Trận đấu nổi bật

bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
2
T. Puetz & K. Krawietz
1
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
2
Carlos Alcaraz
0
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
-
S. Bolelli & A. Vavassori
-
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
-
Andrey Rublev
-

F1: Vì sao tất cả vẫn đang "hít khói" Mercedes

14 chặng đua đã trôi qua và Mercedes vẫn cho thấy rằng họ vẫn là đội đua số 1, không thể bị đánh bại ở thời điểm hiện tại.

Tại Monza vừa qua, lợi thế đó còn được gia tăng khá nhiều khi họ tỏ ra quá mạnh, đến cả Ferrari đã có một cuộc đua hoàn hảo từ đầu đến cuối, không mắc một sai lầm lớn nào nhưng vẫn phải chấp nhận về đích sau hai “Mũi tên bạc”. Sức mạnh của động cơ Mercedes cùng với cấu hình downforce thấp phù hợp với trường đua Monza đã khiến tất cả phải ngả mũ thán phục đội đua nước Đức thêm một lần nữa.

F1: Vì sao tất cả vẫn đang "hít khói" Mercedes - 1

Cánh gió sau Mercedes dùng ở Monza năm ngoái

Hãy cùng phân tích kĩ thuật chiếc xe của các đội đua hàng đầu qua góc nhìn của của nhà phân tích nổi tiếng Giorgio Piola để thấy tại sao Mercedes lại mạnh đến vậy trên đất Ý.

Mercedes

Sự thống trị của đội đua nước Đức tại “Ngôi đền của tốc độ” vừa qua được thể hiện quá rõ ràng, với chiếc W07 được cài đặt để tối ưu hóa để không chỉ mạnh tại những đoạn đường thẳng, mà là trên cả đường đua, từ những khúc cua đến đoạn đường có tên Parabolica.

Kế hoạch B của Mercedes là họ sẽ sử dụng cánh gió sau đặc biệt chỉ dùng được tại Monza, và tất nhiên chưa từng được sử dụng trong quá khứ. Thay vì đó, họ đã dùng chiếc cánh gió mà đã dùng tại Baku, nơi mà họ cũng đã có sự thống trị tuyệt đối, với hình dạng giống với chiếc thìa.

Do nó không làm tăng thêm low-downforce như dự định ban đầu, chiếc cánh này làm giảm đáng kể downforce và lực kéo khi so sánh với cấu trúc bình thường của nó. Tuy nhiên, đây lại là một quyết định sáng suốt của đội đua, cải thiện được tốc độ ở các khúc cua mà chỉ làm giảm đôi chút tốc độ trên đoạn đường thẳng.

Trong khi đó chiếc cánh gió được đội đua chế tạo riêng cho Monza lại có phần giống với cái năm ngoái họ đã làm cũng tại đây, vẫn có thiết kế giống chiếc thìa, nhưng với độ cong ít hơn.

Red Bull

F1: Vì sao tất cả vẫn đang "hít khói" Mercedes - 2

Hệ thống phanh trước của RB12

Cũng như mùa giải trước, Red Bull chạy với cấu hình downforce cực thấp đề bù đắp vào sự thiếu sót của power unit của họ. Vành trên của cánh trước được đẩy lùi về sau đáng kể để cân bằng sự mất đi của downforce mà đã được tạo ra bởi cánh gió sau siêu mảnh.

Cánh gió sau có góc đón gió cực nhỏ, được ghép với một sợi dây cung ngắn và về cơ bản là gần như nằm ngang hoàn toàn. Cột trụ trung tâm cũng được thiết kế lại, với một bộ phận nhỏ lắp đặt ở mặt dưới cánh gió, thay vì kéo dài ra phía đằng trước để tiếp xúc với bộ phận mở cánh DRS.

Ở trong FP3, đội đua đã đánh giá ý kiến về việc sử dụng trục thổi theo cách khác, thử nghiệm cài đặt mới trên xe của Max Verstappen. Một cái chop hình nón được đặt ở cuối trục để thay đổi cách dòng khí bị loại bỏ, trong khi nó có thể xuất hiện việc cái chóp đó có thể làm trống rỗng tại lối thoát của trục, xuất hiện nhiều lỗ xung quang đường tròn đó.

Vẫn chưa rõ ràng rằng đây là một phần chi tiết kĩ thuật dùng tại Monza hay là một thử nghiệm sớm cho những chặng đua tiếp theo, tuy nhiên, dù nó có như thế nào thì ở lượt chạy phân hạng, chi tiết này đã bị loại bỏ và chiếc xe trở lại cài đặt bình thường.

Dù vậy, cả hai tay đua Red Bull đã sử dụng một cấu trúc ống phanh mới, cái mà đã được Verstappen sử dụng vào buổi chạy thử ngày thứ 6. Cài đặt mới xuất hiện trống phanh mở hơn, cùng với đĩa phanh để lộ ra ngoài thay vì khép kín ở bên trong như trước. Nó sẽ có tác động đến việc nhiệt tỏa ra từ phanh đến vành bánh xe, thay đổi nhiệt độ lốp xe và đặc biệt và phần ngoài cùng của lốp để tăng hiệu quả tối đa của cả lốp xe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN