Trận đấu nổi bật

damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
-
Aleksandar Vukic
-
lucas-vs-alexander
Australian Open
Lucas Pouille
0
Alexander Zverev
3

Hai điều cần thay đổi ở Wimbledon

Sự kiện: Wimbledon 2024

Là Grand Slam có tuổi đời lớn nhất và lại tổ chức ở Anh nên không khó hiểu khi Wimbledon có những quy định riêng mang tính truyền thống. Tuy nhiên vẫn có những điểm thuộc về truyền thống có thể thay đổi mà không làm mất đi tính chấp hấp dẫn của cuộc chơi.

Bỏ ngày nghỉ giữa giải

Hẳn những người làm việc ở Wimbledon rất hài lòng khi được nghỉ làm vào ngày Chủ nhật giữa giải, điều mà những người làm việc ở 3 Grand Slam không có được. Tuy nhiên có một câu hỏi được đặt ra: quy định một ngày Chủ nhật không có bất cứ trận đấu nào liệu có phải là phương pháp đúng khi mà quần vợt được giới hâm mộ trên toàn thế giới chú tâm theo dõi?

Đang theo dõi mà nguồn cảm hứng bị cắt nửa chừng, nhất là khi nó lại rơi vào ngày Chủ nhật, thì đúng là khán giả cụt hứng thật. Và còn điều quan trọng hơn nữa mà nhiều người đề xuất nên bỏ quy định này: đấy là việc đối phó với thời tiết khi những cơn mưa đã làm hỏng lịch trình thi đấu và khiến nhiều tay vợt rơi vào thế bất lợi khi phải thi đấu 3 ngày liên tiếp.

Người ta thật sự bực mình khi thấy các ngày trước trời thường đổ mưa, nhưng đúng vào ngày nghỉ Chủ nhật thì ánh mặt trời lại chói chang. Bỏ ngày nghỉ Chủ nhật sẽ giúp những nhà tổ chức giải có thêm 1 ngày để bố trí các trận đấu, qua đó đem lại lợi ích hài lòng cho mọi tay vợt. Thế mà tổng trọng tài Andrew Jarrett lại chống đối khi biện minh rằng mặt cỏ cần phải được bảo dưỡng và tưới nước.

Hai điều cần thay đổi ở Wimbledon - 1

Wimbledon có thể bỏ ngày nghỉ giữa 2 tuần thi đấu

Cần thống nhất trong cách điều hành

Có những chuyện mà cách làm thiếu đồng nhất của những người có trách nhiệm làm người ta không thể hiểu nổi. Trong ngày thứ bảy của tuần đầu, trận Ivanovic gặp Lisicki phải hoãn lại từ đầu ván 2 lúc gần 21g, trong khi trên sân khác, trận Stephens gặp Shvedova chỉ hoãn lại sau 21g30 và nó chỉ bị hoãn khi Stephens bày tỏ sự phản ứng với trọng tài.

Nếu lấy lý do trời tối nên các trận đấu phải dừng lại thì mọi trận đấu đều phải dừng, chứ sao lại có cách làm thiếu thống nhất như thế. Điều nực cười nữa là một ngày trước đó, Berdych lại không thể thuyết phục trọng tài cho dừng trận đấu khi đồng hồ chỉ thời gian đã qua 21g15, bất kể điều ai cũng thấy là trời quá tối. Vẫn chưa hết, trời tối nên hệ thống chiếu chậm không thể hoạt động nên Berdych và Cilic đều phải chịu thiệt vì có những tình huống gây tranh cãi họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của trọng tài, mà đâu phải lúc nào quyết định ấy cũng đúng.

Chính vì điều không thể hiểu nổi ấy mà câu nói của Berdych đã trở nên nổi tiếng khi anh nói với trọng tài: “Ông hay hơn cả hệ thống chiếu chậm Hawk-Eye vì ông có thể nhìn trong bóng tối”.

Có điều không ai phủ nhận là các tay vợt có nhiều cơ hội để gây tác động với trọng tài để nhận được điều họ muốn, nhưng đâu phải lúc nào sự tác động ấy cũng đem lại hiệu quả, dù với lý do hết sức chính đáng. Liệu có công bằng và thuyết phục không khi quyết định dừng trận đấu vì trời tối gần như phụ thuộc hoàn toàn vào cảm nhận của trọng tài?

Vì lẽ đó mà người ta đề nghị Wimbledon nên có dụng cụ đo ánh sáng, như ở môn cricket, để tạo ra yếu tố khách quan khi dừng trận đấu vì trời tối. Tuy nhiên nếu áp dụng chuyện này thì vẫn có một yếu tố khác nảy sinh: nếu như dụng cụ ấy báo hiệu không đủ ánh sáng đúng ở thời điểm có điểm match-point thì sao?

Đã đến lúc các quan chức ở Wimbledon, ATP, WTA và đại diện các tay vợt phải ngồi lại với nhau để bàn bạc xem nên làm điều gì tốt nhất. Liệu còn gì tốt hơn khi đưa ra đề nghị thế này: nên lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng để các trận đấu vẫn tiếp diễn bình thường khi trời tối. Wimbledon thi đấu dưới ánh đèn: hãy xem đấy là truyền thống mới!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hiền Quân (thethaohcm.vn)
Wimbledon 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN