Trận đấu nổi bật

taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
2
Lorenzo Sonego
3
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
2
Katie Boulter
1
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
3
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
2
Elena-Gabriela Ruse
1
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
3
Tristan Schoolkate
1
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
3
Daniil Medvedev
2

F1: Cuộc "tiến hóa" còn đầy tranh cãi (P2)

Trong bối cảnh không ai muốn đánh mất lợi thế của mình, làm thế nào hội nghị Nhóm chiến lược “Strategy Group” có thể đạt được nhiều quyết sách cho 2016-17.

Đầu tiên, một sự thay đổi và đồng thuận cao đã đạt được để hướng đến mục tiêu làm cho F1 trở nên hấp dẫn hơn. Nhằm thu hút người hâm mộ trở lại với F1, một định dạng mới của vòng phân hạng đã đạt được sự nhất trí của các bên tham dự, nó cũng đã nhận được sự chấp thuận của Ủy ban F1 và có thể sẽ được áp dụng ngay từ chặng đua Australian GP vào tháng 3 tới đây.

F1: Cuộc "tiến hóa" còn đầy tranh cãi (P2) - 1

Định dạng vòng loại mới có thể làm cuộc đua hấp dẫn hơn

Theo đó, vẫn có 3 lượt phân hạng (Q) như hiện tại. Ở Q1, vòng loại sẽ diễn ra trong 16 phút với 22 tay đua, sau 7 phút đầu tiên chiếc xe chậm nhất sẽ bị loại, cứ mỗi 90 giây tiếp theo sẽ có thêm 1 tay đua bị loại đến khi còn lại 15 tay đua.

Vòng loại Q2 sẽ diễn ra trong 15 phút với 15 tay đua, sau 6 phút tay đua chậm nhất sẽ bị loại và cứ mỗi 90 giây tiếp theo sẽ có thêm một tay đua có thành tích kém nhất bị loại cho đến khi còn lại 8 tay đua. Q3 sẽ diễn ra trong 14 phút, sau 5 phút đầu tiên sẽ có 1 tay đua bị loại, từ đó cứ 90 giây lại có thêm một tay đua kém nhất bị loại, để 90 giây cuối cùng sẽ là cuộc đua chung kết giành pole của duy nhất 2 tay đua có thành tích tốt nhất tính đến thời điểm đó.

F1: Cuộc "tiến hóa" còn đầy tranh cãi (P2) - 2

Kích thước chiếc xe 2017.

Vấn đề gai góc nhất chính là đề xuất của Red Bull giúp chiếc xe có thể chạy nhanh hơn. Sau nhiều tranh luận, các bên đã gần như thống nhất với “đề xuất McLaren”, theo đó sẽ thay đổi thông số kỹ thuật để tăng downforce lên khoảng 25% thay vì 50% như ý kiến của Red Bull. Có 3 đội đua bỏ phiếu chống lại đề xuất này, nhưng chừng đó là quá ít lá phiếu để nó sẽ không được thông qua.

Về quy chuẩn kỹ thuật, chiếc xe cho năm 2017 sẽ thay đổi và cho ta cái nhìn hoàn toàn mới. Cánh gió trước sẽ tăng từ 1.650mm lên 1.800mm để đáp ứng kích thước lốp trước tăng từ 245mm lên 305mm. Quy định về endplate sẽ đơn giản hóa và được phép kéo dài phần trung tâm mũi xe về phía trước. Điều này có thể cho phép các đội đua tăng tính sáng tạo khi thiết kế mũi xe cho các gói khí động học. Hy vọng sự thay đổi này sẽ có tính tích cực!

Kích thước lốp sau tăng từ 325mm lên 405mm đồng nghĩa với độ rộng chiếc xe tăng từ 1.800mm lên 2.000mm. Do đó sidepod sẽ tăng kích thước trong khoảng 1.400-1.600mm và cánh gió hông (bargeboard) dù chưa có kích thước cụ thể nhưng sẽ tăng lên giúp cho việc kiểm soát luồng khí động chảy qua sidepod và gầm xe một cách hiệu quả.

Hình dạng sàn xe phần đầu ngay dưới hốc đón gió cũng được mở rộng quy chuẩn, bán kính cạnh trước đây không được nhỏ hơn 50mm sẽ được nâng lên không nhỏ hơn 100mm và có thể sử dụng vật liệu không đồng nhất để giảm trọng lượng chiếc xe.

Trước đây vị trí bắt đầu tấm sàn này phải cách trục trung tâm bánh trước 330mm thì được điều chỉnh thành 430mm. Quy định mới này sẽ tác động trực tiếp đến cách các đội đua thiết kế mũi xe được hạ xuống thấp nhất có thể để đạt được hiệu quả khí động học tối ưu tương tự giải pháp cánh flexi (cánh mềm, dẻo) mà Red Bull đã từng áp dụng giai đoan 2010-11.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN