Trận đấu nổi bật

bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
2
T. Puetz & K. Krawietz
1
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
0
Carlos Alcaraz
0
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
-
S. Bolelli & A. Vavassori
-
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
-
Andrey Rublev
-

Giấc mơ đổi đời mang tên “nài ngựa”

Có những "nài ngựa" khởi nghiệp từ năm... 4 tuổi.

Tại hòn đảo Sumba ở miền nam Indonesia, cuộc sống khó khăn đang buộc những đứa bé mới 4 tuổi đã phải đi tìm miếng ăn cho gia đình.

Giấc mơ đổi đời mang tên “nài ngựa” - 1

Những "nài ngựa" thường khởi nghiệp từ hoàn cảnh khó khăn

Ade là một trong những đứa trẻ như thế: năm nay mới 7 tuổi, nhưng em đã trở thành một nài ngựa chuyên nghiệp. Và vì để giảm tối đa gánh nặng để ngựa có thể chạy nhanh nhất, Ade chỉ được trang bị một chiếc nón bảo hiểm. Các nài ngựa như em không cần mang giày khi đua. Ngựa cũng không cần thắng yên cương. Cha của Ade cho biết: “Nó trở thành nài ngựa chuyên nghiệp từ lúc 4 tuổi. Chúng tôi bắt đầu huấn luyện nó khi mới 3 tuổi rưỡi. Bây giờ, nó được 7 tuổi và là tay đua giỏi”.

Trước mỗi cuộc đua, nhà Ade thường chẳng cần phải đợi lâu. Sẽ có người sớm tiến đến nắm tay em, bảo: “Ta muốn dùng em”. Họ chọn Ade vì em nhỏ con. Sau đó, cha của Ade sẽ giúp em leo lên lưng con ngựa cao khoảng thước rưỡi của ông chủ mới. Ở đợt đua lần này, Ade chỉ về thứ nhì. Cậu giải thích: “Em mệt quá”. Bởi lẽ, đây đã là đợt đua thứ 3 trong ngày của em. Tuy nhiên, cha em vẫn tỏ ra rất hài lòng, vì Ade đã kiếm được khoảng 50.000 rupiah, tương đương với 5 USD.

Giấc mơ đổi đời mang tên “nài ngựa” - 2

Ade (áo cam, làm nài chuyên nghiệp từ năm 4 tuổi) đang ngồi chơi cùng các “đồng nghiệp”

Thật ra, theo quy định của Indonesia, trẻ em dưới 15 tuổi đi làm như Ade là trái luật. Tuy nhiên, các ông chủ trường đua lại không nghĩ như vậy. Họ giải thích: “Đây là truyền thống được lưu truyền từ cha ông chúng tôi”. Hơn nữa, họ khẳng định các cậu bé không bị ép buộc phải làm nài ngựa. Sự thật đúng là như thế. Để cả Enid – người anh trai mới 9 tuổi của Ade – đi làm nài ngựa, mẹ của hai cậu bé xác nhận: “Chúng nó biết rõ là phải làm việc. Vì thế, khi thầy giáo hỏi tại sao bọn chúng sẵn sàng trốn học để đi đua ngựa, chúng nó đã đáp: Nếu tụi con không đua, ai sẽ chăm sóc mẹ và nuôi mấy đứa em?”.

Đúng là cuộc sống của nhiều gia đình ở Sumba đang phụ thuộc rất nhiều vào công việc của những cậu bé như anh em Ade. Mẹ cậu cho biết sau 7 ngày đua, gia đình họ có thể kiếm được xấp xỉ 1.000 USD. Đây là con số khổng lồ nếu biết rằng mức lương tối thiểu ở Indonesia hiện nay chỉ là 50 USD/tuần. Dĩ nhiên, tiền kiếm được nhiều thì nguy hiểm cũng không thiếu: cha mẹ Ade từng chứng kiến những đứa bé làm nài ngựa bị ngã nặng tới mức gãy lìa đôi chân. Thế nhưng, vì sinh tồn, họ buộc phải chấp nhận tất cả. Hơn nữa, nếu không gặp rủi ro thì với số tiền do mấy đứa con kiếm được, họ có thể tậu nhà và nuôi gia súc để có tiền cho chúng vào trung học và đại học khi chúng trưởng thành và không còn phù hợp để làm nài ngựa nuôi cả gia đình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Minh (thethaohcm.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN