Trận đấu nổi bật

jannik-vs-daniil
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
2
Daniil Medvedev
0
bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
-
T. Puetz & K. Krawietz
-
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
-
Carlos Alcaraz
-
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
-
S. Bolelli & A. Vavassori
-
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
-
Andrey Rublev
-

F1: Sự thay đổi động cơ (P2)

Những quy định cụ thể trong thiết kế động cơ V6 Turbo được áp dụng từ năm 2014.

Vấn đề cơ bản mà FIA muốn hướng tới là duy trì mọi việc trong tầm kiểm soát và hạn chế những sự lách luật đã tồn tại trong quá khứ. Chính vì vậy các nhà làm luật của FIA đã đưa ra những quy định cụ thể đối với động cơ V6 Turbo.

Theo đó cả 6 động cơ phải được thiết kế thẳng hàng theo hình chữ V, mỗi bên 3 động cơ và hai hàng động cơ lệch nhau 90 độ. Yêu cầu cả 6 xilanh có dung tích bằng nhau và mỗi xilanh có 2 van xả và 2 van nạp. Tốc độ vòng quay động cơ cũng được giảm từ 18.000/vòng phút xuống 15.000/vòng phút.

Với hệ thống phun nhiên liệu và đánh lửa quy định nêu rõ mỗi xilanh chỉ kèm theo một cuộn điện, một vòi phun nhiên liệu và một bugi đánh lửa và tất cả các thiết kế này phải được FIA thông qua trước khi được áp dụng vào thực tiễn.

Quy định mới cũng làm rõ vòi phun nhiên liệu trực tiếp chỉ được phép phun nhiên liệu ở mức tối đa dưới áp suất 500 bar nhưng lại có điều khoản mở cho phép phun nhiên liệu nhiều hơn 1 lần cho mỗi chu trình đốt nhiên liệu – nhưng thực tế quy định này có thể làm lượng nhiên liệu tiêu thụ tăng cao hơn mức cho phép.

F1: Sự thay đổi động cơ (P2) - 1

Thay đổi thiết kế sidepod 2013 và 2014

Hệ thống thu hồi năng lượng từ khí thải động cơ tăng áp cũng được quy định rõ phải đặt song song với đường trung tâm của chiếc xe, ngoài ra hệ thống khí xả cũng được quy định với những quy phạm rõ ràng về tính chất cấu tạo và kiểu dáng hình học cụ thể (hệ thống khí xả đã được đề cập chi tiết trong bài viết liên quan đến khí động học của chiếc xe 2014).

Động cơ phát điện MGU-H được thiết kế để chuyển đổi năng lượng từ trục cơ sang dạng năng lượng lưu trữ nhằm tăng hiệu suất chiếc xe và bổ trợ cho KERS tại một số thời điểm cụ thể trong chặng đua. Động cơ này cũng được nêu rõ phải nằm phía dưới bình chứa nhiên liệu. Còn động cơ MGU-K phải được thiết kế ở vị trí trước hệ thống ly hợp được đặt phía trước động cơ V6.

Toàn bộ các hệ thống điện và các thiết bị kèm theo hệ thống này trên xe được giới hạn trọng lượng tối thiểu là 145kg theo Phụ lục 2 – Quy chuẩn kỹ thuật. Quy chuẩn này cũng cho phép các đội đua được phép sử dụng năng lượng từ động cơ MGU-K để hỗ trợ lực phanh bánh sau và được đánh giá là nó sẽ tạo ra lực phanh bánh sau lớn hơn so với hiện tại, nhưng chỉ số lực này lại phụ thuộc vào những thông số thiết kế động cơ của mỗi nhà cung cấp khác nhau.

Hiệu quả của tất cả nhưng quy định chung này là động cơ V6 Turbo này sẽ đem lại tối thiểu 600 mã lực từ động cơ chính và ít nhất 160 mã lực từ các hệ thống phục hồi năng lượng được gắn trên xe. Tất cả các hệ thống động cơ điện như MGU-H hay MGU-K và các hệ thống khác được kiểm soát bằng hệ thống ECU được cài đặt trên xe.

Tất cả những sự thay đổi này là sự thách thức với các nhà sản xuất và chúng ta chỉ có thể đánh giá hiệu quả của nó vào đợt thử nghiệm xe đầu tiên vào cuối tháng này và cũng là cơ hội để các nhà sản xuất chứng tỏ tính ưu việt thiết kế của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN