Trận đấu nổi bật

taylor-vs-jenson
Australian Open
Taylor Fritz
3
Jenson Brooksby
0
francisco-vs-alexander
Australian Open
Francisco Cerundolo
3
Alexander Bublik
0
elena-vs-emerson
Australian Open
Elena Rybakina
2
Emerson Jones
0
kasidit-vs-daniil
Australian Open
Kasidit Samrej
2
Daniil Medvedev
3
facundo-diaz-vs-zizou
Australian Open
Facundo Diaz Acosta
3
Zizou Bergs
2
hubert-vs-tallon
Australian Open
Hubert Hurkacz
3
Tallon Griekspoor
0
matteo-vs-lorenzo
Australian Open
Matteo Arnaldi
1
Lorenzo Musetti
3
lorenzo-vs-stan
Australian Open
Lorenzo Sonego
3
Stan Wawrinka
1
camila-vs-maria
Australian Open
Camila Osorio
1
Maria Sakkari
0
botic-vs-alex
Australian Open
Botic Van De Zandschulp
0
Alex De Minaur
2
andrey-vs-joao
Australian Open
Andrey Rublev
0
Joao Fonseca
0

Đường đua F1 Việt Nam sẽ lạ nhất thế giới: Nghẹt thở "bay" 340 km/h

(Tin đua xe F1 - Tin đua xe công thức 1) Sau nhiều ngày chờ đợi, cuối cùng người hâm mộ tại Việt Nam đã có thể vui mừng với buổi họp báo chính thức công bố chặng đua F1 diễn ra tại thủ đô Hà Nội kể từ năm 2020 tới. Cũng trong buổi lễ này, cấu trúc đua dự kiến của cuộc đua cũng đã được hé lộ với nhiều điểm đáng chú ý.

Video mô phỏng đường đua F1 tại Việt Nam:

Chờ đợi một kiệt tác đường đua

Theo thông tin chính thức, trường đua sẽ nằm ở khu vực ngoại ô thành phố Hà Nội tại khu liên hợp thể thao Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm. Trước đây khu vực này được xây dựng với mục đích phục vụ đại hội thể thao Đông Nam Á SEA Games 23 năm 2003, chính vì thế cơ sở vật chất ở đây đều đủ điều kiện để tổ chức một sự kiện tầm cỡ châu lục và quốc tế.

Đường đua F1 Việt Nam sẽ lạ nhất thế giới: Nghẹt thở "bay" 340 km/h - 1

Trường đua Mỹ Đình có chiều dài gần 5,6 km với 22 khúc cua

Hơn nữa, nơi đây chưa được khai thác quá nhiều nên diện tích khá rộng rãi để có thể dựng nên một trường đua tiên chuẩn mà không phải mất quá nhiều thời gian để sửa chữa khu vực xung quanh. Ngoài ra, nó cũng sẽ giúp cho ban tổ chức có thể thu hút lượng khán giả lớn hơn đến với chặng đua qua những sự kiện bên lề đa dạng, thú vị và nhiều màu sắc.

Việt Nam sẽ là quốc gia thứ 4 trên lịch trình đua hiện tại có chặng đua tổ chức trên đường phố, bên cạnh Monaco, Singapore và Azerbaijan.

Tuy nhiên đây sẽ không phải là những cuộc đua chạy trên những cung đường chật hẹp như tại Monaco hay Singapore, mà sẽ rất thoải mái cho những cuộc ganh đua giữa 2 đến 4 chiếc xe trên đường chạy như những gì chúng ta được chứng kiến ở Baku (hay thậm chí là cả Sochi, Nga) trong 2 năm trở lại đây.

Mục tiêu là có thể tạo một cấu trúc hấp dẫn và độc nhất, kết hợp giữa tính chất của đường đua phố và những trường đua rộng lớn ở cách xa những đô thị tấp nập. Hơn nữa, nhóm thiết kế cũng nỗ lực không tạo ra những khúc cua 90 độ thường thấy ở các đường đua phố mà thay vào đó mang lại cảm giác như một trường đua thực thụ cho người xem, từ đó đem đến nhiều hơn những pha cạnh tranh giữa các chiếc xe.

Đường đua F1 Việt Nam sẽ lạ nhất thế giới: Nghẹt thở "bay" 340 km/h - 2

Ba đoạn thẳng dài hứa hẹn đem lại nhiều cú vượt ấn tượng

Nếu nhìn thoáng qua, mọi sự tập trung chính sẽ hướng tới những đoạn thẳng siêu dài, khiến cho nhiều người sẽ cảm thấy khá nhàm chán khi những chiếc xe F1 sẽ không thể hiện được hết tất cả những gì nó có thể làm ở thời điểm hiện tại.

Mặt khác, đường đua cũng đã được lấy ý tưởng từ không ít những trường đua danh tiếng trên thế giới đua xe, và để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích sâu hơn từng khu vực của đường đua.

Đường đua F1 Việt Nam sẽ lạ nhất thế giới: Nghẹt thở "bay" 340 km/h - 3

Cua 1 và 2 lấy ý tưởng từ Nurburgring tại Đức

Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra trên đoạn thẳng siêu “khủng” lên tới 1,5km bởi đây chính là bài test về sức mạnh thuần của động cơ xe và kể cả khi không có sự hỗ trợ của hệ thống giảm lực kéo (DRS), các tay đua vẫn có đủ không gian và thời gian để hoàn thành việc vượt mặt đối thủ phía trước của mình.

Nói tới DRS, thông thường ở mỗi trường đua hiện tại sẽ có từ 1 đến 2 khu vực cho phép mở cánh gió sau để tấn công chiếc xe phía trước, nhưng tới năm nay, ở một số đường đua như Albert Park (Australia), Montreal (Canada) hay Red Bull Ring (Austria) đã có thêm khu vực DRS thứ 3 nhằm cải thiện sự hấp dẫn của mỗi cuộc đua.

Lấy cảm hứng từ những trường đua danh tiếng thế giới

Với cấu trúc của Hà Nội, rất có thể chúng ta sẽ cũng có được 3 khu vực chỉ định dùng DRS trên 3 đoạn thẳng. Dù vậy sức mạnh và tốc độ càng lớn đồng nghĩa với việc sức ép khủng khiếp sẽ dồn lên đĩa phanh khi tới cuối đoạn thẳng. Có thể nói đoạn thẳng dài không đồng nghĩa với việc các chiếc xe được “dễ thở” hơn trên trường đua, hệ thống làm mát sẽ phải hoạt động hiệu quả hơn nữa nếu không muốn phanh bị quá nhiệt.

Đường đua F1 Việt Nam sẽ lạ nhất thế giới: Nghẹt thở "bay" 340 km/h - 4

Phần sector 2 khiến liên tưởng tới Thượng Hải

Bên cạnh những đoạn thẳng “quái vật”, những khúc cua và tổ hợp cua tại Hà Nội được lấy cảm hứng rất nhiều từ các trường đua trên thế giới. Vòng cung đầu tiên cua 1 và 2 dựa vào phần đầu của trường đua Nurburgring, nước Đức, nơi được coi như khu vực nóng khi nhiều cú vượt xuất hiện tại đây.

Phần đường tiếp theo gồm 2 đoạn thẳng, 1 vòng cung và 1 hairpin gấp khá giống với những gì chúng ta đã thấy tại Thượng Hải (từ cua thứ 10 đến cua thứ 16). Trên đoạn thẳng dài 1,5 km, những chiếc xe có thể đạt tốc độ 340 km/h và phanh xuống mức xấp xỉ 100 km/h rồi vòng 180 độ để qua hairpin (chữ U). Đây được đánh giá chính là khu vực thử thách nhất trên đường đua này.

Sau đó các tay lái sẽ bước đến phần đường gấp khúc cuối cùng với số khúc cua lên tới con số 11 chỉ trên quãng đường gần 2 km. Nếu như 2 sector đầu đòi hỏi khả năng của động cơ thì tại đây sẽ là thử thách giành cho khả năng qua cua và hệ thống khí động học trên xe.

Tổ hợp từ cua 12 đến 15 tương đối giống với đoạn chạy lên dốc sector 1 hướng tới sòng bạc tại Monaco. Nhiều khả năng chiều rộng có thể lớn hơn Monaco một chút nhưng dù vậy một sai lầm nhỏ vẫn có thể khiến bạn cay đắng rời cuộc đua.

Đường đua F1 Việt Nam sẽ lạ nhất thế giới: Nghẹt thở "bay" 340 km/h - 5

Sector 3 tại Hà Nội như một phiên bản nâng cấp của sector 1 tại Suzuka

Trong khi đó tổ hợp cua thứ 16 đến 19 lại lấy ý tưởng từ Silverstone (Anh) và Suzuka (Nhật Bản), là những khúc cua thay đổi hướng liên tục với tốc độ trung bình đến cao. Nếu như độ khó của những cua chữ S này tại hai trường đua trên là một thì tại Hà Nội, kết hợp với tổ hợp cua 12 đến 15, sự thử thách sẽ cao hơn gấp 5, gấp 10 lần.

Điều này đòi hỏi mỗi tay đua cần có tinh thần thép và sự tập trung 200%, nếu không muốn mình trở thành “nạn nhân” của đường đua này. Cuối cùng là hai khúc cua tù 20 và 21 trước khi phải phanh xuống dưới 120 km/h tại cua thứ 22 (tương tự như cua 12-14 tại Sepang), kết thúc một vòng đua tại Hà Nội.

Trong buổi họp báo công bố thông tin về sự kiện Việt Nam gia nhập F1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội - ông Nguyễn Đức Chung đã mô tả "đường đua F1 tại Việt Nam sẽ độc nhất và hấp dẫn bậc nhất thế giới trong tương lai".

Trên đây là những phân tích cơ bản nhất về cấu trúc dự kiến của chặng đua Vietnam GP, kể từ nay cho tới đầu năm 2020 chắc chắn sẽ còn rất nhiều sự điều chỉnh nữa trước khi hoàn thành cấu trúc đua cuối cùng.

Nhưng với những điểm nổi bật trên đường đua Hà Nội, mong rằng nó sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ người hâm mộ thế giới và quan trọng nhất là người trong cuộc, những cá nhân sẽ trực tiếp tranh tài trên đường đua này.

Sự khác biệt tại Vietnam GP

Đội ngũ đến từ F1 phối hợp cùng với công ty thiết kế nổi tiếng của Hermann Tilke tại Đức đã tạo ra cấu trúc kéo dài 5,565 km với 22 khúc cua tận dụng con đường đã có (đường Lê Quang Đạo và một phần Lê Đức Thọ) cùng một số phần đường sẽ cần phải xây mới trong thời gian tới. Hướng đua sẽ là ngược chiều kim đồng hồ giống với số ít các trường đua hiện tại như Baku, Singapore, Austin (Mỹ), Abu Dhabi và Interlagos (Brazil).

Ba đoạn thẳng chính trên đường đua bao gồm một là đoạn đường đi qua khu vực kỹ thuật và vạch xuất phát/đích dài 675m, nơi nhận được sự chú ý cao nhất ở thời điểm xuất phát và về đích. Thứ 2 là đoạn sau vòng cung đầu tiên kéo dài 800m, tiếp tục vượt qua một vòng cung khó nữa trước khi tiến vào đoạn đường “tử thần”, nơi được ví như Baku 2.0 với chiều dài lên đến 1,5 km.

Việt Nam tổ chức đua xe F1 năm 2020
Bạn đánh giá thế nào về việc Việt Nam tổ chức chặng đua F1 từ năm 2020?

Việt Nam tổ chức đua F1: Bật mí về trường đua tại Mỹ Đình

Hà Nội gặp nhiều khó khăn trong việc tìm địa điểm thích hợp để tổ chức đua F1.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
Việt Nam tổ chức đua xe F1 năm 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN