Federer: Số 1 và hơn thế nữa

Tại sao có hơn 300 tuần trên ngôi số 1 nhưng Federer vẫn luôn khát khao trở lại vị trí đỉnh cao ấy?

Có được vị trí số 1 cuối năm nay cũng gần như đồng nghĩa anh sẽ phải vô địch ATP World Tour Finals đang diễn ra ở London. Nhưng ngay cả khi không có cơ hội đoạt được chức vô địch danh giá (chỉ đứng sau bốn giải Grand Slam) thì là số 1 thế giới vẫn luôn là động lực lớn với Federer.

Năm 2012, khi có cơ hội trở lại ngôi số 1 sau gần hai năm bị đẩy lùi về phía sau, Federer định nghĩa tầm mức của danh vị ấy rằng nó là sự xác nhận rằng anh là người xuất sắc nhất thế giới, còn tất cả các vị trí còn lại đều không có giá trị gì đặc biệt.

Kẻ chinh phục kỷ lục

Lúc ấy, Federer đang chinh phục kỷ lục 286 tuần ở ngôi số 1 của Pete Sampras. Nói theo ngôn ngữ của các môn thể thao khác, thì Federer sau đó đã phá rất sâu kỷ lục ấy và chưa chắc đã là quá lời nếu như cho rằng kỷ lục 302 tuần có khả năng tồn tại hàng thập kỷ nữa.

Còn bây giờ, việc có thể trở lại ngôi số 1 cũng đồng nghĩa với việc vượt qua một cột mốc vĩ đại của Adrea Agassi, người lần cuối cùng đứng ở vị trí đỉnh cao đó khi đã 33 tuổi 13 ngày.

Kỷ lục ấy của Agassi khiến cho việc Federer có tuần cuối cùng là khi anh 31 tuổi 3 tháng trở nên khá bình thường dù việc đoạt số 1 thế giới cũng như đăng quang Grand Slam ở tuổi ngoài 30 đều hiếm người làm được.

Với một người đã chinh phục và tạo lập vô số kỷ lục đỉnh cao của tennis như Federer (trong đó vĩ đại của vĩ đại là 17 danh hiệu Grand Slam), việc đoạt được vị trí số 1 (nếu thành công) ở tuổi này vẫn nói lên rất nhiều điều.

Federer: Số 1 và hơn thế nữa - 1

Lối đánh tấn công giúp Federer thi đấu đỉnh cao trong thời gian dài

Thách thức thời gian

Federer lần đầu tiên lên ngôi số 1 khi anh 23 tuổi, tháng Hai năm 2014. Lần ấy anh ngự trị ở đó năm năm, chính xác là 237 tuần.

Không bao giờ Federer tìm lại được sự thống trị tuyệt đối như thế trong giai đoạn mà Nadal và Djokovic lần lượt vươn lên kể từ 2008, và thậm chí, có những giai đoạn khủng hoảng (như cả năm 2013 chỉ giành một danh hiệu ATP 250 và rơi xuống vị trí thứ 8), nhưng một thực tế không thể chối bỏ là sự nghiệp đỉnh cao của Federer đã và đang trải dài mười năm.

Mười năm như chúng ta đã từng nói thường là giới hạn cho một sự nghiệp của các tay vợt đỉnh cao. Hầu hết đều không thể duy trì sự hiện của họ ở nhóm tinh hoa trong những năm cuối hoặc sự nghiệp kết thúc sớm hơn (như Hewitt, Safin…).

Tennis thế giới chục năm qua trải qua cuộc cách mạng thực sự về thể lực và xu hướng phòng ngự siêu đẳng của Nadal và ít nhiều cả Murray đã lên ngôi rực rỡ bên cạnh thứ tennis tấn công mẫu mực trình diễn bởi Federer và thứ tennis cân bằng của Djokovic. Cuộc cạnh tranh khốc liệt ấy vì thế đã và có thể làm rút ngắn tuổi thọ đỉnh cao của các tay vợt.

Mười năm mà những năm đầu tiên rồi nếu cả năm thứ mười đều đứng ở vị trí số 1 vì thế thực sự là vô tiền khoáng hậu.

Nadal, người vẫn luôn được so sánh với Federer trên nhiều phương diện (và cũng có những thành tựu vượt trội) liệu đến năm 2018 có cơ hội được đứng trước một cơ hội như thế khi năm đỉnh cao đầu tiên của Nadal là 2004 rồi đến tháng 8 năm 2008 mới  lần đầu bước lên ngôi số 1.

Bản thân Federer chắc hẳn cũng hiểu được sự vĩ đại của cơ hội mà anh đang đứng trước khi anh vốn dĩ là người giàu tham vọng và đam mê của anh dành cho môn thể thao này giữa hai thời điểm một chàng trai trẻ và ông bố của bốn đứa trẻ vẫn như một ly rượu đầy.  

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN