F1, từ Monza: Mercedes, Ferrari có gì mới
Hãy cùng xem ở Italia các đội đua đã có những nâng cấp, cải tiến nào mới.
Williams FW37:
Trong 3 đội đua dẫn đầu, chỉ có Williams chọn phương án thay đổi thiết kế đơn giản và tốn ít chi phí nhất. Mục tiêu cũng như các đội đua khác, thiết kế gói khí động học cánh sau để giảm lực downforce. Nhưng Williams chọn cách đơn giản nhất là giảm độ rộng bản cánh gió sau (phần màu vàng trên hình) khoảng 3-4cm. Nó giúp cho chiếc xe giảm đáng kể lực kéo và nén.
Williams điều chỉnh nhỏ ở cánh sau
Williams luôn có ưu thế về tốc độ, nhưng ở Spa họ không có được tốc độ cao nhất là do cánh gió sau tạo ra nhiều lực dowforce nên chiếc xe không thể đạt tốc độ tối đa tại các đoạn thẳng. Ưu điểm của sự thay đổi này là Williams sẽ không phải điều chỉnh dòng khí động học phía sau xe và dòng khí ở khuếch tán sau mà không làm dòng khí này nhiễu động và ảnh hưởng đến chiếc xe.
Cao độ của tấm endplate hai bên cũng đc giảm xuống tương đương với phần cánh gió bị cắt bỏ để giảm dòng khí xoáy khi nó chảy qua cánh gió sau.
Do sử dụng động cơ Mercedes, nên ở chặng đua này Williams không có bất kỳ sự nâng cấp nào về động cơ. Với ưu thế về tốc độ trên đoạn thẳng, gói cải tiến khí động học đã giúp cho đội đua không gặp sự thách thức lớn từ nhóm sau. Nhưng khoảng cách giữa họ và Mercedes cùng Ferrari chưa được rút ngắn, nó chỉ giúp họ củng cố vị trí của mình.
Red Bull RB10 và McLaren MP4-30:
Red Bull đến Monza với mục tiêu khiêm tốn. Mục đích chính của họ là cải tiến, nâng cấp khí động học nhằm phục vụ cho chặng đua tại Singapore. Những thay đổi của Red Bull nằm ở cánh gió trước. Cánh trước được thiết kế thu gọn lại nhằm tăng tốc luồng khí động và giảm lực cản ở phần mũi xe.
Có thể coi Monza là nơi Red Bull thử nghiệm gói khí động học mới này. Mục tiêu của gói nâng cấp mới giúp dẫn hướng luồn khí động chảy qua thân xe đến khuếch tán sau một cách ổn định nhất. Nó sẽ giúp chiếc xe ổn định cả ở các góc cua và đoạn thẳng.
McLaren thay đổi cả cánh gió trước và sau
Trong bối cảnh động cơ Honda của McLaren có hiệu suất còn thấp hơn cả động cơ của Renault và hệ thống ERS cung cấp công suất quá thấp nên họ không có được tốc độ tại các đoạn thẳng. Chính vì vậy mục tiêu của McLaren là tối ưu hóa gói khí động học hiện có bằng các cải tiến cả ở cánh gió trước và sau.
McLaren trở lại với thiết kế mũi dài có điều chỉnh sau khi sử dụng mũi xe ngắn hơn từ chặng đua tại Tây Ban Nha. Sự thay đổi này nhằm điều chỉnh dòng khí động phía sau mũi xe đến các thành phần thân xe giúp tăng hiệu quả khí động học.
Sự thay đổi tiếp theo nằm ở cánh gió sau, McLaren cũng lựa chọn phương án thiết kế cánh gió mỏng hơn như các đội đua khác. Các tấm endplate và trụ đỡ trung tâm được thiết kế thanh mảnh hơn để phù hợp với cánh gió sau. Nhưng dường như gói nâng cấp này vẫn chưa đạt được hiệu suất mong muốn nên McLaren chưa thể cải thiện thành tích trên đường đua trong chặng đua này.