Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
1
Jaime Faria
0
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Federer đi tìm bản ngã

Sự kiện: US Open 2024

Federer sẽ tới Flushing Meadows mùa giải này thật khác.

Mats Wilander – tay vợt từng giành 7 Grand Slam – từng đưa ra định nghĩa đơn giản về tennis. “Đưa cho đối thủ một câu hỏi,” Wilander nói. “Nếu anh ta không trả lời, hãy hỏi tiếp.”

Với Roger Federer, trong suốt 12 tháng qua, hàng loạt câu hỏi cứ dồn dập như sóng vỗ bờ dành cho anh. Chiến thắng tại Wimbledon 2012 đưa Federer trở lại vị trí số 1 thế giới nhưng kể từ đó, tất cả câu chuyện đã khác. Ở Wimbledon 2013, Federer thậm chí thua cả tay vợt số 116 thế giới Sergiy Stakhovsky và lần đầu tiên bị loại sớm như vậy ở một sự kiện Grand Slam kể từ năm 2003.

Sau thất bại đó, Federer bước vào hai giải đấu trên mặt sân đất nện ở châu Âu, với hy vọng có thể tìm thêm sự tự tin với những chiến thắng và có thêm thời gian thử nghiệm với cây vợt có diện tích mặt vợt lớn hơn (98 inches vuông). Hai giải đấu đó thật tồi tệ. Federer thua ở bán kết giải Hamburg trước số 114 thế giới Federico Delbonis và ngay ở vòng 2 giải Gstaad trước số 55 Daniel Brands. Mọi thử nghiệm phải xếp xó!

“Tôi cảm thấy mình nên chơi cây vợt cũ qua US Open và sẽ có thêm nhiều thử nghiệm khi có thời gian sau giải đấu này,” Federer nói như vậy sau những chiến thắng tại Cincinnati. “Cuối cùng tôi nhận ra mình phải đơn giản hóa mọi thứ và chỉ thi đấu với những gì mình cảm thất tốt nhất.”

Federer đi tìm bản ngã - 1

Federer đang đi tìm lại chính mình ở tuổi 32

Khi Cincinnati Masters khởi tranh, Federer đang ở ngã ba đường. Vào ngày 8/8, anh kỷ niệm sinh nhật thứ 32, khi là tay vợt số 5 thế giới và mới chỉ giành được duy nhất một danh hiệu tại Halle. Như tay vợt từng giành vị trí á quân US Open 1999, Todd Martin đã nói: “Tôi không muốn nói thế giới của Roger đã thay đổi đột ngột bây giờ, nhưng đây là thời điểm sự nghi ngờ tăng lên mức cao nhất.”

Martin không phải không có lý. Trong số tất cả những tay vợt nam – bao gồm cả Federer – giành Grand Slam khi qua tuổi 30 cũng chỉ có đúng một người làm được điều đó khi bước qua tuổi 32 là Andre Agassi tại Australian Open 2003!

Đó là thực tế, nhưng cũng là sự thật mà Federer có thể trả lời bằng câu hỏi: “Vậy thì sao?”

Và đúng như vậy. Với đề tài bất kỳ luôn có sự mâu thuẫn. Đầu tiên tất cả sẽ nhìn vào cả làng banh nỉ, chủ yếu tập trung vào kết quả, sự kiện, dữ liệu, phong độ… Đặc biệt với Federer, tay vợt đang ngày càng gia tăng những thất bại, cùng những bất ổn ở cái lưng và lúc nào cũng vậy, luôn đứng giữa sự so sánh với những đối thủ trẻ tuổi hơn và cả những đổi thủ tiềm ẩn sự bùng nổ. Nhưng nói như cựu đội trưởng Davis Cup nước Mỹ và từng 2 lần vô địch US Open, Tony Trabert: “Bạn cũng có thể so sánh với Pete Sampras vài năm trước, khi cậu ta thua tất cả mọi người nhưng lại chiến thắng tại US Open 2002.”

Trabert cũng lưu ý, “Mọi người có thể dự đoán và nói những gì họ muốn nhưng chỉ có tay vợt mới biết rõ những gì đang xảy ra.” Chỉ Federer mới hiểu chấn thương lưng của anh ở mức độ nào. Chỉ có Federer mới biết cảm giác cầm cây vợt mới và lý do vì sao anh lại quyết định trở lại với “cây kiếm” cũ. Chỉ Federer cảm thấy thế nào khi cạnh tranh với những tay vợt trẻ, những người cũng đầy khao khát và nhận thức được rằng Federer đang ở gần sự kết thúc hơn là sự khởi đầu vĩ đại của anh.

Đương nhiên, một vị Vua từng trị vì làng banh nỉ lâu như Federer không thể khoan dung khi nói về kết quả tồi tệ của mình hiện tại. Sau tất cả, toàn bộ sự nghiệp của Federer sẽ dựa trên những kỷ lục và danh hiệu. Như khi Sampras vươn tới kỷ lục 14 Grand Slam tại US Open 2002, mấy ai tưởng tượng một tay vợt nào đó sẽ xô đổ con số ấy trong chưa đầy một thập kỷ?

Sau khi bỏ qua Rogers Cup, Cincinnati Masters là giải đấu sân cứng duy nhất Federer tham dự trước US Open. Anh chỉ thắng hai trận trước khi để thua Nadal ở tứ kết sau 3 set. Sau Cincinnati Masters, Federer rơi xuống thứ 7 thế giới, thấp nhất từ năm 2002. Nhưng đúng như tinh thần của Federer, anh vẫn lạc quan. “Tôi chắc chắn những gì mình thu lại trong tuần qua còn hơn cả 3 tháng,” Federer nói sau thất bại trước Nadal. “Vì vậy tôi hạnh phúc về điều đó và nó sẽ là động lực để tôi tới New York.”

Về lý thuyết, việc có ít trận đấu trên mặt sân cứng sẽ là không đủ để Federer đạt được điểm rơi phong độ cần thiết trong cả hành trình tại New York. Như Martin phân tích, “Nếu cậu ấy không có nhiều hơn 2 hoặc 3 trận đấu trước khi tới US Open, tôi không biết liệu cậu ta có thể thi đấu với sự tự tin giống như trước đây hay không.”

Federer đi tìm bản ngã - 2

Federer chỉ thắng được 2 trận trên sân cứng tại Cincinnati

Đúng như vậy, chuẩn bị luôn là điều tối quan trọng, đặc biệt với giải đấu đòi hỏi cả thể chất và tâm lý như US Open. Đây là cuộc chiến gần như cuối cùng để giành vinh quang, danh hiệu tốt nhất để làm dấu ấn cho cả mùa giải. Federer đã giành chức vô địch tại Flushing Meadows năm 2008, cũng là Grand Slam duy nhất trong mùa giải đó. Chỉ có một điều khác là 5 năm trước, Federer còn có thêm cú hích tại Olympic Bắc Kinh với việc đi tới tứ kết nội dung đơn nam và giành huy chương vàng đôi nam.

Sẽ không ai quên đây là Roger Federer, tay vợt thường được coi là vĩ đại nhất trong lịch sử môn thể thao này. Trong số 17 Grand Slam trong tay Federer, có 5 chiếc cúp liên tiếp tại US Open từ năm 2004 tới 2008. “Nạn nhân” của Federer trong những trận chung kết đều là những tay vợt xuất sắc nhất trong 10 năm qua - Lleyton Hewitt, Andre Agassi,Andy Roddick, Djokovic và Andy Murray. “Tôi đã nghi ngờ bản thân mình trong quá khứ,” Federer trải lòng vào đầu tháng 8. “ Tôi biết nơi mình phải đến, vậy nên ít nhất tôi biết mình đang ở đâu và tôi biết tôi phải làm gì… Mỗi trận đấu nói cho tôi biết tôi đang đi đúng đường hay không. Tôi là một người luôn tin tưởng mạnh mẽ rằng mình đang đi trên con đường đúng đắn nhất và chỉ cần đảm bảo rằng mình sẽ giữ vững tinh thần trên đó. Tôi không đặt quá nhiều áp lực cho bản thân và để thưởng thức thứ tennis của chính mình.”

Sự tự tin? Sau nhiều năm thống trị bảng xếp hạng ATP, với những cú quả mãn nhãn của tay vợt chơi cú trái một tay xuất chúng trong từng đường bóng, sẽ cần thêm bao nhiêu sự tự tin để Federer một lần nữa chinh phục thêm một danh hiệu Grand Slam?

Đó sẽ lại là một câu hỏi chờ Federer trả lời. Anh vẫn đang đi tìm bản ngã của chính mình, ngay cả khi niềm tin cho anh vẫn đang bị đánh mất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
US Open 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN