Trận đấu nổi bật

madison-vs-elina
Australian Open
Madison Keys
2
Elina Svitolina
1
emma-vs-iga
Australian Open
Emma Navarro
0
Iga Swiatek
2
ben-vs-lorenzo
Australian Open
Ben Shelton
2
Lorenzo Sonego
1
jannik-vs-alex
Australian Open
Jannik Sinner
-
Alex De Minaur
-

Đường trở lại Olympic của Trịnh Văn Vinh

Từ một vận động viên (VĐV) tưởng như đã mất hết tương lai khi phải nhận án cấm thi đấu dài hạn vì dương tính với chất cấm, Trịnh Văn Vinh đã tìm lại chính mình một cách ấn tượng. Anh chính là nhân tố giúp cử tạ Việt Nam tiếp tục có đại diện tranh tài ở một kỳ Olympic.

Sự cố bất ngờ

Tháng 11/2018, không lâu sau khi ASIAD 18 khép lại, Trịnh Văn Vinh được các cán bộ Cơ quan Phòng chống Doping quốc tế (WADA) yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm. Ở thời điểm ấy, WADA cùng Liên đoàn Cử tạ thế giới (IWF) thực hiện một số điều chỉnh trong quy định lấy mẫu thử doping. Họ tiến hành điều này một cách đột xuất, ngay cả trong thời điểm VĐV không thi đấu.

Trịnh Văn Vinh được tạo điều kiện tập luyện, kiểm tra thành tích ngay cả trong thời gian bị cấm thi đấu.

Trịnh Văn Vinh được tạo điều kiện tập luyện, kiểm tra thành tích ngay cả trong thời gian bị cấm thi đấu.

Quy định mới của WADA đã khiến nhiều cường quốc cử tạ trên thế giới lao đao. Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy trên. Điều nghiệt ngã là một trong những người bị kết luận sử dụng chất cấm lại là Trịnh Văn Vinh, người được xem như niềm hy vọng số 1 của cử tạ Việt Nam tại sân chơi thế giới.

Vào khoảng thời gian 8-10 năm trước, Trịnh Văn Vinh và Thạch Kim Tuấn là 2 đô cử hiếm hoi của Việt Nam không ngại thách thức từ những đối thủ hàng đầu. Cả hai đều có thời gian lên ngôi vô địch tại các giải cấp độ thế giới và châu lục. Trong khi Kim Tuấn thi đấu ổn định, Văn Vinh lại là người có những khoảnh khắc bùng nổ để mang về thành tích ngoài mong đợi.

Tại các giải đấu quốc tế trong giai đoạn 2017-2018, Trịnh Văn Vinh nổi lên như đô cử hàng đầu thách thức Eko Yuli Irawan của Indonesia. Đại diện Việt Nam từng vượt qua Eko với cách biệt sát nút ở SEA Games 2017, nhưng sau đó lại để thua tại ASIAD 18. Trịnh Văn Vinh về nhì, đồng thời mang theo hy vọng rất lớn cho một kỳ Olympic sắp diễn ra.

Mọi chuyện đến với Trịnh Văn Vinh như một giấc mơ màu hồng, cho đến ngày anh bị kết luận sử dụng doping. Cùng thời điểm ấy, cử tạ Việt Nam còn có một số VĐV cũng bị phát hiện dùng chất cấm. Nhưng dường như chỉ có một mình Trịnh Văn Vinh được nhắc tên, bởi anh là người nổi tiếng nhất trong số đó.

Hồi tưởng lại về quãng thời gian khó khăn ấy, Trịnh Văn Vinh cho biết, anh vẫn duy trì thói quen dùng thuốc cũ ngay cả khi WADA và IWF có quy định mới. Vì một lý do nào đó, VĐV này và ban huấn luyện tiếp tục sử dụng một số loại thuốc để điều trị chấn thương trong thời gian không thi đấu. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến anh bị phát hiện dùng doping.

Câu chuyện của Trịnh Văn Vinh thực sự khiến thể thao Việt Nam rúng động. Tại sao một VĐV đẳng cấp thế giới lại có thể mắc sai lầm cơ bản như thế? Án phạt dành cho Trịnh Văn Vinh từ WADA ban đầu dự kiến kéo dài 7-10 năm. Điều đó cũng gần như đồng nghĩa với việc mọi cánh cửa đóng sập lại với anh.

Níu giữ một tài năng

Trước thời điểm giành HCB ASIAD 18, Trịnh Văn Vinh đã được xếp vào nhóm VĐV được đầu tư trọng điểm của thể thao Việt Nam. Anh có chế độ ăn uống, tập luyện cùng mức kinh phí ở mức cao nhất. Nhưng bê bối doping năm nào đã xóa đi tất cả. Anh không còn góp mặt ở đội tuyển quốc gia, và sau đó cũng sớm chia tay đơn vị chủ quản cũ.

Cử tạ Việt Nam suýt nữa đứng trước một án cấm thi đấu quốc tế sau sự cố đó. May mắn là điều này đã không xảy ra. Đổi lại, cử tạ Việt Nam mất 1 vé dự Olympic Tokyo theo một án phạt "giơ cao đánh khẽ". Trong số 3 đô cử trực tiếp giành vé đến Nhật Bản 3 năm trước, chỉ có 2 VĐV tham gia tranh tài.

Trịnh Văn Vinh từng phải nghỉ thi đấu 4 năm vì doping.

Trịnh Văn Vinh từng phải nghỉ thi đấu 4 năm vì doping.

Điều may mắn cho Trịnh Văn Vinh là trong thời khắc khó khăn nhất, anh vẫn có những người đồng hành và giúp đỡ. Đô cử này nhanh chóng tìm được một đơn vị mới để đầu quân. Anh vẫn có chế độ ăn tập ở một mức nhất định, ngay cả trong thời gian không tham gia thi đấu. Án phạt dành cho Trịnh Văn Vinh sau đó cũng được WADA và IWF giảm nhẹ.

Kết luận cuối cùng được WADA và IWF đưa ra vào đầu năm 2019, đó là Trịnh Văn Vinh bị cấm thi đấu 4 năm. Đây là khoảng thời gian rất dài, nhưng đã ngắn hơn nhiều so với thông báo sơ bộ trước đó. Đô cử này có thể trở lại thi đấu vào tháng 2/2023. Quãng thời gian 1 năm 4 tháng trước thềm Olympic Paris là khả thi để anh nuôi ước mơ đến Thế vận hội.

Bạn bè, đồng nghiệp của Trịnh Văn Vinh ở đội tuyển cử tạ quốc gia luôn coi anh như một phần trong đội. Sự ưu ái của địa phương mới, cũng như Cục Thể dục Thể thao và Đội tuyển cử tạ Việt Nam dành cho Trịnh Văn Vinh là không thể phủ nhận. Khoảng nửa năm trước khi trở lại thi đấu, anh được góp mặt cùng đội tuyển tại những giải đấu quốc tế.

Từ góc độ của những người làm quản lý, ngay cả khi không thi đấu, việc đồng hành cùng những đô cử khác giúp Trịnh Văn Vinh tự tin hơn vào bản thân. Ngoài ra, anh cũng có thời gian quan sát, nhìn nhận những đối thủ chính của mình trên hành trình giành vé tham dự Olympic. Kế hoạch này nghe qua có vẻ mơ hồ, nhưng cuối cùng đã khả thi.

Niềm tin của cử tạ Việt Nam đặt lên Trịnh Văn Vinh dựa trên hai cơ sở. Thứ nhất, mọi người đều ghi nhận Trịnh Văn Vinh là một VĐV có tài. Thứ hai, chuyện xảy ra với VĐV này là điều không ai mong muốn. Thứ ba, sau những biến cố đã qua, Trịnh Văn Vinh đã dần trưởng thành, chín chắn hơn trong sinh hoạt, cũng như việc tập luyện hướng đến thành tích cao.

Giấc mơ có thật

Tại một số giải vô địch cử tạ quốc gia diễn ra trước năm 2023, Trịnh Văn Vinh thường xuyên xuất hiện. Anh nằm trong nhóm những VĐV đăng ký thi đấu kiểm tra thành tích, chứ không tính kết quả xếp hạng và trao huy chương. Thành tích của đô cử này luôn ổn định trong nhóm đầu, cho thấy anh đủ khả năng đạt thành tích cao khi thi đấu quốc tế.

Trước khi bị cấm thi đấu, Trịnh Văn Vinh là đô cử hàng đầu thế giới.

Trước khi bị cấm thi đấu, Trịnh Văn Vinh là đô cử hàng đầu thế giới.

Tháng 2/2023, ngay thời điểm Trịnh Văn Vinh hết án cấm thi đấu, anh được tạo mọi điều kiện để tranh tài tại các giải quốc tế. Theo ước tính của ban huấn luyện, thành tích của Trịnh Văn Vinh trong thời gian tập luyện giúp anh đảm bảo một vị trí trong top 10 thế giới. Đô cử này cũng có cơ hội tranh huy chương tại ASIAD 19 nếu thi đấu tốt.

Trịnh Văn Vinh được giữ như một quân bài tủ cho chiến dịch ASIAD và vòng loại Olympic. Anh không tham dự SEA Games 32 tại Campuchia, mà toàn tâm toàn ý hướng đến những sân chơi lớn hơn. Bất ngờ đã xảy ra khi Trịnh Văn Vinh có thành tích không như ý ở Á vận hội, khi đứng thứ 6 chung cuộc. Nhưng ngay trong tình cảnh đó, niềm tin vào anh vẫn vẹn nguyên.

Khép lại năm 2023 không như ý muốn, Trịnh Văn Vinh dần thi đấu tốt hơn khi bước sang năm 2024. Không lâu sau Tết Nguyên đán, anh giành HCĐ tại giải vô địch cử tạ châu Á. Thành tích này cũng giúp đô cử sinh năm 1995 tích lũy thêm không ít điểm số để hướng đến một suất tham dự Olympic.

Biến cố đã qua giúp Trịnh Văn Vinh trưởng thành hơn.

Biến cố đã qua giúp Trịnh Văn Vinh trưởng thành hơn.

Giấc mơ của Trịnh Văn Vinh cuối cùng đã thành hiện thực, chỉ 3 tháng trước khi Thế vận hội chính thức khởi tranh. Tại Cúp Cử tạ Thế giới 2024, Trịnh Văn Vinh một lần nữa có thành tích trong nhóm đầu. Điều đó giúp anh chính thức giành vé tham dự Olympic dựa trên bảng xếp hạng thế giới.

Người xưa có câu nuôi quân ba năm, dùng trong một giờ. Điều tương tự đã đến với cử tạ Việt Nam, khi đội tuyển đặt niềm tin vào Trịnh Văn Vinh suốt nhiều năm qua. Anh được tạo điều kiện để duy trì tập luyện, thi đấu trong 4 năm chấp hành án phạt. Và khi đô cử này trở lại, anh luôn có điều kiện tốt nhất để hướng đến một vé tham dự Thế vận hội.

Hành trình trở lại của Trịnh Văn Vinh mang đậm dấu ấn từ những nhà quản lý môn thể thao này. Bên cạnh đó, nỗ lực đáng kinh ngạc của bản thân Trịnh Văn Vinh cũng xứng đáng được ghi nhận. Ở tuổi 29, cũng là độ chín của sự nghiệp, VĐV người Bắc Ninh đã sẵn sàng để làm nên những bất ngờ.

Thay đổi vì Trịnh Văn Vinh

Sự cố vướng phải chất cấm của Trịnh Văn Vinh đã khiến giới thể thao Việt Nam phải thay đổi hoàn toàn thói quen sinh hoạt, tập luyện. Họ phải gò bản thân vào khuôn khổ ngay trong khoảng thời gian tập luyện bình thường, thay vì mỗi giai đoạn tập trung cường độ cao trước mỗi giải đấu. Thói quen dùng thuốc và các loại thực phẩm cũng được điều chỉnh.

Theo chia sẻ của một VĐV đỉnh cao, anh được yêu cầu không dùng thuốc trong mọi trường hợp, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ thuộc Cục Thể dục Thể thao. Việc này được đảm bảo nhằm giúp VĐV không có dư lượng thuốc trong cơ thể, nhằm đề phòng cho trường hợp WADA có thể yêu cầu kiểm tra doping bất cứ lúc nào.

"VĐV bây giờ nếu đau mắt đỏ thì chỉ được nhỏ mắt bằng nước muối. Nếu VĐV ốm, sốt, chúng tôi cũng chỉ đề phòng bằng việc điều chỉnh lịch sinh hoạt, súc miệng nước muối vào buổi sáng và tối. Việc tự ý sử dụng thuốc cảm, thuốc hạ sốt bị tuyệt đối nghiêm cấm", VĐV này chia sẻ.

Chuyện ăn uống của các VĐV thể thao đỉnh cao bây giờ cũng ngày một khắt khe hơn. Trong thời gian tập luyện trên đội tuyển quốc gia, họ gần như chỉ ăn uống tại căng tin, hoặc sử dụng những loại thực phẩm được Trung tâm phát. Quy định này cũng tương tự với thực phẩm chức năng, vốn rất khó kiểm soát với những nhãn hiện được bán tràn lan trên thị trường.

Cũng theo chia sẻ của VĐV kể trên, trong trường hợp ăn uống bên ngoài trung tâm, VĐV được yêu cầu chọn những địa điểm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, họ được khuyến cáo chỉ uống nước lọc. Mọi loại bia, nước ngọt đều không nên uống, và nước tăng lực bị cấm tuyệt đối vì có thể gồm chất cấm.

(Tin thể thao, tin Olympic) Hai cung thủ Ánh Nguyệt và Quốc Phong đã hoàn thành phần thi trong ngày hôm nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đơn Ca ([Tên nguồn])
Olympic mùa hè Paris 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN