Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

F1: Phân tích nguyên nhân sai lầm chiến thuật của Mercedes

Sự kiện: Xe Mercedes

Hamilton đã mất đi chiến thắng tưởng như đã cầm chắc trong tay tại Monaco do sai lầm của đội ngũ kỹ thuật Mercedes khi quyết định thực hiện thêm một lần vào pit để chuyển sang bộ lốp siêu mềm. Hamilton sau khi ra pit bị rớt xuống thứ ba sau Rosberg và Vettel. Dù rất nỗ lực, anh không thể cải thiện thứ hạng của mình. Cùng phân tích xem nguyên nhân nào dẫn đến sai lầm tai hại trên của Mercedes.

Monaco không hề nhàm chán

Monaco được xem là một trong những cuộc đua “nhàm chán” nhất trong lịch thi đấu mỗi mùa giải khi kết quả phân hạng quyết định gần như trọn vẹn kết quả chung cuộc. Nhưng vẫn có những chặng đua mà sự kịch tính được đẩy lên cao ở cuối chặng đua.

Có thể lấy ví dụ Monaco GP 2011 khi tai nạn của Petrov đã làm mất đi sự hồi hộp ở giai đoạn cuối chặng đua khi 3 tay đua dẫn đầu đang áp dụng chiến thuật khác nhau. Tại nạn đó khiến cuộc đua bị tạm dừng và các tay đua được thay lốp mới – dấu chấm hết cho một chặng đua tại đường đua khó vượt như Monaco.

Trở lại với chặng đua vừa qua, thứ tự các tay đua tốp đầu không thay đổi sau lần pit đầu tiên và dường như là duy nhất của họ. Tất cả đều dự đoán Hamilton sẽ có được chiến thắng thứ hai tại đây, các vị trí còn lại trên podium thuộc về Rosberg và Vettel. Lần này cũng là một tai nạn nhưng đã giúp cho những ai đang “mắt nhắm mắt mở” buộc phải tỉnh giấc để theo dõi phần còn lại của cuộc đua.

F1: Phân tích nguyên nhân sai lầm chiến thuật của Mercedes - 1

Nỗi buồn của Hamilton trên bục nhận giải

Sau khi giành pole xứng đáng, cuộc đua diễn ra hết sức thuận lợi cho Hamilton và tính đến thời điểm xảy ra va chạm giữa Verstappen và Grosjean, khoảng cách giữa anh và Rosberg ở vòng thứ 63 là gần 20 giây. Sau tai nạn của Verstappen, lần đầu tiên xe an toàn ảo(Virtual Safety Car) được triển khai.

Giống như tất cả các tay đua, Hamilton giảm tốc và vòng chạy sau đó anh chậm khoảng 14 giây so với vòng chạy trước đó (1’33’047). Những tay đua phía sau còn mất nhiều thời gian hơn nữa và sau vòng chạy đó, khoảng cách giữa Hamilton và Rosberg đã là 25,7 giây.

Sau đó, giám sát đường đua quyết định chính thức triển khai xe an toàn (Safety Car) – một quyết định không gây bất ngờ cho các đội cũng như các tay đua – những người vẫn sẽ chạy với tốc độ hạn chế bất kể xe an toàn ở dạng nào.

Ngay lúc này trên màn hình lớn được lắp dọc theo đường đua, Hamilton thấy đội ngũ kỹ thuật vào vị trí chuẩn bị thực hiện pit-stop và suy nghĩ đầu tiên của anh chính là các kỹ sư sắp tiến hành thay lốp cho Rosberg. Hamilton tin rằng Rosberg sẽ xuất hiện ngay phía sau trên bộ lốp siêu mềm mới hơn và nhanh hơn khá nhiều trong khi cuộc đua còn khoảng 15 vòng.

Đối thoại giữa Hamilton và đội ngũ kỹ thuật

Hamilton lập tức trao đổi với đội ngũ kỹ thuật mối quan ngại về tình trạng lốp của mình. Sự hiểu nhầm bắt đầu nảy sinh: Hamilton tin rằng Rosberg đã thực hiện thay lốp siêu mềm, còn đội ngũ kỹ thuật không hiểu sao Hamilton tỏ ra lo lắng vấn đề lốp. Thay vì thông báo cho Hamilton rằng Rosberg và Vettel quyết định không vào pit thì họ quyết định thay lốp cho Hamilton.

Họ tính toán rằng sẽ có đủ thời gian để sau khi rời pit, Hamilton vẫn ở trên Rosberg và Vettel. Về mặt tích cực, nếu tính toán trên chính xác thì sẽ giúp cho phần còn lại của cuộc đua với Hamilton sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi anh dẫn đầu với bộ lốp mới hơn và nhanh hơn các đối thủ. Đây được xem là một quyết định mang tính an toàn khá cao.

F1: Phân tích nguyên nhân sai lầm chiến thuật của Mercedes - 2

Hamilton tụt xuống thứ 3 sau khi thay lốp

“Bạn phải luôn tin tưởng đội ngũ kỹ thuật. Tôi nhìn trên màn hình và thấy có vẻ như Rosberg thực hiện tay lốp. Tôi không thể thấy các tay đua phía sau nên tôi nghĩ họ thực hiện thay lốp. Đội ngũ kỹ thuật nói rằng tôi không cần thay lốp. Tôi thông báo với họ rằng “bộ lốp này sẽ bị mất nhiệt khá nhanh” với suy nghĩ các đối thủ sẽ có được bộ lốp mới và nhanh hơn nhiều. Họ quyết định thay lốp cho tôi và tôi thực hiện vào pit với suy nghĩ các đối thủ cũng làm như vậy” – Hamilton chia sẻ sau chặng đua.

Cần nhớ rằng mặc dù xe an toàn được triển khai nhưng thời gian một vòng chạy ở Monaco rất ngắn nên những trao đổi, tính toán và đưa ra quyết định chỉ diễn ra trong thời gian tính bằng giây. Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ Hamilton bắt kịp xe an toàn tại khu vực Swimming Pool và phải giảm tốc đáng kể trong khi Rosberg vẫn có thể chạy tốc độ nhanh hơn và đó là sự khác biệt mang tính quyết định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Fire and Ice ([Tên nguồn])
Xe Mercedes Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN