Trận đấu nổi bật

krawietz-va-puetz-vs-purcell-va-thompson
Nitto ATP Finals
T. Puetz & K. Krawietz
2
M. Purcell & J. Thompson
1
alexander-vs-taylor
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
1
Taylor Fritz
2
heliovaara-va-patten-vs-arevalo-va-pavic
Nitto ATP Finals
H. Patten & H. Heliovaara
0
M. Pavic & M. Arevalo
2
jannik-vs-casper
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
2
Casper Ruud
0

F1, Bahrain GP: Giữa vùng sa mạc khốc liệt

Thời gian trôi qua thật nhanh, đã hơn 1 tuần kể từ khi chặng đua khai màn của mùa giải diễn ra với chiến thắng của một cái tên quen thuộc, tay đua của Mercedes Nico Rosberg. Vào cuối tuần này, chặng đua thứ 2 trong cuộc hành trình kéo dài 21 chặng sẽ được diễn ra tại vùng đất Trung Đông nhiều sóng gió, đất nước Bahrain.

Năm nay, Bahrain GP tiếp tục được tổ chức tại trường đua Bahrain International Circuit, lần thứ 12 kể từ lần đầu tiên tổ chức vào năm 2004 (1 lần bị hoãn năm 2011 do bạo loạn tại Bahrain). Đã có rất nhiều tay đua đã giành chiến thắng tại đây, trong số đó có Alonso, Hamilton và Vettel.

F1, Bahrain GP: Giữa vùng sa mạc khốc liệt - 1

Sơ đồ chi tiết đường đua Bahrain

Đặc biệt, tại Bahrain không được phép dùng đồ uống có cồn ở nơi công cộng, vì thế chặng đua này top 3 tay đua về đích nhanh nhất sẽ không được phép ăn mừng bằng sâm panh, thay vào đó họ sẽ uống loại nước rosewater(một loại nước trái cây) của địa phương.

Trường đua quốc tế Bahrain được thiết kế bởi kĩ sư nổi tiếng của FIA Hermann Tilke. Đây là trường đua thứ 2 do ông thiết kế được sử dụng vào trong F1, trước đó thì là trường đua quốc tế Sepang với lần đầu tiên đưa vào sử dụng năm 1999. Trường đua tại Bahrain có tổng chiều dài 5,421km với 15 khúc cua – 9 cua phải và 6 cua trái – với 4 đoạn đường thẳng khá dài.

Đoạn thẳng dài nhất là đoạn đi qua đường pit dài 1,090km, bằng gần 1/5 tổng chiều dài chặng đua và đây cũng là đoạn đường được phép sử dụng DRS(phân vùng DRS thứ 2 – còn phân vùng DRS thứ nhất chính là đoạn thẳng nằm giữa cua 10-11).

Tổng diện tích đường đua khoảng 140000 m², đủ diện tích cho tới 344 sân tennis. Nếu khoảng diện tích đó không đủ để giúp các tay đua tránh mọi rắc rối thì đã có tới 600 nhân viên trải khắp đường đua sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ họ để cuộc đua ngày chủ nhật diễn ra mà ít bị gián đoán giữa chừng nhất có thể.

Đối với những trường đua “cổ” như Spa-Francorchamps ở Bỉ hay Silverstone ở Anh, nhiều khúc cua được đặt hẳn một tên riêng, tuy nhiên tại Bahrain, các khúc cua đơn giản được đặt theo những con số. Đến trước chặng đua năm 2014, khúc cua đầu tiên của trường đua, hay còn gọi là khúc cua số 1, trở thành khúc cua thứ 2 vinh danh huyền thoại 7 lần vô địch thế giới Michael Schumacher.

Khúc cua đầu tiên vinh danh tay đua người Đức này chính là tại trường đua Nurburgring ở quê hương anh, khúc cua chậm gần cuối của đường đua. Tuy nhiên, cái tên này vẫn chưa được phổ biến, chưa được đưa vào “từ điển đua xe” của các fan hâm mô, các bình luận viên và các tay đua, họ vẫn quen nói khúc cua thứ 1 hay hairpin.

F1, Bahrain GP: Giữa vùng sa mạc khốc liệt - 2

Khúc cua được đặt tên huyền thoại Michael Schumacher

Tính đến hết năm 2015, 8 trên tổng số 11 chặng mang tên người chiến thắng là những nhà vô địch thế giới, chiếm 72,7%. Tỉ lệ chiến thuật của các đội đua còn lớn hơn với 90,9% (10 trên 11 cuộc đua).

Cũng giống như Losail tại Qatar, Yas Marina tại Abu Dhabi, trường đua quốc tế Bahrain cũng được xây dựng trên sa mạc, một thách thức riêng của những nhà tổ chức cuộc đua. Cát là thứ rất dễ bị thổi bay, cho nên thỉnh thoảng trường đua sẽ bị ảnh hưởng bởi những cơn gió đem theo cát vào trường đua.

Năm 2009, một trận bão cát đã khiến đợt test trước mùa giải đã phải hoãn lại. Cát có thể gây cản trở với các tay đua, tốc độ tập trung của họ giảm xuống có thẻ dẫn đến những tình huống đáng tiếc. Hơn nữa, lốp của Pirelli cũng sẽ không phát huy được hết khả năng của mình trên mặt đường bẩn. Chính vì thế ban tổ chức đã có nhiều biện pháp để giảm lượng cát thổi vào đường đua.

F1, Bahrain GP: Giữa vùng sa mạc khốc liệt - 3

Chặng đua đêm đầu tiên tại Bahrain năm 2014

Trường đua Bahrain lần đầu được tổ chức vào buổi tối từ năm 2014 nhân kỉ niệm chặng đua thứ 900 của F1, là chặng dua thứ 3 có vinh dự tổ chức cuộc đua dưới ánh đèn. Việc thay đổi lịch đua từ ngày sang đêm rõ ràng đem lại nhiều lợi ích cho trường đua, trở thành một trong những nơi đáng đến xem nhất năm, dù ý tưởng đua đêm đã không còn mới lạ so với khi nó mới được bắt đầu triển khai.

Theo James Allen, hệ thống chiếu sang cho trường đua đã tốn hết 13 triệu euro ($14,51 triệu), hơn nữa có tới 4500 đèn đơn lẻ được treo lên 495 cái cột đèn xung quanh đường đua, được kết nối với nhau bằng 500km dây cáp. Và tất cả chúng ta đều thấy rằng hầu hết tất cả các chiếc xe đều nhìn ấn tượng hơn dưới ánh đèn đêm huyền ảo.

Năm 2016, thêm một sự xuất hiện mới đến với Bahrain GP, đó chính là lốp Super Soft (cùng với lốp Soft và Medium là 3 loại lốp được Pirelli cung cấp cho chặng đua này).

Với đặc tính của đường đua, cùng với việc thời gian đua vào ban đêm, rất khó có thể nói trước được điều gì về chặng đua này, nhất là khi chúng ta đã được chứng kiến chặng đua Australian GP đầu tiên của mùa giải. Ferrari cần cân nhắc thật kĩ chiến thuật của chặng đua này.

Bahrain GP sẽ được diễn ra vào lúc 22h00 ngày thứ 7 lượt phân hạng và Chủ nhật chặng chính thức (giờ VN). Khán giả ở Việt Nam có thể theo dõi trực tiếp chặng đua này tại kênh thể thao FOX Sports và FOX Sports HD.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN