Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
2
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Federer & sân đất nện: Huyền thoại vẫn ngẩng cao đầu

Federer không phải là con bò trên sân băng khi đứng trên sân đất nện, dù anh đôi lúc muốn và đã trốn mặt sân ấy.

Ra sân đất nện với Federer đôi lúc là miễn cưỡng

Federer đã trốn Monte Carlo Masters trong hai năm qua và mới chỉ bất ngờ trở lại trong năm nay vào phút chót.

Lựa chọn vắng mặt trong quá khứ nói trên dựa trên nguyên tắc của ATP và cả những điểm mạnh yếu của anh.

ATP chỉ bắt buộc các tay vợt dưới 31 tuổi phải thi đấu ít nhất tám Masters mỗi năm, trong khi chín giải Masters mỗi năm có sáu diễn ra trên sân cứng và ba trên sân đất nện.

Thế nên, nếu như Nadal thường bỏ Paris Masters trên sân cứng trong nhà sở đoản, thì Federer cũng hay ngồi nhà xem Monte Carlo Masters, nơi có mặt sân đất nện chậm nhất.

Cũng giống như giữa các  mặt sân cứng, giữa các mặt sân đất nện vẫn có những khác biệt. Độ cao cũng làm bóng bay nhanh hay chậm, trong khi hình ảnh thường thấy ở Monte Carlo là sóng biển Địa Trung Hải như vỗ vào chân tường sân đấu – không khí đặc hơn nên bóng bay chậm hơn, thì Madrid nằm ở độ cao 650m so với mực nước biển khiến không khí ở đó loãng hơn nên bóng bay nhanh hơn.

Rồi chất liệu của mặt sân cũng có tác động đáng kể và đó là lý do tại sao cùng nằm ở độ cao, nhưng Rome Masters, bóng vẫn trượt đi nhanh hơn so với Monte Carlo, mặt sân được tạo dựng theo đúng quy trình và nguyên liệu sử dụng ở Roland Garros.

Chính bởi thế, Federer đã mười lần tham dự Monte Carlo trong 14 năm qua nhưng anh chưa bao giờ vô địch, mới ba lần vào chung kết, bốn lần bị loại trước tứ kết, trong đó có lần gần nhất năm 2011.

Quyết định bỏ qua Monte Carlo của Federer ở đây cũng giống như việc Nadal thường xuyên vắng mặt ở Paris Masters diễn ra trên mặt sân cứng trong nhà. Việc đến với giải đấu mà cửa thua chắc tới chín phần rõ ràng không phải là ưu tiên của Federer trong khi thêm một tuần kề có thể là sự chuẩn bị lý tưởng để chuẩn bị, tích luỹ cho quãng thời gian kéo dài gần ba tháng khốc liệt với Roland Garros và Wimbledon diễn ra gần như liền kề sau đó.

Federer & sân đất nện: Huyền thoại vẫn ngẩng cao đầu - 1

Federer thường bỏ qua Monte-Carlo Masters trong những mùa giải gần đây

Federer khinh thường sân đất nện

Có thể những thất bại cay đắng trên sân đất nện, trong đó có trận thua đậm nhất kể từ khi tham dự các giải Grand Slam, Federer bị Nadal đánh bại sau ba set và Federer chỉ thắng đúng bốn game trong trận chung kết đó vẫn ám ảnh Federer nên sau khi đã đoạt Roland Garros 2009 (giải đấu Nadal bị Soderling loại) mà Federer cho rằng trên sân đất nện là một thứ tennis xấu xí.

“Anh không cần phải biết volley. Thậm chí, anh cũng gần như chẳng cần phải biết serve, anh vẫn có thể chiến thắng ở đó. Cái anh cần trên sân đất nện chỉ là một đôi chân nhanh, một cú thuận tay siêu việt và một cú trái để giải quyết trận đấu. Tôi không muốn nói rằng nó quá đơn giản, nhưng thật sự là anh chỉ cần lái bóng vào sân và chờ đợi đối phương mắc sai lầm. Đôi khi, chiến thắng trên sân đất nện là quá dễ dàng”, Federer đã nói như thế vào năm 2010 với nhà báo nổi tiếng Paul Newman của tờ Independent (Anh).

Và đồng thời, Federer đặt lên bàn vẻ đẹp của tennis khi nó được trình diễn trên sân cứng và sân cỏ, nơi anh bảo “Trên sân cứng, anh có thể lôi đối thủ vào cuộc rồi sau đó có biết bao kỹ năng để trình diễn. Trên mặt sân này và sân cỏ, tôi thích chơi tấn công chủ động và kết thúc điểm số chỉ sau vài đường bóng. Đó là cách đánh của tôi”.

Federer phủ nhận anh nhắm mũi tên vào Nadal, người không chỉ sinh ra mà chính xác hơn, là đã rèn luyện khổ nhọc để thành công trên sân đất nện. Vì Federer bảo “Mọi thứ Nadal đã làm được trên sân đất nện thì anh ta cũng đã làm được với các mặt sân khác. Nadal là một ngoại lệ”.

Sự trở lại của Federer với Monte Carlo lần này vì thế thực sự là một bất ngờ, khi nó không nằm trong kế hoạch thi đấu lên sẵn từ cuối năm ngoái. Nó chỉ có thể được giải thích là Federer sau khi đã bình phục chấn thương lưng hiện đang ở thạng thái thể lực lẫn tâm lý tốt. Hoặc cũng có thể có một phần tác động từ việc một trong những nhà tài trợ lớn của anh, đồng hồ Rolex cũng là nhà tài trợ chính của giải – gắn tên với sự kiện tennis lớn nhất tổ chức ở công quốc của giới thượng lưu khắp thế giới đổ về sinh sống.

Trong cái bóng của Nadal nhưng vẫn vĩ đại

Nhưng nói như thế, không có nghĩa Federer là con bò trên sân băng mỗi khi anh cầm cây vợt trên tay bước ra sân đất nện nói chung và phần nào đó là Monte Carlo.

Việc  cho rằng đất nện không phải là sở trường của Federer thực ra chỉ xuất phát bởi hai yếu tố: Thứ nhất, anh quá xuất sắc trên các mặt sân còn lại (tới mức được coi là Vua sân cỏ), và thứ hai, Federer chơi cùng thời với một Nadal được coi là xuất sắc nhất mọi thời đại trên mặt sân màu đỏ.

Các thống kê thành tích của Federer và của các tay vợt khác cho thấy trên sân đất nện, Federer không đánh mất cái vẻ vĩ đại của một huyền thoại.

Bởi sẽ là phi lý nếu cho rằng một người đã vô địch và có thêm bốn lần khác vào tới chung kết Roland Garros chỉ là tay vợt hạng xoàng trên sân đất nện.

Federer & sân đất nện: Huyền thoại vẫn ngẩng cao đầu - 2

Trên sân đất nện, Federer cũng thực sự vĩ đại

Ngoài ra, Federer còn chín lần vào tới chung kết Madrid, Rome và Monte Carlo trong đó anh hai lần lên ngôi ở Madrid và có thêm bốn danh hiệu Masters 1000 khác cũng giành được từ sân đất nện (tại Hamburg) trước kia.

Chừng đó cũng là đủ để Federer đứng trên bất cứ ai nếu không đếm tới Nadal cả khi chỉ tính sân đất nện.  

Chúng ta vẫn biết Ferrer, người trong mấy năm qua luôn nằm trong top 5, và giống với hầu hết các tay vợt Tây Ban Nha khác, chơi tốt nhất trên sân đất nện, nhưng những thành tựu của anh đạt được cho tới hôm nay trên mặt sân này vẫn là nhỏ bé so với thành tích của Federer.

Ferrer có 11 danh hiệu cả thảy trên sân đất nện nhưng chủ yếu là các giải ATP 500 và 250. Ferrer chưa từng lên ngôi ở Masters 1000. Ferrer cũng mới chỉ lọt vào tới chung kết Roland Garros một lần.

Về tổng số danh hiệu trên sân đất nện, còn một tay vợt đương đại nữa cũng đoạt được nhiều cúp hơn Federer, và chỉ đứng sau Nadal (43 danh hiệu), là Almagro, một người Tây Ban Nha khác với 12 chức vô địch. Nhưng Almagro chưa từng vào tới chung kết Masters 1000 và chưa khi nào lọt vào tới bán kết của Roland Garros (mới chỉ ba lần vào tứ kết).

Và tới lượt Djokovic, thành tích của anh trên mặt sân đất nện cũng chưa bằng Federer. Djokovic đã bốn lần thắng Masters 1000 (hai lần tại Rome, một tại Madrid và một tại Monte Carlo), nhưng mới chỉ một lần vào chung kết Roland Garros. Chính Federer, chứ không phải ai khác, là người đã chặn đứng Djokovic tại bán kết Roland Garros 2011 khi tay vợt Serbia ấp ủ tham vọng thâu tóm cả bốn Grand Slam trong một năm.

Cơ hội nào cho Federer?

Nếu Federer đặt tham vọng vô địch ở Monte Carlo, nhiều khả năng anh sẽ vỡ mộng. Nếu Federer coi trở lại Monte Carlo như để thoả mãn đam mê được cạnh tranh trong các trận đấu đỉnh cao, và hơn nữa, như một sự chuẩn bị cho Roland Garros trong bối cảnh anh cảm thấy sung sức, có lẽ, anh sẽ tìm được niềm vui ở đó.

Thách thức đối với Federer không chỉ là đôi chân của anh giờ đây đã chậm hơn so với thời điểm anh vô địch Roland Garros 2009. Trở ngại của Federer cũng chẳng phải thế giới tennis đã xuất hiện nhiều hơn những tay vợt chạy cực nhanh, có cú thuận tay cực nặng và có cú trái không tệ. Tennis thời nào cũng có những tay vợt như thế. Thành công trên sân đất nện cũng như trên bất cứ mặt sân nào khác đòi hỏi sự toàn diện tương đối, phong độ đỉnh cao và trạng thái thể lực sung mãn.

Khi Nadal thắng Djokovic tại Monte Carlo 2012, đó là lúc Nadal serve cực tốt để khai thác điểm mạnh của cú “body serve” (giao bóng thẳng người), kết hợp cực kỳ mềm mại giữa cú cắt với cú trái hai tay, chứ không chỉ thuận tay sấm sét. Khi Djokovic thắng Nadal trên sân đất nện năm 2011 là khi tay vợt người Serbia đạt tới cảnh giới hoàn hảo, biến các cú trả giao bóng thành các đường tấn công sát thương cao, thực hiện các cú trái tay mẫu mực không chỉ cho người chơi phong trào bắt chước mà đáng để cho nhiều tay vợt top 100 học hỏi.

Khi Djokovic gặp Nadal trong trận bán kết Roland Garros năm ngoái, cả hai đã lên lưới cả thảy 76 lần (Nadal là 26). Và trận đấu đó đã chỉ cho Federer thấy, để thành công trên mặt sân đất nện không phải là cứ lái bóng vào sân rồi cầu may, mà hơn 1/3 điểm số Nadal đạt được là từ các cú  ăn điểm trực tiếp (61/177, còn của Djokovic cũng là 54/158). Nếu cộng với 41 lần Nadal dồn ép Djokovic vào thế buộc phải đánh hỏng (forced errors), số điểm chủ động để giải quyết trận đấu của Nadal là gần 2/3. 

Để chiến thắng ở Monte Carlo hay mùa đất nện này, Federer cũng sẽ phải làm được ở một độ tương đối những chỉ số đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN