Trận đấu nổi bật

krawietz-va-puetz-vs-arevalo-va-pavic
Nitto ATP Finals
T. Puetz & K. Krawietz
2
M. Pavic & M. Arevalo
0
jannik-vs-taylor
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
2
Taylor Fritz
0

Giải mã bí mật: VĐV giành huy chương Olympic được thưởng bao nhiêu tiền?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

TPO - Olympic là giấc mơ của mọi vận động viên (VĐV), và giành huy chương cũng đồng nghĩa với đỉnh cao danh vọng. Tuy nhiên với mỗi tấm huy chương có được, họ nhận lại bao nhiêu tiền?  

Hoàng Xuân Vinh, VĐV Việt Nam đầu tiên, và cũng là duy nhất cho đến nay, giành Huy chương Vàng Olympic (tại Rio 2016).

Hoàng Xuân Vinh, VĐV Việt Nam đầu tiên, và cũng là duy nhất cho đến nay, giành Huy chương Vàng Olympic (tại Rio 2016).

Olympic ban đầu là một cuộc thi nghiệp dư với mục đích tôn vinh thành tích và tinh thần thể thao, vậy nên Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) không trao tiền thưởng cho những người chiến thắng.

Ở kỳ Thế vận hội đầu tiên vào năm 1896, những người đạt giải nhất sẽ được nhận một cành ô liu và tấm huy chương bạc. Nhà vô địch nhảy ba bước James B. Connolly đến từ Massachusetts (Mỹ) là người đầu tiên giành các phần thưởng trên. Huy chương thoạt đầu giống như huy hiệu được ghim trên ngực áo, phải tới năm 1960 mới được thiết kế dây đeo để quàng vào cổ như ngày nay.

Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, vậy số tiền IOC thu lại từ Olympic đi đâu, và tại sao họ không học FIFA, chia thưởng cho các đội tham dự bên cạnh tiền thưởng theo thành tích? Đây là câu trả lời: Đã thành thông lệ, 90% tổng doanh thu từ sự kiện Olympic sẽ được IOC phân phối cho các Ủy ban Olympic quốc gia (NOC) và Liên đoàn quốc tế (IF) nhằm hỗ trợ sự phát triển của các tổ chức thể thao thuộc mọi cấp độ trên toàn thế giới. IF và NOC tự quyết định làm điều gì tốt nhất với số tiền đó.

Michael Phelps (bơi lội, Mỹ), kỷ lục gia Olympic với 28 lần giành huy chương, trong đó có 23 huy chương Vàng.

Michael Phelps (bơi lội, Mỹ), kỷ lục gia Olympic với 28 lần giành huy chương, trong đó có 23 huy chương Vàng.

Như những kỳ trước, các VĐV giành huy chương Olympic, tuy không nhận khoản tiền nào từ IOC, nhưng sẽ kiếm được tiền thưởng hoặc hiện vật từ quốc gia của họ và các đơn vị tài trợ.

Hai VĐV cầu lông người Indonesia, Greysia Polii và Apriyani Rahayu, là một ví dụ. Sau khi giành huy chương Vàng tại Olympic Tokyo 2020 đã nhận được 5 con bò, một nhà hàng thịt viên và một ngôi nhà mới bên cạnh khoản tiền mặt trị giá khoảng 350.000 USD từ chính phủ.

Còn tại Olympic Paris 2024, mỗi VĐV Malaysia giành huy chương sẽ được thưởng một chiếc xe hơi ngoại nhập, trong khi CH Kazakhstan treo thưởng căn hộ, 3, 2, hay 1 phòng ngủ tùy vào màu huy chương vàng, bạc hay đồng. Với thể thao Việt Nam, Liên đoàn judo treo thưởng các mức 500 triệu đồng, 300 triệu đồng và 200 triệu đồng tương ứng với mỗi tấm huy chương vàng, bạc, đồng mà VĐV Hoàng Thị Tình giành được ở Thế vận hội.

Võ sĩ judo Hoàng Thị Tình là VĐV đầu tiên của thể thao Việt Nam lên đường sang Pháp tham dự Olympic Paris 2024.

Võ sĩ judo Hoàng Thị Tình là VĐV đầu tiên của thể thao Việt Nam lên đường sang Pháp tham dự Olympic Paris 2024.

Chịu chơi nhất có lẽ là Hồng Kông (Trung Quốc) với mức thưởng 768.000 đô cho tấm huy chương Vàng, hay Singapore là 744.000 đô. Đoàn Hoa Kỳ thấp hơn nhiều, chỉ 37.500 đô cho mỗi VĐV giành Vàng. Dễ hiểu bởi số lượng lớn các huy chương VĐV Mỹ giành được mỗi kỳ, khiến tổng quỹ thưởng luôn đứng đầu Thế vận hội.

Olympic 2024 đánh dấu một sự kiện đặc biệt, khi Liên đoàn Điền kinh Thế giới (WA) trở thành cơ quan quản lý thể thao quốc tế đầu tiên trao thưởng cho các VĐV giành huy chương. WA đã trích ra một khoản trị giá 2,4 triệu đô la từ nguồn doanh thu phân bổ của IOC làm tiền thưởng. Những VĐV giành huy chương Vàng ở mỗi nội dung điền kinh trong tổng số 48 nội dung tại Paris sẽ nhận được 50.000 USD (đội tiếp sức cũng nhận được số tiền tương tự). Họ cam kết mở rộng tiền thưởng tới huy chương bạc và đồng ở Olympic Los Angeles 2028.

Được truyền cảm hứng từ WA, Hiệp hội Quyền anh Quốc tế (IBA) cũng tuyên bố trích ra 3,1 triệu USD làm tiền thưởng. 100.000 đô sẽ được chi cho mỗi tấm huy chương Vàng, với một nửa thuộc về VĐV, nửa còn lại cho HLV và NOC.

Marcell Jacobs, nhà vô địch điền kinh nội dung 100m ở Olympic Tokyo 2020.

Marcell Jacobs, nhà vô địch điền kinh nội dung 100m ở Olympic Tokyo 2020.

Quyết định này đương nhiên được các VĐV ủng hộ nhiệt liệt, và những người ở các môn thể thao khác cũng hy vọng Liên đoàn quốc tế của họ sẽ làm điều tương tự. Xét cho cùng, VĐV là nhân vật chính của Olympic, cung cấp dịch vụ giải trí cho người hâm mộ và giúp mang lại lợi nhuận cho IOC.

Mặc dù vậy cũng không ít phản ứng trái chiều. Hiệp hội các Liên đoàn Olympic mùa hè quốc tế (ASOIF) bày tỏ sự lo ngại về động thái treo thưởng. Theo tổ chức này, không ai có thể định giá tấm huy chương vàng Olympic, và việc đưa tiền thưởng vào có thể làm suy yếu các giá trị Olympic cũng như tính độc đáo của Thế vận hội.

Thêm nữa, không phải môn thể thao nào cũng có Liên đoàn mạnh như WA hay IBA. Steve Redgrave, người 5 lần giành huy chương Vàng Olympic môn chèo thuyền, than thở rằng anh cùng nhiều đồng nghiệp phải vật lộn để tìm kiếm nguồn tài trợ cũng như xoay xở kinh tế. "Các khoản thưởng tạo ra sự phân tầng giữa môn thời thượng với những môn ít người chơi như chèo thuyền", Redgrave nói, "Tôi hy vọng tiền từ IOC có thể hỗ trợ các môn thể thao Olympic khác để tất cả cùng phát triển".

Nguồn: [Link nguồn]

(Tin thể thao, tin Olympic) Djokovic rút kinh nghiệm, chuẩn bị nghiêm túc cho cơ hội giành HCV cuối cùng Olympic tại Paris 2024.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hải ([Tên nguồn])
Olympic mùa hè Paris 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN