Trận đấu nổi bật

bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
2
T. Puetz & K. Krawietz
1
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
2
Carlos Alcaraz
0
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
2
S. Bolelli & A. Vavassori
1
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
-
Andrey Rublev
-

F1, Singapore GP: “Sinh tử” ở đảo quốc sư tử

Kể từ năm 2008, Singapore đã trở thành một trong những điểm đến thu hút nhất trong lịch trình đua hàng năm của F1.

Đây không chỉ là chặng đua đầu tiên được tổ chức vào buổi tối mà nó còn là cuộc đua diễn ra trong khoảng thời gian dài nhất, cùng với một trường đua khó nhất đối với tất cả các tay đua. Mới chỉ trải qua 8 lần tổ chức nhưng không một năm nào Singapore GP không để lại một vài ấn tượng gì đó với người hâm mộ. Hãy cùng nhìn lại một vài trong số những khoảnh khắc khó quên đó.

F1, Singapore GP: “Sinh tử” ở đảo quốc sư tử - 1

Xe an toàn – thành phần chưa bao giờ vắng mặt tại Marina Bay Circuit

Năm 2016 này sẽ là lần thứ 9 Singapore cũng như trường đua Marina Bay Circuit tổ chức một chặng đua F1 chính thức. Cuộc đua đầu tiên vào năm 2008 có lẽ là đáng nhớ nhất khi Fernando Alonso, lúc đó đang đầu quân cho Renault, đã giành chiến thắng gây nhiều tranh cãi sau đó, dù xuất phát thứ 15.

Nói đến Alonso, nhà cựu vô địch thế giới này đã về đích và ghi điểm tại Singapore trong 7 trên 8 chặng đua trong quá khứ (lần duy nhất không ghi điểm là vào năm ngoái) và có mặt trên bục podium 5 lần cùng với 2 chiến thắng vào các năm 2008 và 2010.

Tuy nhiên, người đang có nhiều thành công nhất ở ‘đảo quốc sư tử’ lại là Sebastian Vettel. Tay đua hiện tại của Ferrari chưa lần nào kết thúc Singapore GP ở vị trí ngoài top có điểm, trong đó anh có tới 6 podium và 4 chiến thắng (2011 – 2013 và 2015). Anh là tay đua duy nhất tính tới thời điểm hiên tại có được chiến thắng trong các năm liên tiếp.

Tay đua còn lại đã từng về đích đầu tiên tại đây không ai khác ngoài Lewis Hamilton, tay đua đương kim vô địch cũng có 2 chiến thắng như Alonso, và năm nay anh có thể vươn lên nắm giữ kỉ lục số lần giành poles với con số 3 tại trường đua Marina Bay nếu anh chạy nhanh nhất vào ngày phân hạng tới.

Alonso và Vettel cũng là hai tay đua duy nhất đã từng có được grand slam (có được pole, chiến thắng, vòng chạy nhanh nhất và dẫn đầu tất cả các vòng đua) - hay còn được goi là grand chelem – tại Singapore. Mỗi người có được 1 lần vào năm 2010 (Alonso) và 2013 (Vettel), năm ngoái Vettel suýt nữa làm được lần thứ 2 khi để Daniel Ricciardo có được vòng chạy nhanh nhất, đồng thời nó cũng là kỉ lục 1 vòng đua tại trường đua Marina Bay mới – 1:50.041s.

Mới chỉ có 6 tay đua chiến thắng một chặng đua F1 từ vị trí xuất phát thấp hơn thứ 15 của Alonso đã làm được năm 2008. Tuy nhiên, chiến thắng của anh đã bị ô uế bởi sự thật rằng con đường chiến thắng đã được hỗ trợ nhờ người đồng đội lúc đó tại Renault Nelson Piquet Jr đã có tai nạn có chủ đích trước, đưa xe an toàn vào ở thời điểm thích hợp mà Fernando Alonso không hề biết gì.

F1, Singapore GP: “Sinh tử” ở đảo quốc sư tử - 2

Trường đua có nhiều góc cua nhất

Nói đến tai nạn và xe an toàn (SC), đây là một viễn cảnh thường thấy tại Singapore GP trong suốt 8 năm vừa qua, phần lớn lí do là bởi đây là đường đua trong phố như Monaco, việc xuất hiện tai nạn có khả năng rất cao xảy ra.

Mỗi cuộc đua có ít nhất 1 lần xe an toàn sẽ xuất hiện, trong 8 cuộc đua, đã có tổng cộng 12 lần xe an toàn phải làm việc. Năm ngoái xe an toàn ảo (VSC) đã được đưa vào áp dụng trong các chặng đua, chính vì thế số lần xuất hiện SC sẽ có thể được giảm đi phần nào trong các năm tiếp theo.

Red Bull là đội đua thành công nhất tại Singapore, nhờ công lớn của Vettel, với 4 chiến thắng cùng với 9 podium. Họ cũng là đội đua duy nhất đã vượt qua cột mốc dẫn đầu trong 100 vòng đua xung quanh vịnh Marina. Trái ngược lại, đội đua đang thống trị hiện tại, Mercedes lại mới chỉ có 1 lần được lên bục trao giải, đó là chiến thắng của Lewis Hamilton vào năm 2014.

Trường đua Marina Bay có nhiều góc cua nhất trong số những trường đua hiện tại của F1 – 23 (14 cua trái và 9 cua phải). Và với việc nhiều khúc cua khá hẹp do địa hình tự nhiên đã khiến Singapore trở thành chặng đua có thời gian trung bình dài nhất, vào khoảng 1 phút 50 giây/vòng, con số còn lớn hơn thời gian 1 vòng tại Spa-Francorchamps, nơi có chiều dài lớn hơn Marina Bay Circuit tới 1,939 km.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN