Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
-
Barbora Krejcikova
-
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
-
Zizou Bergs
-
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
-
Lorenzo Sonego
-
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
-
Coco Gauff
-
dolehide-va-krawczyk-vs-chan-va-kudermetova
WTA Finals
C. Dolehide & D. Krawczyk
-
V. Kudermetova & Hao-Ching Chan
-
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
-
Richard Gasquet
-
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
-
Benjamin Bonzi
-

F1 đã thay đổi như thế nào suốt chiều dài lịch sử?

Trong lịch sử, F1 đã có nhiều thay đổi qua các thời kỳ, qua đó từng bước trở thành giải đua phủ sóng toàn cầu.

F1 có tên đầy đủ là Giải đua xe Công thức 1. Nhưng ít người biết “công thức” trong tên gọi của giải đua danh giá nhất hành tinh có nghĩa là gì và “công thức” này đã thay đổi như thế nào qua các thời kỳ.

Chặng đua F1 ở Australia - “cầu nối” góp phần đưa các giá trị văn hóa của xứ sở chuột túi ra thế giới. Ảnh: formula1.com

Chặng đua F1 ở Australia - “cầu nối” góp phần đưa các giá trị văn hóa của xứ sở chuột túi ra thế giới. Ảnh: formula1.com

“Công thức” trong tên gọi “Công thức 1” (F1) là thuật ngữ để chỉ hệ thống những quy tắc được áp dụng trong giải đấu, yêu cầu tất cả đội tham gia phải tuân thủ. Những cải tiến của “công thức” qua từng thời kỳ là yếu tố góp phần tạo nên sức hấp dẫn và độc đáo cho giải đua xe số 1 thế giới này.

Mở rộng phạm vi, đa dạng phong cách

Đua xe công thức 1 có nguồn gốc từ Giải Grand Prix Đua Mô tô tại châu Âu vào những năm 1920 - 1930. Tuy nhiên, phải đến năm 1946, các quy tắc của giải đấu mới được Liên đoàn Xe hơi Quốc tế (FIA) chuẩn hóa và những chặng đua chính thức được tổ chức lần đầu năm 1950.

Châu Âu là cái nôi của F1. Tuy nhiên, niềm đam mê bất tận của người hâm mộ với những đường đua tốc độ nhanh chóng lan sang cả Bắc Mỹ, Nam Mỹ và rồi đến cả châu Á, đưa F1 trở thành giải đua xe số 1 toàn cầu.

Ở Châu Á, Trung Quốc, Malaysia, Singapore tổ chức những chặng đua F1 đầu tiên vào năm 2008. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bắt đầu đăng cai năm 2009. Việt Nam ghi danh trên bản đồ Công thức 1 với chặng đua đầu tiên vào năm 2020.

Chặng đua F1 ở Australia - “cầu nối” góp phần đưa các giá trị văn hóa của xứ sở chuột túi ra thế giới. Ảnh: formula1.com

Singapore Grand Prix - Một trong những đường đua xe F1 ấn tượng nhất thế giới. Ảnh: formula1.com

Tới nay, một nửa số chặng đua của F1 được tổ chức ở bên ngoài châu Âu với những đường đua riêng biệt và độc đáo ở từng quốc gia, khu vực đăng cai, từ đó đem tới những “Công thức” F1 rất khác nhau qua từng năm.

Cải tiến công nghệ, chú trọng an toàn

1950: Giải F1 lần đầu tiên được tổ chức tại Silverstone, Anh. Ở mùa giải này, các đội đua sử dụng những chiếc xe trước Thế chiến như 158 của Alfa.

Những cải tiến bước ngoặt (1959 - 1980)

1959: Cải tiến lớn đầu tiên về công nghệ - việc tái sản xuất các loại xe hơi có động cơ tầm trung của Cooper - đã giúp tay đua người Úc Jack Brabham vô địch thế giới vào các năm 1959, 1960 và 1966.

Chiếc BRM trên đường đua F1 1960. Ảnh: formula1.com

Chiếc BRM trên đường đua F1 1960. Ảnh: formula1.com

1961: Tất cả những tay đua tham gia thi đấu đã chuyển sang các loại xe hơi động cơ tầm trung.

1962 - 1973: Colin Chapman - nhà thiết kế, đồng thời là người sáng lập Team Lotus giới thiệu chiếc xe hơi có miếng khung gầm bằng nhôm gắn liền với thân thay cho kiểu thiết kế dạng khung truyền thống. Cải tiến này đã đưa đội đua của Anh thống trị đường đua F1 với 12 chức vô địch.

1970: Lotus giới thiệu nguyên lý khí động lực học về hiệu ứng mặt đất cung cấp lực ép xuống khổng lồ và làm tăng đáng kể tốc độ bẻ cua.

Đổi mới tiêu chuẩn an toàn (1980 - nay)

1982 - 1990: Việc thay thế nhôm bằng chất liệu vững chãi hơn là sợi carbon trong chế tạo khung gầm giúp giảm thiểu thiệt hại về người trên các đường đua F1.

1994: FIA bất ngờ cấm các công nghệ điện tử tăng cường hiệu suất, dẫn tới việc khá nhiều mẫu xe đua không còn giữ được mức an toàn cần thiết trong khi công suất vẫn tăng đều qua từng năm. Hậu quả là cái chết của tay đua huyền thoại Ayrton Senna và tay đua người Áo Roland Ratzenberger. Cũng từ đây, an toàn trở thành mối quan tâm hàng đầu của F1.

2003: FIA áp dụng hệ thống hỗ trợ an toàn đầu và cổ (HANS), giúp giảm đến trên 65% lực tác động lên đầu, gần 90% lực tác động lên cổ của tay đua trong mọi trường hợp, giúp giảm thiểu các chấn thương có thể xảy đến.

Hệ thống hỗ trợ an toàn (HANS) - “bùa hộ mệnh” cho đầu, cổ và đốt sống lưng của các tay đua khi xảy ra va chạm. Ảnh: formula1.com

Hệ thống hỗ trợ an toàn (HANS) - “bùa hộ mệnh” cho đầu, cổ và đốt sống lưng của các tay đua khi xảy ra va chạm. Ảnh: formula1.com

2017: FIA áp dụng HALO - thiết bị làm bằng titanium, nặng khoảng 9kg với 3 trục chính, trục trước nằm ở chính giữa phần thân xe phía trước buồng lái, 2 trục bên kéo dài về phía sau, bao trọn vị trí ngồi của tay đua.

HALO chịu được lực tác động lên đến 12 tấn trọng lượng trong vòng 5 giây, nhằm bảo vệ tuyệt đối cho phần đầu của các tay đua. Ảnh: formula1.com

HALO chịu được lực tác động lên đến 12 tấn trọng lượng trong vòng 5 giây, nhằm bảo vệ tuyệt đối cho phần đầu của các tay đua. Ảnh: formula1.com

Thay cách tính điểm, tăng độ cạnh tranh

Năm 2010, FIA bỏ hệ thống tính điểm cũ 10-8-6-5-4-3-2-1 dành cho 8 tay đua về đầu mỗi chặng. Thay vào đó, 10 tay lái dẫn đầu mỗi chặng đua sẽ được tính điểm theo thang 25-18-15-12-10-8-6-4-2-1. Các quan chức FIA tin rằng khoảng cách 7 điểm giữa người về nhất và nhì, thay vì chỉ 2 điểm như cũ, sẽ khiến các chặng đua diễn ra quyết liệt hơn.

Năm 2020, cờ caro đen trắng sẽ trở lại sau lỗi kỹ thuật của tấm pano phát sáng được dùng thay thế năm 2019. Ảnh: formula1.com

Năm 2020, cờ caro đen trắng sẽ trở lại sau lỗi kỹ thuật của tấm pano phát sáng được dùng thay thế năm 2019. Ảnh: formula1.com

Mới đây nhất, năm 2019, Ban tổ chức F1 ban hành luật lệ mới với nội dung: Thưởng thêm 1 điểm cho tay lái đạt được fastest lap (thời gian hoàn thành 1 vòng đua nhanh nhất) nhằm khích lệ các tay đua đạt tốc độ cao nhất. Các đội đua có tay đua đạt fastest lap cũng được thưởng điểm. Tuy nhiên, để được thưởng điểm, tay lái này phải có thứ hạng trong top 10 của chặng đua.

Giờ đây, việc được hòa mình vào bầu không khí cuồng nhiệt, trực tiếp cảm nhận “công thức” rất riêng của F1 không còn là ước mơ xa vời với những khán giả Việt Nam khi điểm đến tiếp theo của cuộc đua danh tiếng chính là Hà Nội. Chỉ từ 700 ngàn đồng, người hâm mộ đã có thể sở hữu tấm vé giá trị tham dự VinFast Vietnam Grand Prix 2020 diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5/4/2020.

Chặng đua Formula 1 VinFast Vietnam Grand Prix sẽ diễn ra từ ngày 3/4 đến ngày 5/4/2020. Là chặng đua đường phố mới nhất của F1, đường đua F1 Hà Nội có chiều dài tới 5.607m và 23 góc cua với nhiều thử thách và cảm hứng nhất mùa giải, hứa hẹn mang đến cho người hâm mộ những màn biểu diễn tốc độ gay cấn, nghẹt thở nhất từ các tay đua hàng đầu thế giới cùng những sự kiện văn hóa, giải trí, lễ hội bên lề sôi động và mang đậm dấu ấn Việt Nam và quốc tế.

Chặng đua có 3 loại vé chính, bao gồm: Vé Doanh nghiệp (Hospitality), Vé Khán Đài (Grandstand) và Vé Phổ thông (General Admission). Mỗi loại vé được chia thành 2-3 hạng vé với quyền lợi đi kèm riêng biệt. Cùng với lựa chọn loại vé, khách có thể lựa chọn mua vé 1 ngày, 2 ngày hoặc trọn gói 3 ngày cuối tuần với giá vé khởi điểm từ 700.000VNĐ. Ban tổ chức mong muốn mang đến cho người xem cơ hội sở hữu tấm vé phù hợp nhất với sở thích và nhu cầu của mỗi người.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo T.L ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN