Trận đấu nổi bật

arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
2
S. Bolelli & A. Vavassori
1
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
2
Andrey Rublev
1

F1 2016: Hiệp 1 chưa kết thúc, hiệp 2 đã nóng

Mùa giải F1 đang sắp bước vào giai đoạn “nghỉ hè” 4 tuần hứa hẹn sẽ khiến cho các đội đua “ăn không ngon ngủ không yên”.

Đây được coi là khoảng thời gian bận rộn nhất năm giành cho việc nâng cấp những chiếc xe F1 của mình, từ đó họ sẽ bàn bạc để đưa ra quyết định rằng liệu sẽ sử dụng những thẻ nâng cấp (tokens) còn lại như thế nào. Tất nhiên, số lượng những linh kiện trên xe, đặc biệt là ở phần Power Unit cũng là một thứ mà các đội đua không thể bỏ qua bởi nó đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra những kế hoach mới trong phần 2 của mùa giải.

F1 2016: Hiệp 1 chưa kết thúc, hiệp 2 đã nóng - 1

Bảng báo cáo về PU của FIA

Trên đây là hình ảnh về bản báo cáo của nhóm phụ trách về mảng kĩ thuật của FIA thống kê về số lượng sử dụng của 6 chi tiết chính của Power Unit mà các tay đua đã sử dụng trước khi Hungarian GP khởi tranh. Trong 3 ngày diễn ra chặng đua, đã có không ít những thay đổi được tạo ra khi có khá nhiều tay đua sử dụng những chi tiết mới trên chiếc xe của mình.

Đầu tiên phải kể đến ngày thứ 6, Max Verstappen đã sử dụng mới ICE (động cơ đốt trong), TC (Phần dùng để sạc turbo), và MGU-H (động cơ thu hồi nhiệt năng), đều là cái thứ 3 từ đầu năm đến giờ, từ đó anh đã có số lượng chi tiết dùng tương đương với các tay đua sử dụng động cơ Renault khác. Tuy nhiên cái PU thứ 3 của anh lại mới hơn 3 tay đua còn lại (của Red Bull và Renault) từ 1 đến 2 cuộc đua.

Có 4 tay đua khác lắp ráp chiếc MGU-K (động cơ thu hồi động năng) thứ 3 của mình, đó là Daniil Kvyat, Carlos Sainz, Felipe Nasr và Esteban Gutierrez. Đây dường như chỉ là thay đổi theo định kì chứ không phải do những bô phận đó gặp phải hỏng hóc gì.

Ngoài ra Carlos Sainz cũng đã sử dụng ES (dự trữ năng lương) và CE (điều khiển dòng điện) thứ 3 của mình. 3 tay đua khác cũng đã thay đổi CE của mình là Daniel Ricciardo, Marcus Ericsson và Felipe Nasr, đều là những thay đổi định kì và đã lên kế hoạch trước đó.

Đó là tình hình của ngày thứ 6, còn sáng ngày thứ 7, trước lượt chạy phân hạng quan trọng, nhiều tay đua mới thay những bộ phận mới cho mình. Sebastian Vettel, Kimi Raikkonen, Romain Grosjean và Gutierrez đã thay chiếc TC thứ 4. Cũng chính vì đây là cái thứ 4, trong tổng số 5 cái mà FIA cho phép sử dụng trong cả mùa giải, nhiều khả năng các tay đua đó sẽ không thể kết thúc mùa giải mà không bị phạt.

Vì vậy, họ đã chờ đến sáng thứ 7 mới thay những bộ phận trên. Với Ferrari, họ cũng chỉ theo kế hoạch ban đầu thay định kì TC và MGU-H cùng một lúc, trong khi Haas, đội đua khác sử dụng động cơ Ferrari lại tách biệt hai thành phần đó ra. Cái chi tiết còn lại được thay vào hôm thứ 7 là chiếc MGU-K thứ 3 cho Nico Rosberg.

Thời điểm hiện tại đã vượt qua mốc một nửa chặng đường F1 năm nay, khi chặng đua tại Đức là chặng thứ 12 trên tỏng số 21 chặng đua năm 2016, tuy nhiên nếu nhìn vào bảng thống kê trên thì ta thấy vẫn còn khá nhiều tay đua mới chỉ sử dụng 2 trên tổng số 5 cái được phép của Power Unit.

Có thể nói hầu hết những tay đua đó đều sử dụng động cơ của Mercedes, nhưng họ đang không tận dụng triệt để những gì họ được phép làm và những gì họ có sẵn. Đáng ngạc nhiên hơn nữa, họ cũng là những tay đua đã chạy quãng đường dài nhất (tính theo km) kể từ đầu năm đến giờ.

Dưới đây là bảng thống kê về quãng đường mà họ đã đi sau 11 chặng đua, tính cả 3 ngày thứ 6, thứ 7, Chủ nhật ở từng chặng ( đối với Max Verstappen, Daniil Kvyat, không tính riêng từng tay đua mà tính quãng đường mà từng xe đã đi).

F1 2016: Hiệp 1 chưa kết thúc, hiệp 2 đã nóng - 2

Tại sao lại nói những thống kê trên đóng vai trò quan trọng vào thành tích của các đội đua trong ‘phần 2’ của mùa giải? Như đã nói ở trên mỗi tay đua được phép sử dụng tối đa 5 chi tiết cho mỗi bộ phận của Power Unit, nếu sử dụng sang cái thứ 6 ở bất kể bộ phận nào, chắc chắn tay đua đó sẽ bị phạt.

Đã có không ít tay đua đang sử dụng cái thứ 4, thậm chí là cái thứ 5 như Lewis Hamilton hay Max Verstappen, mà mùa giải còn khá dài, và việc bị phạt chắc chắn là điều không thể tránh khỏi.

Hơn nữa, đối với các tay đua nằm trong top đầu như Hamilton, việc bị phạt sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh chức vô địch của anh. Vì thế có thể tay đua người Anh sẽ nghĩ tới việc chịu phạt như thế nào trong các chặng đua sắp tới để giảm thiểu đến mức tối đa thiệt hai của bản thân.

Ngoài ra còn những yếu tố khác như tokens – thẻ nâng cấp, giúp cho những chiếc xe mạnh hơn, đóng góp một phần không nhỏ để thay đổi cuộc chơi này. Tuy nhiên tất cả những điều trên, đó là chuyện của tương lai gần, trước mắt sẽ là chặng đua tại trường đua Hockenheimring, nước Đức. Đây có thể coi là đợt “tập dượt” cuối cùng trước khi bắt đầu một giai đoạn mới, khắc nghiệt hơn, căng thẳng hơn, nhưng phần thưởng đem lại cũng đáng giá hơn rất nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN