F1, những kình địch cùng đội: Bi kịch mất mạng
Trong 3 năm qua, chúng ta chỉ được chứng kiến cuộc cạnh tranh nội bộ của hai tay đua Mercedes là Lewis Hamilton và Nico Rosberg. Và họ không phải là cặp đồng đội duy nhất trong lịch sử cạnh tranh nhau cho chức vô địch cuối mùa.
Trước khi đến với cuộc chiến Mercedes vào cuối tuần này tại Abu Dhabi, hãy cùng điểm qua những cuộc chiến nội bộ đã xảy ra trong quá khứ trong lịch sử hơn 60 năm của F1.
Vụ tai nạn kinh hoàng tại Italian GP
Phil Hill và Wolfgang von Trips (1961)
Ferrari thống trị mùa giải 1961 vơi thiết kế 156 "mũi cá mập" và động cơ 1.5-litre mới theo quy chuẩn kĩ thuật cùng với 2 tay đua mạnh, một người Mỹ (Hill) và một người Đức (Wolfgang). Cả hai đã đua cho Ferrari trong nhiều năm, nhưng trong một thời kì mà sự rủi ro trong khi đua là chuyện thường gặp, Hill tỏ ra bản lĩnh hơn tay đua người Đức.
Wolfgang đã 2 lần gặp tai nạn ở Monza trước mùa giải 1961, nhưng trong mùa giải này, ông lại là người đua tốt hơn khi có được hai chiến thắng so với một của Hill dù ông đã có 5 lần giành pole. Với lợi thế đó, chỉ cần vị trí thứ 3 tại Monza sẽ giúp Wolfgang giành chức vô địch thế giới, và tưởng chừng như điều đó đã thành hiện thực khi ông đã giàng pole tại đây, nhưng ở vòng đua thứ 2 ở vòng cung Parabolica, ông đã va chạm với chiếc Lotus của Jim Clark khiến cả hai văng ra ngoài đường đua và chấm dứt cơ hội vô địch.
Nghiêm trọng hơn, vụ tai nạn đã khiến Wolfgang von Trips tử nạn cùng với 15 khán giả khác do chiếc xe Ferrari lao vào họ. Dù vậy, cuộc đua vẫn được tiếp tục diễn ra và Hill giành chiến thắng cũng như chức vô địch Thế giới năm 1961.
Denny Hulme and Jack Brabham (1967)
Cả hai đã đua cùng nhau kể từ năm 1965 nhưng mãi tới 2 năm sau đó, Denny Hulme mới thực sự gây khó khăn cho người đồng đội, cũng là người mang tên đội đua Brabham, trong cuộc đua vô địch. Brabham là cái tên đã được nếm trải mùi vị chiến thắng năm 1966 khi Jack giành danh hiệu thứ 3 trong sự nghiệp trên chiếc xe mang tên mình. Năm sau đó, một chiếc xe ổn định giúp cho họ có một cuộc cạnh tranh sòng phẳng với Jim Clark và Lotus.
Ông đã thắng 4 chặng nhưng đã phải bỏ cuộc trong 5 cuộc đua ở mùa giải chỉ có 11 chặng, trong khi bộ đôi của Brabham chỉ bỏ cuộc 2 lần, và sự ổn định của Hulme đã quyết định tất cả. Hulme không giành được pole nào trong cả mùa giải nhưng thành tích về thứ 4 ở chặng mở màn là chặng duy nhất tay đua người New Zealand về đích ngoài top 3.
Đến với chặng cuối cùng tại Mexico, Hulme đang dẫn đầu với 5 điểm nhiều hơn người đồng đội huyền thoại của mình, và anh đã về thứ 3, sau Brabham và người chiến thắng Clark, để nắm lấy chức vô địch đầu tiên và duy nhất trong sự nghiệp của anh. Sau đó, như một lẽ tất yếu khi đồng đội cạnh tranh nhau cho chức vô địch, anh phải rời đội đua và gia nhập McLaren.
Mario Andretti và Ronnie Peterson (1978)
Trong một năm tiếp tục là sự thống trị của Lotus, hai tay đua xuất sắc đã giúp họ có được 8 trên 13 chiến thắng trước khi tới Italian GP, nơi chức vô địch được quyết định sớm theo một cách không thể tệ hơn được nữa. Mario Andretti được coi là tay đua số 1 của Lotus, và Ronnie cũng hiểu điều này, ông đã về nhì trong 4 lần họ chiến thắng 1-2, và chỉ có được chiến thắng khi Mario gặp khó trong các cuộc đua đó. Và với sự ổn định tuyệt vời của Peterson, họ là hai người còn lại trong cuộc đua cho danh hiệu vô địch khi còn 3 chặng đua nữa.
Đến với Monza, Andretti dẫn trước người đồng đội tới 12 điểm và Peterson cũng không được kì vọng sẽ có thể tạo ra phép màu khi tay đua người Mỹ giành được pole tại đó. Khi cú xuất phát cuộc đua, khi đoàn đua tiến tới khúc cua Rettifilo, Peterson không may vướng vào một tai nạn kinh hoàng của nhiều chiếc xe khác.
Chiếc xe của ông đâm vào rào chắn và bất ngờ bùng cháy, dù được các tay đua khác như James Hunt và Clay Regazzoni kéo ra khỏi đám cháy, ông đã bị chấn thương nặng ở chân khiến không thể tham gia các cuộc đua còn lại, trao chức vô địch cho Mario Andretti. Bi kịch hơn, sau khi được phẫu thuật chân, ông gặp phải biến chứng và qua đời ngày hôm sau khi mổ.