F1 2017, "chiến mã" mới: Thông điệp thách thức

Tiếp nối Williams và Sauber, Renault là đội đua thứ 3 trong năm nay "chào sân" bằng việc giới thiệu chiếc xe mới của mình.

Chiếc xe Renault mang số hiệu R.S 17 này đã được ra mắt công khai vào ngày 21/2 vừa qua, và nó cũng đem đến nhiều sự tò mò với những người tham dự buổi ra mắt. Sự thu hút của chiếc xe không chỉ từ vẻ bề ngoài với hai màu trắng và đen của nó mà còn ở những chi tiết khác biệt.

F1 2017, "chiến mã" mới: Thông điệp thách thức - 1

Màu sắc bắt mắt

Lễ ra mắt xe của Renault đã được diễn ra tại hội trường Royal Horticultural tại Westminster, London với sự góp mặt của đông đảo thành đội đua Renault và cố vấn đặc biệt Alain Prost, người từng 4 lần vô địch F1 Thế giới. Sau khoảng gần 45 phút của buổi lễ chiếc xe đã được giới thiệu, đây là chiếc xe hoàn chỉnh đầu tiên mà đội đua nước Pháp này làm trong nhiều năm trở lại đây với một cách tiếp cận khác biệt, phục vụ cho mục tiêu kết thúc mùa giải trong top 5 ở mùa giải này.

Đầu tiên là ở phần trước của xe, nơi mà các luồng khí tác động vào đầu tiên. Bộ phận đáng chú ý thứ nhất là mounting pylons (phần kết nối giữa sàn cánh gió và mũi xe) khi nó được lấy ý tưởng từ Red Bull, nhưng cải thiện mạnh mẽ hơn.

Thiết kế của nó nhiều khả năng là sẽ bị coi là phạm luật vào năm ngoái, nhưng năm nay, với cái mũi xe dài hơn tạo ra nhiều khoảng trống hơn để tạo ra một pylon lớn hơn, thường sử dụng như một cái trục làm thẳng xe lại khi nó đi chệch hướng. Việc hai thanh ở hai bên có khoảng cách xa hơn có lẽ để giúp cho luồng gió thổi phía dưới xe nhiều hơn, một ý tưởng không phải là mới nhưng hiệu quả.

Dọc theo mũi xe ở phía dưới là một lối thoát cho ống S-duct, nằm ở phần dưới nơi in số xe và pitot tube (dùng để đo tốc độ gió). Còn lối vào thì ở ngay dưới vỏ bao bọc camera. Thiết kế này khá giống với cách mà Red Bull dùng cho ống S-duct của mình trong mấy năm gần đây. Cánh gió của R.S.17 là một phiên bản cách tân của cánh gió đã được sử dụng năm ngoái, và khác với những thiết kế của Sauber, chúng ta có thể thấy một nguyên lý phát triển khác ở bộ phận này của Renault trong năm nay.

Trái ngược với những quan điểm khác nhau ở phần trên của chiếc xe, cả hai đội đua trên lại đều có chung thiết kế airbox lớn hơn và roll hoop. Ngoài ra đội đua có trụ sở tại Enstone này, trước đây có tên là Lotus, đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và đã có những nỗ lực không biết mệt mỏi để tạo ra những thiết bị phục vụ ở phần cánh gió sau.

F1 2017, "chiến mã" mới: Thông điệp thách thức - 2

Renault kỳ vọng sẽ đột phá

Những thế hệ xe sau này có thêm ống làm mát các máy phụ trợ, gần với roll hoop. Năm nay cánh gió thấp và dài hơn nên giảm được những tác động của roll hoop lên phía đằng sau xe. Hơn nữa với nhu cầu giữ cho sidepods mảnh nhất có thể và nhu cầu tăng lên về khí cho máy nén turbo, lối dẫn khí sẽ không chỉ lớn hơn trên chiếc xe của Renault, mà còn ở phần lớn các chiếc xe trong năm nay.

Bargeboards và turning vanes (thanh mảnh ở phía ngoài cùng sàn xe) ở khu vực sidepod cũng gây được sự chú ý lớn khi dường như đội đua đã phát triển khá sâu ở phần này. Các chi tiết ở phần này gần như thuộc về bargeboard, giờ đây đã kéo dài hơn về đằng trước.

Khu vực gần với mặt đất nhất, nơi chứa logo 'SMP Racing', dưới phần monocoque, một thiết kế không thể thiếu cho sự an toàn của các tay đua F1, thường được sử dụng trong giai đoạn 2003 đến 2009 (ví dụ trên chiếc xe F2007 của Ferrari).

Trong khi đó, phần turning vane sơn vàng bên cạnh sidepod là một ý tưởng thú vị từ Renault, khi nó không thấy xuất hiện trên chiếc FW40 của Williams hay C36 của Sauber trước đó. Đây là thiết kế thông minh khi sử dụng khoảng trống giành cho bargeboard để đặt nó xa hơn đằng trước lối vào sidepod, xoắn vào ở nửa trên bên cạnh sidepod, và nó có ba đường kẻ dọc ở phần nửa dưới.

Rõ ràng họ đã tính toán rất kĩ ở phần này để đưa nhiều luồng gió hơn qua khu vực này và cả ở dưới sàn xe. Đội đua hy vọng sẽ tìm được sự tương đồng trong dữ liệu đợt test sắp tới và những thứ họ kì vọng.

Phần sidepod so với hai chiếc đã ra mắt trước đó là to hơn hẳn với chiều rộng của nó gần như ngang bằng so với chiều rộng sàn xe. Phần sau xe lại chỉ ra bộ phận giống như chai coca mảnh hơn trước để tăng cường dòng khí thổi về sau, cùng với phần "vây cá mập".

Họ cũng sử dụng một pylon mảnh, một bên lồi ra qua ống xả khí, còn ở phía còn lại kết nối với DRS ở phía trên cùng của cánh. Điều này làm giảm sự giới hạn tới hiệu ứng về khí động học và quan trọng hơn là ở phía dưới xe, phần có áp suất thấp của chiếc xe.

Cuối cùng là mấy khuếch tán, một phần chưa có gì đặc biệt khi kích thước của nó không là gì so với tiêu chuẩn năm 2017. Dường như Renault đang tỏ ra thận trọng, không muốn công khai ra quá nhiều trước khi bắt đầu mùa giải.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN