Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
-
Barbora Krejcikova
-
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
-
Zizou Bergs
-
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
-
Lorenzo Sonego
-
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
-
Coco Gauff
-
dolehide-va-krawczyk-vs-chan-va-kudermetova
WTA Finals
C. Dolehide & D. Krawczyk
-
V. Kudermetova & Hao-Ching Chan
-
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
-
Richard Gasquet
-
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
-
Benjamin Bonzi
-

Floorball: “Đặc sản” của Singapore tại SEA Games 28

Các khán giả tại kỳ SEA Games sắp tới sẽ được theo dõi những trận đấu khá thú vị của Floorball – một môn thể thao rất được ưa chuộng tại “Đảo quốc sư tử”.

Như đã biết, theo quy định của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF), các nước đăng cai SEA Games có quyền giới thiệu và đề cử một số môn thể thao “cây nhà lá vườn” ở kỳ Đại hội mà mình là nước chủ nhà.

Và ở SEA Games 28 sắp tới, Singapore sẽ đưa vào thi đấu chính thức môn Floorball (bóng sàn) – một môn khá lạ mắt với người hâm mộ thể thao tại Việt Nam.

Có thể coi đây là môn thể thao anh em song sinh với hockey (khúc côn cầu trên băng) vì chúng mang nhiều nét tương đồng. Floorball có xuất xứ từ Gothenburg, Thụy Điển trong những năm 1970. Bắt nguồn từ việc một số học sinh mang bóng và gậy khúc côn cầu vào trường để chơi trong giờ ra chơi.

Floorball đã tổ chức giải vô địch thế giới thường niên từ năm 1996 và được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận từ năm 2008. Một thời gian sau đó, môn này trở nên phổ biến ở một số nước khu vực Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy.

Floorball: “Đặc sản” của Singapore tại SEA Games 28 - 1

Flooball (bóng sàn) được nước chủ nhà Singapore đưa vào hệ thống thi đấu chính thức tranh huy chương ở SEA Games 28

Từ một trò chơi của học sinh, Floorball đã phát triển thành một môn thể thao. Chẳng bao lâu sau, nhiều nước thành lập Liên đoàn Floorball, và đến năm 1986, Liên đoàn Floorball thế giới (IFF) ra đời. IFF cũng đang tích cực vận động để nó trở thành môn thi đấu chính thức tại Olympic mùa hè 2020.

Tại khu vực Đông Nam Á, Floorball đã từng được giới thiệu tại SEA Games 27 do Myanmar đăng cai. Song, đến kỳ Đại hội lần này, Floorball mới trở thành môn thi đấu chính thức tính huy chương.

Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines là những nước đã thành lập Liên đoàn Floorball và sẽ dự thi tại SEA Games lần này. 6 nước còn lại của khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ hình thành và phát triển các đội bóng sàn trong tương lai gần.

Với chủ nhà Singapore, đây là môn thể thao quen thuộc và được người dân nơi đây rất ưa chuộng. Floorball trở thành một trong những môn giáo dục thể chất quan trọng trong các nhà trường ở “đảo quốc sư tử”. Ngoài việc có cơ hội giành HCV, BTC SEA Games 28 ở Singapore đăng ký môn thi này cũng bởi mục đích thu hút sự quan tâm của người dân với đại hội thể thao lớn nhất khu vực.

Sân đấu Floorball có hình chữ nhật với kích thước 40x20m, có thể thay đổi nhưng chiều dài phải gấp đôi chiều rộng. Mỗi đội có khu vực “Vòng cấm địa” với kích thước 4x5m đặt ở cuối sân. Đây là khu vực thủ môn có thể thoái mái di chuyển. Thủ môn không sử dụng gậy trong thi đấu.

Floorball: “Đặc sản” của Singapore tại SEA Games 28 - 2

Kích thước sân đấu tiêu chuẩn Floorball

Bóng thi đấu Floorball có đường kính 72mm, nặng 23g và làm bằng nhựa trắng. Gậy đấu tiêu chuẩn của môn này dài khoảng 3 feet (xấp xỉ 1m), làm bằng nhựa và khá nhẹ. Mỗi đội có 1 thủ môn và 5 cầu thủ, tối thiểu đăng ký 6 cầu thủ và tối đa 20. Các trận đấu trong môn này gồm 3 hiệp, mỗi hiệp 20 phút. Trong một vài trường hợp đặc biệt (trận đấu dành cho trẻ em), mỗi hiệp có thể chỉ kéo dài 15 phút.

Ngoại trừ thủ môn, tất cả các cầu thủ đầu phải cầm gậy trong thời gian diễn ra trận đấu. Người trấn giữ khung thành này sẽ không được phép giữ bóng quá 3 giây. Thủ môn có quyền ném bóng cho cầu thủ nhưng bóng phải chạm đất ở nửa phần sân nhà (trước vạch giữa sân).

Nếu một đội để bóng đi hết đường biên dọc thì đội còn lại có thể đặt bóng ở vị trí cách vị trí bóng ra khỏi sân 1m. Nếu một đội để bóng đi hết đường biên ngang thì đội còn lại sẽ phát bóng ở góc sân.

Khi một đội được hưởng tình huống “Phạt tự do” thì cầu thủ thực hiện cùng với gậy phải cách bóng tối thiểu 3m. Cầu thủ thực hiện pha “Phạt tự do” có thể đẩy bóng, nhưng không được nhiều hơn 1 lần và không được phép chuyền bóng cho đồng đội.

Một đội sẽ được hưởng “Phạt tự do” nếu đối phương có các hành vi: chạm gậy vào bóng cao hơn quy định; đánh vào gậy của đối thủ; dùng tay, đầu chơi bóng; ngăn cản, đẩy, cản trở đối thủ; ném gậy, đứng sai khoảng cách khi thực hiện “Phạt tự do”.

Nếu một cầu thủ phạm lỗi với một cầu thủ đối phương trong tình huống cầu thủ đối phương đang cố gắng ghi bàn hoặc cơ hội ghi bàn rõ rệt thì cầu thủ đó sẽ bị phạt rời khỏi sân trong 2 phút.

Một cầu thủ có thể chạm gậy vào bóng đang bay trên không nếu quả bóng đó bay thấp hơn đầu gối.

Cầu thủ không được phép vừa nhảy vừa chạm bóng trên không.

Một cầu thủ bị chạm tay xuống sàn hoặc cả 2 đầu gối xuống sàn sẽ không được phép tham gia vào tình huống bóng.

Các cầu thủ không được phép đẩy hay có các hình thức dùng cơ thể ngăn cản đối phương trừ việc dùng vai chạm vào vai đối phương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Đức (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN