Federer không cần huyền thoại khác, mà là may mắn

Federer sẽ còn cầm vợt tới hết năm 2017, nhưng anh cần làm gì để có thể vô địch Grand Slam một lần nữa.

Hai năm Federer đã tiến rất gần tới danh hiệu Grand Slam thứ 18 là khi anh kết hợp cùng với Stefan Edberg.

Câu chuyện Paul Annacone

Nhưng trước khi bàn về Stefan Edberg, chúng ta hãy trở lại với HLV tiền nhiệm Paul Annacone, người đã bị Federer cắt hợp đồng sau khi trả qua những nỗi thất vọng lớn.

Điểm nhấn trong ba năm kết hợp với Paul Annacone được đánh đổi bằng một Grand Slam – chức vô địch Wimbledon 2012 và anh một lần trở lại ngôi vị số 1 thế giới. Đấy cũng là hai mục tiêu cao nhất có trong thỏa thuận giữa Federer với vị HLV người Mỹ, từng dẫn dắt Henman và Sampras này.

Paul Annacone cũng là một trong những người theo đuổi triết lý tennis tấn công, luôn đưa các học trò của mình tiến vào trong sân và lên lưới mỗi khi có thể.

Nhưng tháng 10 năm 2013, Federer quyết định chấm dứt hợp đồng với Annacone sau gần ba năm làm việc cùng nhau. 2013 là năm tồi tệ nhất trong sự nghiệp của Federer kể từ khi anh vô địch Grand Slam đầu tiên năm 2003. Federer chỉ giành đúng một danh hiệu ATP 250 dù cho năm đó anh tham dự 17 giải, bỏ cả Davis Cup để tập trung cho mục tiêu cá nhân. Federer còn lần đầu tiên bị loại rất sớm ở một Grand Slam khi bị đánh bại ở vòng 2 của Wimbledon.

Lỗi của Federer hay của Edberg?

Stefan Edberg sau đó được mời thay thế. Đây là thần tượng của Federer khi anh còn trẻ. Ông là một trong những tay vợt lên lưới xuất sắc nhất. Ông có nhiều kinh nghiệm ở Grand Slam vì từng sáu lần vô địch các giải trong hệ thống đỉnh cao này.

Federer không cần huyền thoại khác, mà là may mắn - 1

Stefan Edberg cũng chưa thể giúp Federer có thêm Grand Slam

Federer làm việc với một người mà anh từng ngưỡng mộ tuyệt đối nên có sự tin tưởng. Federer có sự cải thiện cả về cú quả, khi anh nhiều thời điểm thực hiện khả năng giao bóng siêu phàm. Kỹ năng thứ hai nữa là volley.

Anh vốn dĩ đã là người volley hay nhất hệ thống ATP chuyên đánh đơn, nay volley gần như hoàn hảo với việc tràn lưới nhanh hơn nhờ đứng vị trí tốt hơn. Thậm chí, Federer còn được khuyến khích sáng tạo những cú đánh mới, như cách tràn vào trong sân trả giao bóng hai ngay khi nó vừa chạm mặt sân.

Stefan Edberg cũng cho thấy ông không phải là người quá cứng nhắc, chỉ biết mỗi lối chơi lên lưới. Đội khi Federer cũng lùi lại ở cuối sân, như trước đây anh vẫn làm. Đó là những trận đấu với Nadal, với Djokovic ở vòng bảng World Tour Finals 2015.

Nhưng với huyền thoại người Thụy Điển và có thêm Severin Luthi (Đội trưởng Davis Cup của Thụy Sĩ) luôn theo sát, Federer dường như đã thử hết cách và cũng nỗ lực tối đa. 

Một, anh điều chỉnh lịch thi đấu. Cụ thể, anh bỏ Rogers Cup và tới thẳng Cincy Masters để không quá lãng phí sức trước thềm US Open. Anh không tham dự thêm một giải sân cỏ như Nadal (hai giải cả thảy), mà chỉ tham dự một giải sau khi giữa Roland Garros và Wimbledon có thêm một tuần nữa để chuyển đổi và thích ứng.

Hai, Federer chú trọng tới thể lực hơn. Cụ thể, anh giải quyết dứt điểm được vấn đề chấn thương ở lưng. Nó cho phép anh tăng cường khối lượng tập luyện. Về thị giác, Federer có một thân hình thon gọn hơn hẳn so với năm 2013 và cả năm 2014.

Ba, Federer thực hiện nhiều hơn lối chơi tràn lưới: Ở Wimbledon, anh lên lưới tới 54 lần trong trận đấu có bốn set trước Djokovic ở chung kết.

Bốn, Federer đã có hơn một năm thực sự quen với cây vợt hiện tại: Anh chính thức ra mắt cây vợt mới do Wilson thiết kế từ US Open 2014. Cây vợt với diện tích mặt vợt lớn hơn (97 so với 90 inch vuông). Nó giúp anh serve tốt hơn, tăng khả năng phòng ngự, và giảm thiểu phần nào đó những cú đánh không trúng điểm êm của mặt vợt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN