm cách cài cắm các môn lạ không được sự khuyến khích của Ủy ban Olympic…”.

Hai tuần trước ngày khai mạc SEA Games 27: Bệnh thành tích ở "ao làng" - 1

Thể dục dụng cụ, môn thi đấu được xem là thế mạnh của Việt Nam và nhiều quốc gia đã bị loại khỏi SEA Games vì bệnh thành tích. Ảnh: QUANG THẮNG

Đồng quan điểm trên, ông Charoen thuộc Ủy ban Olympic Thái Lan ngao ngán nói: “Thái Lan bỏ ra 100 triệu USD làm chi phí cho đoàn VĐV dự SEA Games từ ngày 11 đến 22-12. Mục tiêu của đoàn thể thao Thái Lan là 100 HCV. Tiền bạc phải bỏ ra là rất lớn nhưng có rất nhiều môn sau khi dự SEA Games 27 xong rồi về bỏ xó, ví dụ như môn Chilone, Kempo… đầu tư xong thi đấu xong là bỏ…”. Ông Charoen còn tính ra mỗi VĐV Thái Lan mỗi ngày ở Myanmar tiêu tốn 900 baht (gần 300 USD) tiền ăn ở, dinh dưỡng, đi lại, tiêu vặt. Con số này là phí phạm vô cùng khi trong số 33 môn thể thao chỉ có 35% phù hợp các môn thi đấu của Olympic.

Điều mà phía Thái Lan, Malaysia, Singapore và Indonesia tức tối nhất là việc chủ nhà loại bỏ một cách không thương tiếc các môn Olympic như thể dục dụng cụ, quần vợt, rất nhiều nội dung của bơi nghệ thuật, điền kinh, xe đạp… nhằm để loại các HCV của các đoàn khách, đồng thời đẩy thật nhiều nội dung, môn thế mạnh của chủ nhà vào.

“Ao làng” Đông Nam Á lâu nay vẫn thế. Trách cứ, lên tiếng phê phán nhưng vì sao đến lúc Hội đồng thể thao Đông Nam Á ngồi lại với nhau vẫn không tìm được hướng ra và lối thoát cho thể thao vùng trũng Đông Nam Á?

Singapore tuyên chiến với bệnh thành tích

Singapore - chủ nhà của SEA Games 28 (2015) hứa trong 30 môn mà Singapore tổ chức sẽ có đến 28 môn thuộc Olympic. Singapore sẽ đi đầu trong việc tuyên chiến bệnh thành tích của thể thao vùng trũng. Lãnh đạo thể thao Singapore nói: “Chỉ có con đường tự ý thức thì mới giúp thể thao Đông Nam Á khỏi lãng phí, đầu tư tràn lan nhưng càng ngày càng thua xa ở đấu trường Olympic và châu Á...”. Hy vọng sau Singapore, nhiều quốc gia sẽ học tập để tinh thần thể thao Đông Nam Á đi gần với tinh thần Olympic hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Ân (phapluattp.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN