Trận đấu nổi bật

bolelli-va-vavassori-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
S. Bolelli & A. Vavassori
0
T. Puetz & K. Krawietz
2
alexander-vs-casper
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
2
Casper Ruud
0
koolhof-va-mektic-vs-heliovaara-va-patten
Nitto ATP Finals
N. Mektic & W. Koolhof
-
H. Patten & H. Heliovaara
-
taylor-vs-alex
Nitto ATP Finals
Taylor Fritz
-
Alex De Minaur
-
granollers-va-zeballos-vs-purcell-va-thompson
Nitto ATP Finals
M. Granollers & H. Zeballos
-
M. Purcell & J. Thompson
-
jannik-vs-daniil
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
-
Daniil Medvedev
-

Esports Việt Nam và bài toán chuyên nghiệp sau hơn 2 thập niên

Sự kiện: SEA Games 32

Thể thao điện tử (Esports) vốn đã là bộ môn thi đấu từ lâu, từng góp mặt tại ASIAD 2018 và được tính huy chương trên bảng tổng sắp như các môn thể thao truyền thống ở SEA Games 30. Tuy nhiên, Esports Việt Nam vẫn còn gặp không ít rào cản để được ghi nhận dù SEA Games 31 sắp diễn ra.

Lịch sử Esports Việt Nam

Theo “Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam” do Hiệp hội Thể thao Điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) xuất bản năm 2021, lịch sử Esports Việt Nam chia thành 3 giai đoạn. Những năm đầu của thập niên 2000, Esports ở Việt Nam hình thành với sự xuất hiện của các bộ môn như Starcraft, Counter Strike 1.1 và AOE.

Chức vô địch thế giới năm 2019 của Team Flash Liên Quân Moblibe đã chứng minh được khả năng của Esports Việt Nam

Chức vô địch thế giới năm 2019 của Team Flash Liên Quân Moblibe đã chứng minh được khả năng của Esports Việt Nam

Giai đoạn 2003 - 2010 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ hơn với hàng loạt đội tuyển thi đấu chuyên nghiệp đầu tiên, số lượng các bộ môn được cộng đồng Esports đón nhận cũng tăng lên rõ rệt với những “bom tấn” như FIFA Online, Counter Strike 1.6 hay Đột Kích và đặc biệt là DotA.

Kể từ năm 2011 trở đi, Esports ở Việt Nam dần trở thành ngành công nghiệp khi dần được chuyên nghiệp hóa với sự xuất hiện của hàng loạt nhà phát hành lớn và sự đầu tư bài bản từ nước ngoài. Các bộ môn đa dạng thể loại hơn liên tục xuất hiện tại Việt Nam như Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile, PUBG Mobile, Free Fire,… khiến cho cộng đồng người chơi và theo dõi Esports ngày càng đông đảo.

Các giải đấu Esports ở Việt Nam bắt đầu hoàn thiện tính chuyên nghiệp, được đầu tư từ các nhà phát hành với mức giải thưởng hấp dẫn và liên tục phá kỷ lục qua từng năm. Bên cạnh đó, Esports cũng trở thành ngành thu hút sự chú ý từ các đơn vị quảng cáo, tài trợ lớn góp phần gia tăng mức thu nhập cũng như cơ hội khi làm việc trong lĩnh vực.

Đi tìm sự chính danh

Thay đổi lớn nhất của Esports ở Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển là không còn sự kỳ thị và nhận được cái nhìn thân thiện hơn về việc “chơi điện tử”. Tuy nhiên, để ghi nhận như các môn thể thao truyền thống, Esports Việt Nam phải có bước chuyển mình thông qua những giải đấu như SEA Games, ASIAD hay Olympic.

Việc Thể thao điện tử được tính huy chương chính thức ở SEA Games 31 được coi là cơ hội để Esports Việt Nam tìm lấy vị trí như các môn thể thao khác. Nếu giành được Huy chương Vàng, Esports Việt Nam sẽ cho thấy được tiềm năng của mình lớn thế nào với “mức giá” rẻ ra sao: Chi phí đầu tư cho một đội tuyển Esports “có giá” ở Việt Nam trong 1 năm vẫn chưa bằng “phí lót tay” của một cầu thủ bóng đá.

Ở Đông Nam Á hiện tại, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là 3 quốc gia mạnh nhất về Esports nhờ sự trỗi dậy của ngành công nghệ thông tin, viễn thông và kết nối Internet. Nhờ đó, các tổ chức nước ngoài đã và đang nghiên cứu đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự đầu tư của các tổ chức nước ngoài chỉ đang ở mức “thử nghiệm” vì còn phải xem xét cơ hội ở đấu trường quốc tế của Esports Việt Nam.

SEA Games 31 sẽ là dịp để Esports Việt Nam thể hiện vị thế trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời có bước chạy đà cho ASIAD 19 diễn ra tại Hàng Châu, Trung Quốc vào tháng 9. Bên cạnh đó, SEA Games 31 sẽ còn đem lại nhiều ý nghĩa và tác động đối với ngành Esports tại thị trường đang ở giai đoạn phát triển như Việt Nam. Do đó, thứ mà Esports Việt Nam cần nhận được nhất vào lúc này là sự đầu tư bài bản.

Chuyên nghiệp hay chưa?

"Mục tiêu chắc chắn là chúng ta phải hướng tới sự chuyên nghiệp. Nhưng để xét đến chuyện đó, chúng ta phải có các tiêu chí phụ thuộc vào phạm vi và quy mô góc nhìn. Hiện tại Việt Nam đã có hơn 10 giải đấu Esports chuyên nghiệp ở các bộ môn rất phổ biến. Chất lượng các giải đấu đều được đánh giá là hàng đầu khu vực", Tổng thư ký Hiệp hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam Đỗ Việt Hùng chia sẻ.

Esports Việt Nam đã có những bài học ở SEA Games 30 cách đây 3 năm

Esports Việt Nam đã có những bài học ở SEA Games 30 cách đây 3 năm

Để lên con đường chuyên nghiệp, Esports Việt Nam đã, đang và sẽ phải đi từ vận động viên (VĐV), đội tuyển, công tác tổ chức giải đấu, quản lý nhân sự đến truyền thông, sản xuất, báo chí, rồi cấp chứng chỉ, hoạt động đào tạo. Lúc này, Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn bước đầu hình thành và thúc đẩy thể thao điện tử theo hướng chuyên nghiệp.

Esports Việt Nam chuyên nghiệp hay chưa vẫn còn khó nói. Tất cả chưa định nghĩa được “chuyên nghiệp” là gì và như thế nào. Bởi ở Việt Nam, các tổ chức và VĐV Esports chỉ đang tập trung vào tập luyện cũng như thi đấu, tức là dồn hết vào khía cạnh chuyên môn.

Rất nhiều chuyên gia nhận xét trình độ chuyên môn của các VĐV Esports tại Việt Nam không thua kém bất cứ quốc gia nào khác. Tuy nhiên, tính chuyên nghiệp và định hướng nghiêm túc về nghề nghiệp Esports là điều còn thiếu.

Hiện tại đã có khá nhiều tổ chức thể thao điện tử ở Việt Nam hoạt động theo mô hình chuyên nghiệp. Ở đó, VĐV được trả lương, có thu nhập ổn định và các tổ chức thực hiện những quy định, quy chế sinh hoạt, tập luyện khắt khe ở mức độ chuyên nghiệp. Dù vậy, số lượng VĐV và tổ chức Esports Việt Nam đạt được mức độ chuyên nghiệp như tiêu chuẩn thì vẫn còn ít vì vẫn còn trong quá trình hoàn thiện và học hỏi.

Cơ hội và thách thức

Tại SEA Games 31, Esports sẽ có trên 300 VĐV tới từ 10 quốc gia, thi đấu 8 môn, với 10 nội dung tranh huy chương gồm Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile, Tốc Chiến (đồng đội nam & đồng đội nữ), PUBG Mobile (cá nhân & đồng đội hỗn hợp), Free Fire, FIFA Online 4, Đột Kích và Mobile Legends Bang Bang.

Esports Việt Nam có cơ hội thắng lớn ở SEA Games 31

Esports Việt Nam có cơ hội thắng lớn ở SEA Games 31

Về cơ bản, cơ hội cạnh tranh huy chương tại SEA Games 31 là tương đối công bằng. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị về mặt chuyên môn và lực lượng, Esports Việt Nam lúc này có khả năng lớn giành ít nhất 5 Huy chương Vàng ở các bộ môn thế mạnh và dẫn đầu khu vực Đông Nam Á là Liên Minh Huyền Thoại, Liên Quân Mobile, Tốc Chiến và PUBG Mobile.

Với những giải đấu Esports quốc nội, yếu tố thành tích có thể không phải là quan trọng nhất. Tuy nhiên, cơ hội để Esports Việt Nam thu hút sự đầu tư, có được sự thừa nhận hay không thì phải nhờ vào thành tích.

SEA Games 31 là nơi để các VĐV tranh tài giống như rất nhiều giải đấu khác thì phải nhìn vào bảng xếp hạng để nói chuyện. Trước đó, tại SEA Games 30 cách đây 3 năm, Esports Việt Nam đã giành 3 Huy chương Đồng ở các bộ môn Starcraft II, Dota 2 và Liên Quân Mobile. Xa hơn nữa, Esports Việt Nam từng góp mặt trong 6 nội dung và giành được 4 tấm Huy chương Đồng (không tính vào bảng tổng sắp) tại ASIAD 18.

Khán giả luôn muốn nhìn thấy Esports Việt Nam đứng ở đâu so với những đối trọng là Thái Lan và Indonesia. Nói theo cách khác, yếu tố màu cờ sắc áo cũng được thể hiện rất rõ ở đây. Ngược lại, việc được thi đấu tại SEA Games 31 trên sân nhà sẽ là cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp vận động viên Esports Việt Nam.

Về mặt bằng chung, Esports Việt Nam trong nhiều bộ môn, hoạt động, và giải đấu đều có những VĐV ở đẳng cấp khu vực trở lên. Thậm chí, Esports Việt Nam cũng từng sản sinh ra những VĐV và tổ chức đã làm nên tên tuổi ở cấp độ thế giới như Lê Quang Duy (SofM) của môn Liên Minh Huyền Thoại và đội tuyển Team Flash Liên Quân Mobile.

SEA Games 31 sẽ là bài kiểm tra năng lực và đánh giá sự phát triển của Esports Việt Nam. Không chỉ ở bộ môn cụ thể nào mà là cả nền Esports của Việt Nam đang trước cơ hội chuyển mình. Từ vận động viên, đội tuyển, phóng viên và những người làm trong ngành giải trí cũng muốn nhìn thấy rằng Esports vẫn bao hàm yếu tố giải trí nhưng lại có thể xuất hiện trên những sân khấu lớn, chính thống, chuyên nghiệp, bài bản và được xã hội công nhận.

Các vận động viên có thể sống với  Esports lâu dài?

Đây là câu hỏi khó và cũng là mục tiêu của nhiều cá nhân VĐV, tổ chức, các đơn vị tham gia vào lĩnh vực Thể thao điện tử không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Lịch sử phát triển của Thể thao điện tử so với các môn thể thao truyển thống sẽ ngắn hơn nhưng tốc độ tăng trưởng lại tốt hơn. Trong những năm gần đây, nó đã và đang thể hiện được tiềm năng tốt hơn. Tuy nhiên, để Thể thao điện tử phát triển, tiệm cận và đạt đến ngưỡng là ngành nghề hấp dẫn và tạo ra mức thu nhập đủ tốt cho mọi thành phần, mọi tổ chức, đơn vị cá nhân tham gia vào thì cần phải có thời gian.

Ở thời điểm hiện tại, phong trào hoạt động của Thể thao điện tử tại Việt Nam vẫn đang ở quy mô tương đối rải rác và chưa đồng bộ. Một trong những nhiệm vụ, mục tiêu của Esports Việt Nam trong tương lai là hình thành và thúc đẩy các hoạt động phong trào, tạo nguồn nhân sự chuyên nghiệp. Từ đó, Esports Việt Nam có thể phát triển được hệ thống đồng bộ, từ phong trào bán chuyên đến chuyên nghiệp.

Nếu phát triển được lực lượng VĐV nòng cốt, tổ chức đầu tư bài bản và chuyên nghiệp, Esports Việt Nam sẽ có các đơn vị xã hội hóa, các nguồn lực xã hội hóa tham gia vào, từ truyền thông, sản xuất, kinh doanh, đến thương mại bản quyền… Và khi đạt được điều đó rồi thì Thể thao điện tử cũng như mô hình kinh tế ở bất kỳ lĩnh vực nào ở, vận động viên sẽ sống được bằng nghề.

Nguồn: [Link nguồn]

Cơ thủ Việt đua bi-a World Cup: Quyết Chiến trở lại top đầu thế giới

(Tin thể thao, tin bi-a) Cơ thủ số 1 Việt Nam Trần Quyết Chiến bất ngờ đón tin vui trên bảng xếp hạng thế giới trước thềm tham dự giải bi-a World Cup tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đơn Ca ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN