Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
0
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
-
Richard Gasquet
-
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
-
Benjamin Bonzi
-

F1 tròn 70 năm: Nhìn lại chặng đua đầu tiên – British GP tại Silverstone

(Tin đua xe F1) 2020 là năm đánh dấu kỷ niệm 70 năm kể từ chặng đua đầu tiên của giải đấu Formula 1 được tổ chức trong lịch sử.

Ngày 13 tháng 5 năm 2020 đánh dấu kỷ niệm tròn 70 năm kể từ chặng đua đầu tiên của giải đấu Formula 1 được tổ chức trong lịch sử. Chặng đua British GP tại trường đua Silverstone đã đặt nền móng để tạo ra một trong những giải đấu hàng đầu và hấp dẫn nhất của đua xe thế giới. Nhân dịp này, hãy cùng nhìn lại một vài điểm nổi bật của sự kiện vào năm 1950 này.

Silverstone đặt dấu ấn đầu tiên của mình vào tháng 10 năm 1948 khi tổ chức chặng đua RAC Grand Prix và nhanh chóng trở thành địa điểm tổ chức đua xe thể thao hàng đầu của Vương quốc Anh. Với nền tảng là sân bay Không lực Hoàng gia không được sử dụng trong Thế chiến II, một người dân địa phương – Maurice Geoghegen, đã giới thiệu nơi đây trở thành một đường đua xe. Từ đó vào cuối năm 1947, cuộc đua không chính thức đầu tiên đã diễn ra tại đây.

Cấu trúc nguyên bản của trường đua Silverstone trong những năm đầu tiên

Cấu trúc nguyên bản của trường đua Silverstone trong những năm đầu tiên

Thời điểm đó, CLB ô tô Hoàng gia (RAC) đang tìm kiếm một địa điểm thích hợp để tổ chức Grand Prix của mình. Khi đó, Vương quốc Anh có 2 ứng viên sáng giá nhất, và đã từng tổ chức các chặng đua trong quá khứ. Brooklands tổ chức British GP năm 1926 và 1927 còn Donington Park tổ chức sự kiện dưới tên của họ năm 1937 và 1938. Tuy nhiên cả hai được sử dụng trong chiến tranh nên không thể chuẩn bị sẵn sàng sau đó.

Rất nhiều ứng viên khác được cân nhắc trước khi Silverstone nổi lên như một cái tên sáng giá. Sau đó, một bản thỏa thuận thuê tạm thời được tạo ra mùa hè năm 1948. Ngay lập tức, đường đua bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị cho chặng đua. Nguyên bản đường đua bao gồm chủ yếu đường vành đai ở sân bay, với những đoạn đường cong hướng vào phía trong là các đường băng. Các khúc cua như Stowe, Club, Abbey, Becketts hay Copse, những tên gọi phổ biển ở thời hiện tại đã được thiết lập kể từ thời đó.

1 năm sau, cuộc đua chính thức được đặt tên là British GP với cấu trúc đường băng bị loại bỏ, và thay vào đó là cấu trúc ‘cổ điển’ với hình dáng được giữ tới ngày nay, bao gồm 8 khúc cua. Sự kiện năm 1949 thành công lớn và ngay sau đó FIA công bố mùa giải VĐTG đầu tiên vào năm 1950, Silverstone được trao vinh dự là chặng đua đầu tiên.

Khung cảnh xuất phát cuộc đua F1 đầu tiên trong lịch sử

Khung cảnh xuất phát cuộc đua F1 đầu tiên trong lịch sử

Mùa giải 1950 bao gồm 7 chặng diễn ra từ tháng 5 đến tháng 9, 6 chặng truyền thống tại châu Âu ở Anh, Monaco, Thụy Sĩ, Bỉ, Pháp và Italia cùng chặng Indianapolis 500 đặc biệt không theo quy chuẩn F1. Điểm được trao cho top 5 theo định dạng 8-6-4-3-2 điểm và điểm cộng cho vòng chạy nhanh nhất.

Nhận được vinh dự to lớn đó, RAC và BRDC (Hiệp hội các tay đua Vương quốc Anh) đã đầu tư mạnh tay cho sự kiện này. Họ dành ra 22.000 bảng để nâng cấp và chạy sự kiện. Doanh thu vào cổng năm 1949 thu về được là gần 18.000 bảng, đó là một con số giúp họ có được lợi nhuận trong những năm tiếp theo.

Dưới đây là 10 thông tin thú vị về chặng đua đầu tiên năm 1950:

1. Cuộc đua có 2 tên gọi khác nhau

Ngoài cái tên British GP, tên chính thức của chặng đua là Grand Prix d’Europe, thường được đặt cho các cuộc đua tại Italia và Pháp. Không giống như hiện tại, khi các chặng mở màn truyền thống diễn ra vào tháng 3, cuộc đua đầu tiên năm 1950 vào ngày 13/05. Chỉ có 6 lần mở màn khác được tổ chức muộn hơn ngày này, đó là vào năm 1951 (27/05), 1952 (18/05), 1961 (14/05), 1962 (20/05), 1963 (26/05), và 1966 (22/05).

Pit-lane được bố trí đơn giản, nằm giữa khúc cua Abbey và Woodcote

Pit-lane được bố trí đơn giản, nằm giữa khúc cua Abbey và Woodcote

2. Woodcote là góc cua đầu tiên được đi qua trong lịch sử F1

Trong giai đoạn 1952 – 2011, Woodcote là khúc cua cuối cùng của Silverstone, nhưng trong sự kiện đầu tiên này, vạch xuất phát được đặt ở đoạn thẳng trước đó nên góc cua này trở thành cua đầu tiên của lịch sử F1. Sau đó lần lượt là Copse, Maggots, Becketts, Chapel, Stowe, Club và Abbey là góc cua cuối cùng. Pit-lane và vạch xuất phát, được xếp theo đội hình 4-3-4, nằm giữa Abbey và Woodcote.

3. Vị khách đặc biệt dự khán cuộc đua

Ước tính có khoảng 120 nghìn người tới theo dõi cuộc đua, mà quan trọng nhất trong số đó phải kể tới Vua George đệ Lục cùng với Nữ hoàng Elizabeth, công chúa Margaret cùng khách mời là quý ông và quý bà Mountbatten.

Cuộc đua vinh dự được đón tiếp các thành viên của Hoàng gia Anh tới theo dõi

Cuộc đua vinh dự được đón tiếp các thành viên của Hoàng gia Anh tới theo dõi

4. Hoàng tử người Thái và Nam tước Thụy Sĩ nằm trong thành phần các tay đua

Cùng với những khán giả có dòng dõi quý tộc thì danh sách tham dự cuộc đua cũng có yếu tố tương tự. Trong số 21 tay lái bắt đầu cuộc đua, có sự xuất hiện của Hoàng tử Birabongse Bhanudej Bhanubandh (biết đến với tên gọi Hoàng tử Bira/B.Bira), một tay lái nổi bật và là thành viên Hoàng gia Thái Lan. Ngoài ra còn có Nam tước Emmanuel 'Toulo' de Graffenried (Thụy Sĩ), người đã chiến thắng cuộc đua năm 1949. Đáng tiếc cả hai đều có kết quả DNF do vấn đề kỹ thuật của xe.

5. Bộ ba “F” là ứng viên vô địch chặng

Chiếc Alfa Romeo số hiệu 158 đã có “tuổi đời” 13 năm khi cuộc đua đầu tiên diễn ra, nhưng động cơ siêu nạp (supercharged) 1.5 lit vẫn có sức mạnh vượt trội so với các đối thủ khác. Nhờ vậy họ đã chiêu mộ được ba cái tên đình đám nhất thời điểm đó: Guiseppe ‘Nino’ Farina, Luigi Fagioli và Juan Manuel Fangio, còn được biết tới là bộ ba “F”, cùng tay lái thứ 4 Reg Parnell (Anh). Alfa Romeo dễ dàng làm chủ cuộc đua khi bỏ xa các đối thủ phía sau, gồm có Maserati, ERA, Talbots và Altas. Từ đó sau 70 vòng và hơn 2 tiếng đua, họ độc chiếm podium với Farina là người chiến thắng, theo sau là Fagioli và Parnell, còn Fangio bỏ cuộc do lỗi vỡ ống dẫn dầu.

Bộ ba Alfa Romeo 158 tỏ ra quá mạnh với phần còn lại

Bộ ba Alfa Romeo 158 tỏ ra quá mạnh với phần còn lại

6. Cuộc đua tăng độ khó với … động vật hoang dã

Alfa Romeo có thể sẽ cảm thấy may mắn khi họ có được 3/4 xe về đích bất chấp lợi thế quá lớn về tốc độ. Tình huống hy hữu xảy ra khi chiếc xe của Parnell va chạm với một con vật không may chạy vào đường đua. Và theo báo cáo sau cuộc đua, vụ va chạm này đã làm hư hại không nhẹ phần capô của chiếc Alfa Romeo.

7. Độ tuổi trung bình của các tay đua là 39 tuổi

Có tổng cộng 21 tay đua tham dự cuộc đua đầu tiên, 3 người trong số đó trên 50 tuổi (Luigi Fagioli – 51 tuổi, Louis Chiron – 50 tuổi, và Philippe Etancelin – 53 tuổi) trong khi 5 người khác ở độ tuổi 40, bao gồm người chiến thắng Giuseppe Farina (43). Người trẻ nhất trong số này là tay lái người Anh, Geoffrey Crossley – 29 tuổi, tức là lớn hơn… 12 năm so với thời điểm Max Verstappen ra mắt làng F1 năm 2015.

8. Một nghệ sĩ chơi nhạc Jazz về đích thứ 11

Trước khi trở thành một tay đua, Johnny Claes (Bỉ) đã thành danh với tư cách người thổi kèn trumpet tại Anh. Sau đó ông dành ra 6 năm tập trung vào đua xe, bắt đầu tại Silverstone năm 1950. Trên chiếc Talbot, ông có vị trí phân hạng cuối cùng, chậm hơn thành tích pole của Farina tới 18 giây. Nhưng ông đã không từ bỏ trong cuộc đua chính, và đã cán đích thứ 11, thua người về nhất 6 vòng chạy.

F1 tròn 70 năm: Nhìn lại chặng đua đầu tiên – British GP tại Silverstone - 6

Nino Farina là người chiến thắng chặng đầu tiên trong lịch sử F1

9. BRM cho ra mắt chiếc xe tham dự F1 của mình ngay trước cuộc đua

Đội đua nước Anh – BRM đã kỳ vọng chiếc V16 loại 15 của mình có thể xuất hiện tại Silverstone nhưng vấn đề kỹ thuật đã khiến kế hoạch của họ đổ bể. Dù vậy họ vẫn thực hiện được một số vòng chạy biểu diễn với người điều khiển là Raymond Mays, người sáng lập đội đua. Chiếc xe đã có màn ra mắt chính thức tại Silverstone một năm sau đó.

10. Stirling Moss về thứ 2 trong cuộc đua phụ

Tay lái người Anh sau này đã chiến thắng British GP vào các năm 1955 và 1957, còn trong sự kiện năm 1950, ông đã chỉ tham dự cuộc đua 500cc, mà không phải sự kiện chính. Moss chiến thắng vòng loại và ở cuộc đua chung kết, ông tham gia vào cuộc đua chiến thắng quyết liệt nhưng một lỗi liên quan đến pít-tông trên chiếc Cooper-JAP ở khúc cua cuối cùng đã khiến ông chỉ có được vị trí thứ 2. Nhưng dù sao Moss đã có vinh dự được gặp Nhà vua.

Nguồn: [Link nguồn]

F1 công bố lịch mới mùa giải 2020: Việt Nam GP bao giờ diễn ra?

Sau nhiều nỗ lực, ban tổ chức F1 cuối cùng đã ấn định được lịch thi đấu mùa giải 2020 với 8 chặng đua đầu tiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN