Trận đấu nổi bật

joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
2
Lorenzo Sonego
3
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
2
Katie Boulter
1
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
3
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
2
Elena-Gabriela Ruse
1
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
3
Tristan Schoolkate
1
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
3
Daniil Medvedev
2

F1 "khổ" vì... văn học, điện ảnh

Từ xưa đến nay, F1 luôn là một môn thể thao tốc độ phức tạp, đòi hỏi người xem phải có vốn kiến thức đủ sâu, hiểu về luật đua xe mới có thể đam mê và yêu thích được môn này.

Chính vì thế, người hâm mô F1 không nhiều và tất nhiên không thể so sánh được với số lượng fan khổng lồ của những môn thể thao phổ biến như bóng đá hay tennis. Hơn nữa, kể cả trong lĩnh vực văn học, nơi theo lí thuyết là nơi phù hợp cho thể thao tốc độ nói chung và F1 nói riêng, những cuốn tiểu thuyết có nội dung nói về F1 cũng vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chãi trong lòng độc giả.

F1 "khổ" vì... văn học, điện ảnh - 1

F1 khó đến được khán giả qua những trang sách

Mãi tới những năm gần đây khi bộ phim tài liệu về huyền thoại người Brazil Ayrton Senna của Asif Kapadia và bộ phim Rush của đạo diễn Ron Howard – nói về thời gian thống trị của Niki Lauda và James Hunt trong thập niên 1970 – ra mắt, doanh thu phòng vé trên thế giới của những bộ phim về F1 mới bắt đầu khởi sắc hơn so với quá khứ.

Một phần của vấn đề trên là do những điều luạt khắt khe của giải đấu và cần phải có những văn bản phê chuẩn cho phép được tiếp cận gần hơn với các trường đua, cụ thể như là vị trí đặt camera cũng được giám sát kĩ càng.

Nhưng thế giới tưởng tượng lại không bị gò bó trong những điều luật ấy, không ai có thể kiểm soát được trí tưởng tưởng phong phú của những nhà văn cả. Tuy nhiên dù vậy, những cuốn tiểu thuyết nói về bên trong và bên lề F1 vẫn chưa bao giờ thực sự chiếm được sự thích thú của người đọc.

Trong khi đó ở một môn thể thao tốc độ khác lại có được sự nổi tiếng qua những cuốn sách tiểu thuyết này, đó là đua ngựa, qua những tác phẩm của Dick Francis. Cựu tay đua ngựa Francis đã có hơn 40 đầu sách thể loại trinh thám ly kì bán chạy trên thế giới nói về thế giới bên trong và ngoài môn đua ngựa. Ông đã bán được 60 triệu bản trên 35 thứ tiếng toàn thế giới.

Vậy tại sao tiểu thuyết về F1 lại không thể thành công khi đi theo giống con đường trên?

Sự nổi tiếng của thể loại li kỳ và hành động cho thấy có một số lượng độc giả ưa thích sự căng thẳng được thể hiện qua những từ ngữ, không phải hình ảnh, và cuộc cạnh tranh giữa hai chiếc xe đua trên đường miêu tả qua những trang sách không hè kém hấp dẫn so với khi chứng kiến trực tiếp bằng mắt trên đường đua.

Không kể tới những thể loại, điều mà những người đọc viễn tưởng thì điều họ quan tâm là tính cách của những nhân vật họ thích và cả những kẻ họ không ưa. F1 không thiếu những điều dó, và tiểu thuyết có thể tập trung vào sự đối địch giữa đồng đội với nhau, những thủ đoạn liên quan đến chính trị hay đơn giản là chỉ những cuộc cạnh tranh bình thường để có thể thu hút người đọc. “Nguyên liệu” đã có sẵn, chỉ chờ ai đó tìm đến và “chế biến” nó thôi.

Một người đã đem sự li kì hấp dẫn của F1 đó đến với người đọc đó chính là Toby Vintcent, người đã có cuốn tiểu thuyết thứ 2  mang tên ‘Crash’ xuất bản mới đây vào tháng 6. Một bài viết review cho biết đây là một câu chuyện viễn tưởng tập trung vào những vụ hối lộ, tham nhũng và những sức mạnh chính trí có tại chặng đua đầu tiên tại Moscow (chặng đua không có thật).

F1 "khổ" vì... văn học, điện ảnh - 2

Sự rắc rối của F1 khiến nhiều người không có hứng thú với nó

Tuy nhiên nó cũng chỉ ra một trong những vấn đề cốt lỗi trong việc đưa F1 đến gần hơn với công chúng – F1 đang ngày càng gia tăng sự rắc rồi trong kĩ thuật và sự dụng những thuật ngữ khó hiểu.

Vintcent đã xứ lí khá tốt khi phải miêu tả những chi tiết kĩ thuật khó để có thể dẫn dắt câu chuyện tốt hơn. Còn với Francis, với những kiến thức của một người đã từng đua ngựa, việc ông miêu tả môn thể thao này sẽ đơn gian hơn rất nhiều so với một người ngoại đạo như Vintcent, nhưng miêu tả kĩ thuật lại đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn để giúp người đọc có thể tương tượng chính xác được.

Trong quá khứ khi kĩ thuật còn chưa phát triển thì tiểu thuyết về F1 không phổ biến vì thế với việc kĩ thuật ngày càng hiện đại hơn, những cuốn tiểu thuyết này lại càng khó được đón nhận hơn nữa.

Nếu bạn mở Google ra, và tìm kiếm từ khóa “motorsport fiction” (đua xe viễn tưởng) sẽ có rất nhiều kết quả, đầu sách hiện ra với nhiều review khác nhau, tốt xấu đều có. Tuy nhiên, những cuốn được đánh giá cao nhất cũng chỉ nằm trong tầm trung trung trong thị trường sách hiện nay.

Vì thế muốn được các phương tiện thông tin đại chúng PR, lăng xê cho sách của mình thì đây vẫn là điều quá xa vời bởi doanh số không có, họ sẽ không nhận được tiền hoa hồng sau khi PR cho sách của người khác. Có lẽ điều mà những nhà quản lí nên làm là đầu tư trong mảng điện ảnh như những gì đã làm với Rush hoặc làm một điều gì đó mới lạ để có thể kích thích số lượng khán giả của môn thể thao tốc độ hay nhất thế giới này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN