Trận đấu nổi bật

bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
2
T. Puetz & K. Krawietz
1
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
2
Carlos Alcaraz
0
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
2
S. Bolelli & A. Vavassori
1
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
2
Andrey Rublev
1

F1, British GP 2016: Đặt cược cho Hamilton

Kết thúc chặng đua tại Áo, các đội đua sẽ không có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Không quá gấp gáp như từ Montreal đi Baku, nhưng họ sẽ cần khẩn trương vượt qua quãng đường khoảng hơn 1.500km từ Spielberg đến Silverstone để chuẩn bị cho chặng đua British GP sẽ diễn ra cuối tuần này từ 08-10/7.

Giống như nhiều đường đua khác ở Anh quốc, Silverstone Circuit bắt nguồn từ nền tảng là hạ tầng một sân bay cũ thời Thế chiến II. Sau năm 1945, các đường đua nổi tiếng hồi đó là Donington Park và Brooklands bị hư hại sau cuộc chiến tranh. Royal Automobile Club thấy cần thiết phải xây dựng một đường đua mới cho mục đích tổ chức British Grand Prix, nên sân bay Silverstone và hệ thống đường băng của nó đã được lựa chọn.

F1, British GP 2016: Đặt cược cho Hamilton - 1

Toàn cảnh một Silverstone hiện đại

Silverstone Circuit được xây dựng bên cạnh thị trấn Northamptonshire nằm giữa vùng Silverstone và Whittlebury. Đường đua được hoàn thành và tổ chức British GP từ năm 1948. Đến khi Formula One World Championship (F1) – giải đấu cao nhất của các thể thức đua xe ra đời năm 1950 thì Silverstone cùng với Monza, Monaco là một trong những đường đua mà lịch sử của nó luôn là một phần không thể thiếu của Thể thức 1 đương đại.

Nhưng Silverstone không phải là nơi duy nhất tổ chức British GP. Giai đoạn 1950-54 chỉ duy nhất tại đường đua này. Từ 1955-60 là sự luân phiên giữa 2 đường đua Aintree và Silverstone trước khi được bàn giao cho Aintree các năm 1961-62. Từ 1963 đến 1986 tiếp tục là sự chia sẻ quyền tổ chức British GP giữa hai đường đua Silverstone và Brands Hatch.

Kể từ năm 1987 đến mùa này, Silverstone là địa điểm duy nhất tổ chức British GP. 2016 sẽ là chặng đua liên tiếp thứ 30 tổ chức tại đây, đồng thời cũng là lần thứ 50 Silverstone có vinh dự đại diện cho nước Anh tổ chức giải đấu F1.

Silverstone đã được cải tạo, sửa chữa nhiều lần các năm 1952, 1975, 1986, 1991 và 1994 (sau cái chết của huyền thoại Ayrton Senna ở Imola – đường đua được cải tạo nhằm nâng cao an toàn). Lần cải tạo cuối cùng năm 2011, nó được nâng cấp pit-lane, paddock với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, mặt đường được làm mới hoàn toàn, giúp cho Silverstone trở thành đường đua hiện đại hàng đầu thế giới.

F1, British GP 2016: Đặt cược cho Hamilton - 2

Thông tin kỹ thuật Silverstone Circuit (nguồn FIA)

Silverstone hiện tại có chiều dài 5,891km, chạy theo hướng xuôi chiều kim đồng hồ. Với 10 cua phải và 8 cua trái, các tay đua sẽ phải thực hiện 52 vòng chạy, cùng quãng đường 306,198km để hoàn thành cuộc đua. Dữ liệu 2015 ghi nhận tốc độ trung bình tại đây khoảng 220km/giờ, còn tốc độ tối đa đạt 330km/giờ.

Kỷ lục một vòng chạy tại Silverstone hiện do Mark Webber nắm giữ với thời gian 1phút 33,401giây, lập năm 2013 khi anh còn đua cho Red Bull. Pole 2015 của Lewis Hamilton là 1phút 32,248giây.

Là đường đua có tốc độ cao, nên cài đặt lực nén cho chiếc xe đua (downforce) sẽ ở mức cao nhằm giúp cho chiếc xe có thể cân bằng, ổn định vượt qua các cua khó và liên tiếp. Nó cũng đòi hỏi và thử thách các tay đua phải có sự tập trung cao độ cũng như bản lĩnh và kỹ thuật lái xe điêu luyện để có thể vượt qua các góc cua với tốc độ tối ưu nhất. Đặc biệt là ở các cua liên tiếp 2-3 hay 16-17 (trong đó cua số 16 đòi hỏi lực phanh lớn nhất).

FIA cũng xác lập hai phân vùng DRS tương tự các mùa trước. Theo đó, điểm dò DRS thứ nhất (DRS Detection 1) là 25 mét trước cua 3 và điểm kích hoạt DRS (Activation 1) 50mét sau cua số 5, điểm DRS Detection 2 nằm giữa cua 10-11 và điểm kích hoạt sau cua số 14 khoảng 55mét.

Với sự xác lập này, trước khi đến phân vùng DRS thứ 2, các tay đua phải xử lý thật tốt ở các cua liên tiếp 10-11-12-13 để chiếc xe có gia tốc tối ưu khi thoát khỏi cua 14 và tận dụng tối đa đoạn thẳng DRS để bứt phá và vượt mặt đối thủ.

F1, British GP 2016: Đặt cược cho Hamilton - 3

Thông tin lựa chọn lốp của các tay đua (nguồn Pirelli)

Ở British GP năm nay, nhà cung cấp lốp Pirelli đem đến 3 loại lốp khô cứng nhất là Hard(viền cam), Medium(viền trắng) và Soft(viền vàng). Đây là lần thứ 2 cả ba bộ lốp này cùng xuất hiện trong một chặng đua sau chặng Tây Ban Nha. Từ quy chuẩn 2016 cho thấy, các đội đua tốp đầu sẽ phải để dành tối thiểu 01 bộ Soft cho vòng phân hạng thứ 3, và ít nhất 1 trong 2 bộ lốp còn lại là Hard hoặc Medium phải được sử dụng trong cuộc đua.

Mùa trước, với 2 bộ lốp Hard và Medium, nhóm các tay đua podium chỉ cần 2pit-stop để hoàn thành chặng đua. Mùa này, theo bảng kê số lượng lốp mà các tay đua lựa chọn, chủ yếu họ tập trung vào loại lốp Soft nhiều nhất. Nhưng với đặc tính kỹ thuật lốp mùa này có độ bền cao, cộng thêm thời tiết và nhiệt độ cuối tuần này ở khu vực đường đua không cao, 2pit-stop vẫn là chiến thuật tối ưu để hướng đến chiến thắng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN