F1: Giữa biển tiền, cá lớn nuốt hết cá nhỏ

(Tin công thức 1 - Tin F1) Trong tuần vừa qua, câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất chắc chắn là việc Sebastian Vettel đánh bại đội đua thống trị Mercedes để giành chiến thắng chặng đầu tiên trong mùa giải 2017 với nhiều thay đổi mới này.

Video chặng Australian GP:

Tuy nhiên việc tay đua Ferrari về nhất chỉ là phần nổi của tảng băng chìm khi nó che giấu đi sự thật rằng khoảng cách giữa top đầu và phía sau là quá lớn. Dù chúng ta có thể thừa nhận rằng những thay đổi sẽ có thể khiến cuộc cạnh tranh ở top đầu hấp dẫn hơn nhưng sự chênh lệch với các đội đua phía sau cũng là điều cần nghĩ tới.

F1: Giữa biển tiền, cá lớn nuốt hết cá nhỏ - 1

Chủ tịch Jean Todt lo lắng về sự khác biệt lớn này

Top 5 tay đua dẫn đầu gồm Vettel, Hamilton, Bottas, Raikkonen và Verstappen với khoảng cách gần 29 giây, trong khi đó vị trí thứ 6 Felipe Massa kém Vettel tới 1 phút 23,386 giây, tức là gần 1 vòng đua. Và tay đua của Williams cũng là tay đua cuối cùng không bị chiếc SF70H bắt vòng trong chặng đua này, cũng là 1 trong 6 tay đua duy nhất có thể hoàn thành trọn vẹn 57 vòng đua.

Dù theo luật đua, có 13 tay đua được tính là hoàn thành hơn 90% cuộc đua nhưng một nửa trong số đó bị Vettel bắt vòng, thậm chí Giovinazzi và Vandoorne còn bị bắt tới 2 vòng. Liệu có thể kết luận rằng khoảng cách giữa top đầu và top sau là quá lớn trong kỷ nguyên mới của F1 này?

Chủ tịch FIA Jean Todt cho là như vậy, sự lo lắng của ông được thể hiện trong cuộc phỏng vấn với tờ báo của Ý La Repubblica. Người cũ của Ferrari cho rằng vấn đề thực sự ở đây đó là khoảng cách từ chiếc xe đầu tiên tới chiếc xe cuối cùng mà nguyên nhân chính là sự chênh lệch về ngân sách của các đội đua.

Todt còn đưa ra lời gợi ý rằng cần giảm đi những thiết bị giả lập mà các đội đua hàng đầu đang sử dụng để cân bằng đoàn đua hơn, tuy nhiên nó chỉ đóng góp một phần vào khoảng cách lớn này.

F1: Giữa biển tiền, cá lớn nuốt hết cá nhỏ - 2

Felipe Massa: "Rất khó có thể bám sát chiếc xe khác."

Tuy vậy, lịch sử lại cho rằng đây không phải là lần đầu tiên khoảng cách như vậy được thiết lập và Albert Park là nơi cho thấy xu hướng tạo ra khoảng cách lớn giữa người dẫn đầu và các tay đua phía sau.

Trong năm 2016, tay đua "tầm trung" về đích ở vị trí cao nhất ở Melbourne cũng chính là Massa, cán đích sau người chiến thắng Nico Rosberg 58,979 giây ở vị trí thứ 5, kém vị trí thứ 4 Daniel Ricciardo tới 34,649 giây. Khoảng cách giống với của Massa năm 2017 là 1 phút 23,399 giây của Jolyon Palmer, người đứng thứ 11 năm ngoái.

Trong khi đó chiếc xe cuối cùng bị bắt vòng là chiếc McLaren của Jenson Button ở vị trí thứ 14. Nhưng nên nhớ rằng chặng đua năm ngoái đã xảy ra một vụ tai nạn kinh hoàng giữa Fernando Alonso và Esteban Gutierrez khiến cuộc đua phải bắt đầu lại ở vòng thứ 20 và từ đó các tay đua chạy lốp Medium cho đến khi kết thúc cuộc đua.

Nếu tính sự việc đó và chặng đua năm nay, Massa vào pit ở vòng 20 và từ đó anh kém hơn Vettel 46,305 giây cho đến hết cuộc đua, và kém Verstappen ở phía trên 37,217 giây, vì thế khoảng cách cũng không khác gì năm ngoái là mấy.

Tất nhiên là có rất nhiếu yếu tố cần phải tính tới như traffic, cách xử lí lốp, thời gian bung hết sức mạnh chiếc xe,.... mà khiến cho chúng ta không thể so sánh được giữa thời gian của năm 2016 và 2017, nhưng ít nhất khoảng cách đã không bị nới rộng thêm, dù vậy sụ lo lắng của Jean Todt là có cơ sở.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN