Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
2
Lorenzo Sonego
3
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
2
Katie Boulter
1
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
3
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
2
Elena-Gabriela Ruse
1
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
2
Tristan Schoolkate
1
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
-
Daniil Medvedev
-

F1 - Korean GP: Thêm một bước đến ngôi vô địch

Hàn quốc là điểm đến tiếp theo sau hơn một tuần nghỉ ngơi của các tay đua. Địa danh tiếp theo ở khu vực Đông Á chính là đường đua Korea International Circuit trong chặng đua thứ 14 của mùa giải từ ngày 04-06/10.

Đường đua Hàn quốc được xây dựng tại huyện Yeongam, tỉnh Nam Jeolla cách thủ đô Seoul khoảng 400km về phía nam gần thành phố cảng Mokpo và được mang tên Korea International Circuit. Hàn quốc có tham vọng và ý tưởng tổ chức một chặng đua F1 từ rất lâu nhưng mãi đến tháng 9/2009 đường đua Hàn quốc với được chính thức khởi công kèm theo cam kết giữa các bên sẽ có một chặng đua được tổ chức tại đây vào tháng 7/2010.

Thiết kế đường đua này cũng là sản phẩm của vị kiến trúc sư Hermann Tilke. Với đặc thù khí hậu địa phương mưa nhiều nên tiến độ thực hiện dự án bị ảnh hưởng, vào năm 2010 FIA đã tính đến phương án hủy bỏ chặng đua sau khi đã phải điều chỉnh lịch đua chặng này sang tháng 9 mà vẫn không kịp vì đường đua vẫn chưa được hoàn thành. Nhưng cuối cùng đến hết tháng 9 đường đua Hàn quốc đã chính thức hoàn thành và chặng đua được tổ chức lần đầu tiên tại đây vào ngày 24/10/2010.

Hợp đồng giữa BTC đường đua và FIA có thời hạn 7 năm sẽ kết thúc vào năm 2016 và kèm theo điều khoản có thể gia hạn đến năm 2021. Đường đua được điều chỉnh vào năm 2011 với lối vào pit được thay đổi để các tay đua có tầm quan sát rộng hơn, ở lối ra pit được nối dài và được lặp đặt thêm đèn cảnh báo để báo hiệu cho các tay đua trong trường hợp ra khỏi pit khi có xe đang chạy đến nhằm giảm thiểu các tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra.

F1 - Korean GP: Thêm một bước đến ngôi vô địch - 1

Sơ đồ đường đua.

Tương tự chặng đua ở Singapore, đường đua Korea International Circuit có vòng chạy ngược chiều kim đồng hồ. Các tay đua sẽ phải trải qua 18 góc cua với 8 cua phải và 10 cua trái, chiều dài mỗi vòng đua là 5,615km, với 55 vòng chạy có tổng chiều dài 308,63km toàn bộ chặng đua. Vận tốc tối đa tại đường đua này khoảng 325km/h ở cuối đoạn thẳng nằm giữa góc cua 2 và 3 (đoạn thẳng dài nhất trong các đường đua ở châu Á – 1,2km), còn vận tốc trung bình khoảng 200km/h.

Đường đua được thiết kế với các góc cua liên tiếp kết hợp giữa tốc độ thấp và trung bình, khác biệt duy nhất so với đa số đường đua là ở phần đầu vòng chạy các góc cua được kết hợp với 3 đoạn thẳng dài. Chính sự kết hợp này sẽ là đáp án cần có lời giải của đội ngũ kỹ sư từng đội đua trong việc cài đặt gói thông số cấu tạo cho từng chiếc xe để nó đủ lực downforce ở mức hợp lý ở các góc cua nhưng lại phải đạt tốc độ cao nhất trên những đoạn thẳng dài.

Với các góc cua liên tiếp thì kỹ năng cũng như kỹ thuật của từng tay đua sẽ đóng góp một phần quan trọng vào kết quả cuối cùng. Korea International Circuit cũng có 2 đoạn thẳng được phép sử dụng DRS với điểm xác định DRS (DRS detection) thứ nhất nằm sau cua 2, đoạn DRS activation bắt đầu sau điểm DRS detection khoảng 150mét và kết thúc trước cua 3,  điểm DRS detection thứ hai nằm giữa cua 15 và cua 16, đoạn DRS activation thứ hai nằm trên đoạn thẳng start/finish bắt đầu ngay sau cua 18 và kết thúc trước góc cua số 1.

Với đường pit có độ dài trung bình mỗi lần pitstop các tay đua sẽ mất khoảng 25 giây cho tất cả các thao tác kỹ thuật và chạy qua pit. Thời gian nhanh nhất cho 1 vòng chạy tại đây hiện do Sebastian Vettel xác lập vào năm 2011 bằng thành tích 1phút 39giây 605.

Qua dữ liệu thu nhập được từ các mùa giải trước và đặc tính kỹ thuật của lốp hiện thời, Pirelli đem đến chặng đua này lốp siêu mềm (viền đỏ) và lốp trung bình (viền trắng) cho các đội đua tương tự như ở Singapore. Với 2 loại lốp được cung cấp cho chặng đua này thì các đội đua sẽ cần khoảng 2-3 pitstop để hoàn thành chặng đua.

F1 - Korean GP: Thêm một bước đến ngôi vô địch - 2

Một góc yên bình ở Yeongam.

Yeongam là một huyện của tỉnh Nam Jeolla, Địa danh Jeolla cũng là di tích lịch sử của Hàn quốc từ thời triều đại Joseon sau nay được tách thành 2 tỉnh: Nam Jeolla và Bắc Jeolla. Mũi nhọn kinh tế của vùng này là nông nghiệp nhờ điều kiện khí hậu mưa nhiều và ổn định.

Ngoài ra kinh tế vùng còn có cơ hội phát triển các ngành công nghiệp sau khi khu công nghiệp Daebul đi vào hoạt động và hãng đi tiên phong chính là Hyundai với công ty Hyundai Samho Heavy Industries. Jeolla cũng là địa danh nổi tiếng với nền âm nhạc truyền thống Hàn quốc như nhạc kịch Pansor và nhạc cụ Sanjo.

Bằng việc xây dựng đường đua F1 tại đây thì chính quyền Hàn quốc cũng coi nó là cơ hội thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế tại Yeongam cũng như các địa danh kế cận như Mokpo và Naju ở phía bắc, Jangheung County ở phía đông và Haenam và Gangjin về phía nam. 

Bằng ưu thế tuyệt đối đã được thể hiện tại Singapore, có lẽ chặng đua Korean GP sẽ là nơi tiếp tục chứng kiến sức mạnh của Red Bull và Vettel trên con đường đến ngôi vô địch. Các đối thủ khác có thể làm tất cả nhưng không phải để cạnh tranh với Red Bull mà mục tiêu duy nhất là củng cố vị trí hiện tại của mình bằng những thành công nhất định trên đường đua. Korean GP sẽ khởi đầu với buổi chạy thử lúc 08h00 ngày 04/10 và cuộc đua chính thức lúc 13h00 ngày 06/10 (theo giờ VN).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN