F1: Những điều bí ẩn tại United States GP
Cuối tuần này, chặng đua thứ 16 của mùa giải sẽ diễn ra ở Austin, Texas hứa hẹn nhiều diễn biến hấp dẫn và kịch tính khi cuộc đua tranh cho chức vô địch thế giới chuẩn bị đi vào hồi kết. Lewis Hamilton và Sebastian Vettel hiện đang là ứng cử viên cho ngôi vô địch, và cũng là hai tay đua duy nhất còn lại đã thắng chặng đua US GP trong lịch sử F1. Đó chính là một trong những thông tin thú vị của chặng đua này.
The Circuit of The Americas (COTA) là một trong những trường đua có độ chênh lệch điểm cao nhất - thấp nhất khá lớn với 30,9m (Khúc cua số 1 cao 157,4m so với mặt nước biển, còn giữa khúc cua 19 và 20 là 126,5m). Điểm đáng chú ý ở đây là tại đoạn đường thẳng xuất phát, điểm đầu - cuối của nó cũng là điểm cao nhất - thấp nhất của đường đua, vì thế đây có thể coi là biểu tượng của đường đua.
Ngoài ra, trường đua còn nhiều đặc thù khác như từ khúc cua thứ 3 đến thứ 6 không khác gì hai khúc cua tốc độ cao Maggotts/Becketts của Silverstone; khúc cua 12 đến 15 lại giống đoạn đường đi qua khu vực khán đài tại Hockenheim và khúc cua 16 đến 18 thì như một phiên bản ngược của khúc cua thứ 8 tại Istanbul Park. Quả thực Austin là một trường đua đầy sự đặc biệt.
Đây là lần thứ 4 COTA có vinh dự tổ chức một chặng đua F1 và là một trong bốn trường đua hiện tại đua ngược chiều kim đồng hồ (ba cái tên còn lại là Singapore, Abu Dhabi và Brazil).
Hamilton có thể chính thức VĐTG lần thứ 3 ở Austin
Austin là địa điểm thứ sáu tổ chức US GP bên cạnh các trường đua Sebring (1959), Riverside (1960), Watkins Glen (1961-80), Phoenix (1989-91) và Indianapolis (2000-07). Indianapolis cũng là nơi tổ chức giải Indy 500 và cũng tổ chức một chặng đua F1 trong thập niên 50 của thế kỉ 20.
Ngoài ra cũng có bốn địa danh cũng đã từng tổ chức một chặng đua F1 nhưng không mang cái tên US GP mà mang luôn tên địa danh tổ chức, đó là Long Beach (1976-83), Las Vegas (1981-82), Detroit (1982-88) và Dallas (1984).
Các tay đua mang quốc tịch Mỹ cũng có một thành tích khá tốt trong F1 với tổng cộng 33 chức vô địch chặng, đứng thứ 10 trong số những quốc gia có nhiều chức vô địch chặng nhất. Nhưng chỉ duy nhất tại chặng đua US GP West năm 1977 tại Long Beach, huyền thoại Mario Andretti vẫn đang là người Mỹ đầu tiên và duy nhất vô địch tại quê nhà. Alexander Rossi sẽ là tay đua đại diện cho nước Mỹ năm nay, anh là tay đua Mỹ thứ 48 trong lịch sử sẽ xuất phát tại một Grand Prix.
Những thống kê trong quá khứ cho thấy Michael Schumacher là tay đua thành công nhất tại đất Mỹ với 5 lần về nhất tại Indianapolis (2000, 2003-06) , trong khi đó Jim Clark, Graham Hill và đương kim vô địch thế giới Lewis Hamilton cũng đã có 3 chiến thắng dành riêng cho mình tại đây.
Về đội đua, Ferrari dĩ nhiên có thành tích tốt nhất tai Mỹ với 9 chiến thắng chặng (1975, 1978, 1979, 2000, 2002-06) xếp ngay sau với bảng thánh tích cũng không kém cạnh, 8 chiến thắng chặng lần lượt mang tên của Lotus và McLaren. Nhưng tại Austin, Ferrari chưa một lần được nếm trái ngọt bởi đây là thời điểm thống trị của Red Bull và Mercedes. Và đối với Hamilton, anh sẽ có cơ hội giành chiến thắng lần thứ 4 tại Mỹ và có thể là chức VĐTG lần thứ 3 trong sự nghiệp.
Sebastian Vettel tại US GP năm 2007
Tại Austin chủ nhật này, anh chỉ cần về nhất chặng và Sebastian Vettel không cán đích ở vị trí thứ 2 thì anh sẽ chính thức chỉ còn kém tay đua người Đức này 1 chức VĐTG nữa mà thôi.
Bên cạnh Hamilton, Vettel cũng đã góp mặt trên bảng vàng thành tích trên đất Mỹ với chiến thắng vào năm 2013. Ngoài ra, có sáu tay đua khác hiện đang thi đấu đã từng góp mặt trên podium - Felipe Massa, Fernando Alonso, Kimi Raikkonen, Romain Grosjean, Daniel Ricciardo và Nico Rosberg.
Sebastian Vettel là tay đua đã khởi đầu sự nghiệp F1 của mình rất thành công tại Indianapolis năm 2007, sau khi thay thế Robert Kubica, người đã gặp phải tại nạn bốn ngày trước khi diễn ra cuộc đua, anh đã xuất phát thứ 7 và về đích thứ 8 rồi trở thành tay đua trẻ nhất vào lúc đó về đích trong top có điểm, kỉ lục này đang được nắm giữ bởi tay đua tuổi teen Max Verstappen của Toro Rosso.