Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
2
Lorenzo Sonego
3
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
2
Katie Boulter
1
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
3
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
2
Elena-Gabriela Ruse
1
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
3
Tristan Schoolkate
1
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
3
Daniil Medvedev
2

F1, Canadian GP: Mưu sự tại nhân

Chặng thứ 7 mùa – Canadian GP, mùa giải Thể thức 1 sẽ tiếp diễn tại đường đua Gilles Villeneuve với “Wall of Champions” danh tiếng ở Montreal - Canada; bắt đầu từ 10/6 đến ngày đua chính thức 12/6/2016.

Đường đua mang tên tay đua F1 nổi tiếng người Canada - Gilles Villeneuve, xây dựng tại thành phố Montreal, thuộc bang Quebec. Năm 1977, chính quyền thành phố Montreal quyết định xây dựng một đường đua mới phục vụ cho Canadian GP. Nhưng họ lại gặp khó khăn về tài chính, cũng như quỹ thời gian không cho phép.

F1, Canadian GP: Mưu sự tại nhân - 1

Đường đua Canadian GP 2016 (FIA)

Do đó, giải pháp đơn giản hơn đã được thực thi. Họ lấy hòn đảo Ile Notre-Dame làm hạt nhân, kết nối và cải tạo những con đường sẵn có thành một đường đua mới với kinh phí rẻ hơn rất nhiều. Khánh thành năm 1978, đường đua được mang tên chính địa danh này - Ile Notre-Dame Circuit, mãi đến 1982, sau cái chết của tay đua người Canada vì tai nạn, đường đua được mang tên ông cho đến ngày nay - Gilles Villeneuve Circuit.

Lược qua thông số đường đua, Gilles Villeneuve Circuit có tổng chiều dài 4.316 km gồm 9 góc cua phải và 6 cua trái. Đây là đường đua tốc độ cao khi vận tốc lên đến 316 km/h và trung bình vào khoảng 200 km/h. Đường đua kết hợp giữa các góc cua ngắn, tốc độ thấp và các góc cua kép và các đoạn thẳng dài.

Trên đường chạy này, động cơ và hệ thống phanh gần như làm việc ở mức tối đa. Hệ thống làm mát được đặc biệt chú trọng để chiếc xe cán đích trơn tru sau 70 vòng chạy (xem chi tiết tại sơ đồ đường đua do FIA công bố).

Kỷ lục vòng chạy nhanh nhất 1:13.622s do tay đua kỳ cựu Rubens Barrichello lập năm 2004 trong màu áo đội Ferrari. Chặng đua năm 2011, với chiến thắng của tay đua Jenson Button đội McLaren, được người hâm mộ toàn cầu bình chọn là chặng đua mưa hay nhất thế kỷ.

F1, Canadian GP: Mưu sự tại nhân - 2

Lốp thi đấu Canadian GP 2016 (Pirelli)

Ở 2 mùa giải gần nhất lên ngôi vô địch, tay đua của Mercedes đều có mặt trên podium, Rosberg về nhì sau Ricciardo của Red Bull mùa 2014, Hamilton & Rosberg có chiến thắng 1-2 mùa 2015. Trong ngày đua sắp tới, người hâm mộ lạc quan nhất cũng có thể đoán rằng, một vị trí podium chắc chắn thuộc về Mercedes và 2 bục trống còn lại là cuộc chiến giữa Mercedes và vài đội mạnh xếp sau.

Pirelli chỉ định sử dụng bộ lốp “toàn mềm” cho Canada với Soft (vàng), Super-soft (đỏ) và Ultra-soft (tím). Như kết quả thử nghiệm và kiểm chứng thực tế qua chặng đua trước, hầu như các đội đua đều tập trung sử dụng tối đa lốp ultra trong chặng đua này. Với 13 bộ lốp sử dụng trong 1 chặng đua, các đội và các tay đua đều đã xác định số lốp sử dụng theo từng loại. Đa số các đội sử dụng đầy đủ 3 loại lốp được chỉ định.

Cá biệt có tân binh Haas và Renault là bỏ qua không sử dụng super-soft, trong đó Renault chọn 5 soft – 8 ultra-soft và Haas là 3 soft – 10 ultra-soft. Chúng ta có thể xem đầy đủ bảng chọn lựa lốp sử dụng do Pirelli công bố được trích ảnh sau đây.

Như mùa giải trước, FIA xác lập hai vùng DRS liên tiếp cho đường đua này. Có một sự khác biệt với các đường đua có 2 phân vùng DRS, đó là ở đây chỉ có duy nhất 1 điểm xác định DRS nằm sau cua số 9 khoảng 110mét. DRS được phép kích hoạt trên đoạn thẳng dài nhất của đường đua bắt đầu 55mét trước góc cua 12, sau khi thoát qua góc cua kép 13-14 khoảng 70 mét là lần kích hoạt DRS thứ 2 hướng về đích đến.

Thử thách thật sự cho các tay đua chính là góc cua số 10 và góc cua kép 13-14, nơi có bức tường chắn nổi tiếng được đặt tên Wall of Champions. Giai thoại vui trong làng F1 rằng, nếu tay đua nào chưa “hôn” vào bức tường này sẽ chưa thể là tay đua quán quân thế giới.

Tuy nhiên, cũng có nhiều tay đua từng mất lái tại đây nhưng vẫn chưa từng thắng chặng. Với một “fan cuồng”, dĩ nhiên bạn sẽ chẳng mong tay đua thần tượng “hôn hít” đoạn chắn này trong ngày đua chính thức – nhất là với tay đua đương kim quán quân vừa có 1 chặng thắng đầu tiên trong mùa giải. 

F1, Canadian GP: Mưu sự tại nhân - 3

Podium Canada GP 2015, Hamilton-Rosberg-Bottas

Canada Grand Prix trải qua các thời kỳ tính từ ngày tổ chức chặng đua đầu tiên năm 1961 và chính thức tham gia giải đấu Thể thức 1 vào năm 1967, được tổ chức lần lược qua các đường đua Mosport Park (1961-1967, 1969, 1971-1977), Mont-Tremblant (1968 và 1970) và Gilles Villeneuve (từ 1978 đến nay). Theo thống kê, Ferrari và McLaren là 2 đội đua có số lần thắng chặng nhiều nhất, 13 lần.

Với các đội đua còn thi đấu tính đến mùa giải này, Williams từng 7 lần chiến thắng và Red Bull 2 lần.  Huyền thoại F1 đang chống chọi với tai nạn hiểm nghèo Michael Schumacher là tay đua đạt 7 lần vinh danh tại đây.

Ngôi sao một thời như Nelson Piquet chiến thắng 3 lần, Ayrton Senna và Jackie Stewart cùng 2 lần. Tay đua có nhiều chặng thắng hiện còn thi đấu không ai khác hơn chính là tay đua 3 lần vô địch thế giới Lewis Hamilton với 3 trong màu áo McLaren và 1 cho Mercedes.

Canada thuộc khu vực Bắc Mỹ nên chặng đua này người hâm mộ Việt Nam chúng ta phải xem trực tiếp đua phân hạng vào rạng sáng Chủ Nhật 12/6, từ 0g00 đến 1g00; và đua chính thức lúc 1g00 sáng Thứ Hai 13/6/2016.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo R@cing24h ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN