Trận đấu nổi bật

paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Federer đến Việt Nam và bí ẩn cuộc đua ghế Chủ tịch VTF

Thông tin về kế hoạch mời tay vợt cựu số 1 thế giới sang Việt Nam được tung ra trùng thời điểm Liên đoàn quần vợt (VTF) đang chuẩn bị cho đại hội nhiệm kỳ VI (2016-2020).

Người đứng ra mời Roger Federer là đương kim Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Kỳ, một trong 2 ứng viên tranh chức Chủ tịch cùng với ông Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Becamex IDC. Những người am hiểu nội tình làng tennis Việt Nam đã đặt câu hỏi liệu kế hoạch đưa tay vợt lừng danh người Thuỵ Sỹ sang Việt Nam là một cú “đánh bóng” trước kỳ đại hội (?!) bầu nhân sự chủ chốt của VTF.

Federer đến Việt Nam và bí ẩn cuộc đua ghế Chủ tịch VTF - 1

Mời Federer sang Việt Nam có phải là cách để các quan chức "đánh bóng thương hiệu" trước kì đại hội khóa VI của Liên đoàn quần vợt Việt Nam?

Chẳng biết đúng sai ra sao nhưng mới đây, tin từ VTF cho hay ông Nguyễn Văn Hùng đã đột ngột rút lui trong quá trình hiệp thương, dù trước đó ông đã nhận lời ra ứng cử chủ tịch. Chuyện tranh cử của ông Nguyễn Quốc Kỳ, TGĐ công ty Viettravel, cũng là sự lạ. Ông Kỳ trước đó từng xin rút lui, nhưng lại bất ngờ quay lại.

Với việc ông Nguyễn Văn Hùng rời cuộc đua, chiếc ghế Chủ tịch VTF ở nhiệm kỳ VI hiện chỉ còn ứng viên duy nhất là ông Nguyễn Quốc Kỳ. Thắng, thua gần như đã rõ ràng!

Đem câu chuyện trên chúng tôi hỏi một người từng là quan chức quần vợt lâu năm của Tổng cục TDTT, vị này đã bình rằng “vừa đúng mà vừa sai”.

Đúng ở chỗ việc đưa được Roger Federer sang Việt Nam chắc chắn đem lại hiệu ứng tích cực về hình ảnh cho người đứng ra tổ chức. Ở đây là ông Nguyễn Quốc Kỳ, người đã tiếp xúc với cả đại diện và đồng thời là vợ của Federer để xúc tiến kế hoạch. Sẽ có không ít người sẵn sự ngưỡng mộ với tay vợt Thuỵ Sỹ có thể dành luôn sự tín nhiệm cho ông Kỳ.

Có một chi tiết đáng lưu ý là đại hội nhiệm kỳ VI VTF dự kiến diễn ra trong tháng 7, nhưng hợp đồng đưa Federer sang Việt Nam chỉ có thể ký kết nhanh nhất trong tháng 8 tới. Ông Nguyễn Quốc Kỳ có thể không coi Federer như một “át chủ bài”, nhưng giới mộ điệu quần vợt hẳn phải lo lắng cho trường hợp kế hoạch trên bất thành, nếu ông Kỳ “rớt” ghế Chủ tịch VTF.

Nếu hiểu sai, theo phân tích của quan chức trên, vị trí Chủ tịch VTF hiện nay cần năng lực lớn hơn nhiều việc đưa một ngôi sao quần vợt thế giới sang Việt Nam. Hiểu nôm na là việc Roger Federer sang Việt Nam chỉ là bề nổi, trong khi quần vợt Việt Nam và bản thân VTF đang cần hơn nhiều thứ khác.

Đấy là việc VTF trong suốt nhiệm kỳ V có sự tham dự của ông Nguyễn Quốc Kỳ, vẫn dang dở với những kế hoạch về tự chủ tài chính, nâng tầm đội tuyển quốc gia, xây dựng thương hiệu…

Đội tuyển quốc gia thường xuyên xảy ra bất đồng, rồi sự chia rẽ giữa các thành viên trong ngôi nhà VTF. Ngẫm cũng thấy đúng!

Federer theo kế hoạch của VTF, chỉ sang Việt Nam trong 4 ngày. Đúng là ngày vui ngắn chẳng tày gang, Federer có thể đến rồi đi, người đi rồi ta lại phải quay về với chuyện của ta. Đắc cử Chủ tịch có thể không khó, nhưng làm một ông Chủ tịch tốt ắt chẳng phải việc dễ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Hà ([Tên nguồn])
Roger Federer: Tay vợt vĩ đại Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN