Đua xe F1, Vietnam GP nóng dần: Cẩm nang thuật ngữ và từ lóng không thể bỏ qua

(Tin đua xe công thức 1 - Tin đua xe F1) Một mùa giải mới của F1 sẽ chính thức khởi tranh trong chưa đầy 1 tháng nữa. Năm nay, các fan Việt Nam sẽ càng chú ý hơn bởi chặng đua F1 Vietnamese GP sẽ diễn ra từ ngày 3 đến 5/4 tại Hà Nội. Để hiểu sâu hơn về môn thể thao giàu công nghệ này, hãy cùng xem một số thuật ngữ quan trọng.

Undercut

Định nghĩa: Khi một tay đua chạy sau gặp khó khăn để vượt chiếc xe phía trước, anh ta sẽ vào pit thay lốp sớm nhằm có được lợi thế với bộ lốp mới hơn và chạy nhanh hơn. Sau đó hy vọng họ có thể vượt qua được đối thủ pit muộn hơn khi trở lại đường đua.

Ngữ cảnh: “Anh ấy sẽ sử dụng chiến thuật undercut để vượt lên.”

Tránh nhầm lẫn với: Một kiểu tóc phổ biến của phái nam

Marble

“Bãi vụn cao su” được hình thành qua nhiều lượt chạy

“Bãi vụn cao su” được hình thành qua nhiều lượt chạy

Định nghĩa: Những mảnh vụn cao su nhỏ - nằm ở ngoài đường chạy lý tưởng (racing line) – văng ra từ những chiếc lốp xe do quá trình bào mòn lốp khi sử dụng (thường là khi qua cua). Trong cuộc đua nếu bạn vô tình chạy vào khu vực có marble sẽ khiến lốp không thể tiếp xúc hoàn toàn với mặt đường. Từ đó dẫn đến giảm độ bám đường cần thiết cho xe, khiến các tay đua cảm thấy trơn trượt như đang đi ‘trên băng’ vậy.

Dù vậy khi cuộc đua kết thúc, ở vòng cool down (xe trở về pit), các tay đua thường sử dụng “chiêu trò” đi qua vùng marble này để chiếc xe vượt qua mức khối lượng tối thiểu theo quy định.

Ngữ cảnh: “Tôi lao ra ngoài bãi marble ở cua hairpin, bị chửa cua và khiến lốp bị ảnh hưởng về hiệu năng.”

Tránh nhầm lẫn với: Những hòn bi nhỏ được “rải” trên đường, một điều gây nguy hiểm lớn cho chặng đua.

Dirty air/Clean air

Định nghĩa: Đúng như nghĩa đen của chúng, dirty air là ‘khí bẩn’ hay khí nhiễu động tạo ra khi luồng gió đi qua chiếc xe đi trước và trở thành những lốc gió, ảnh hưởng đến khả năng khí động học (giảm đáng kể downforce) của chiếc xe chạy sau.

Những chiếc xe hiện tại đang cố gắng giảm thiểu lượng ‘khí bẩn’ để tăng tính cạnh tranh của cuộc đua. Ngược lại, clean air là luồng khí ‘sạch’ mà các chiếc xe được hưởng khi không có chiếc xe nào phía trước mặt. Điều này giúp cho hiệu quả khí động học đạt mức cao nhất và lượng downforce ổn định.

F1 đang nỗ lực giảm khí “bẩn” được tạo ra với quy chuẩn 2021 (Ảnh minh họa)

F1 đang nỗ lực giảm khí “bẩn” được tạo ra với quy chuẩn 2021 (Ảnh minh họa)

Ngữ cảnh: “Tôi cố gắng vượt qua nhưng lại bị “mắc kẹt” trong dirty air. Và khi anh ấy pit, tôi có được clean air rồi bắt đầu có những vòng chạy tốt hơn.”

Tránh nhầm lẫn với: Vấn đề liên quan tới gas

Bottoming

Định nghĩa: Có thể hiểu đơn giản là tia lửa điện tạo ra khi sàn xe ma sát với mặt đường gồ ghề. Hình ảnh này thường xuất hiện ở những chặng đua đêm tại Singapore hay Bahrain, tạo nên khung cảnh đẹp mắt cho người xem.

Ngữ cảnh: “Chiếc xe có độ cân bằng tốt dù trong vòng phân hạng, chiếc xe đã ma sát với mặt đường khiến tôi mất thêm thời gian.”

Blistering/Graining

Định nghĩa: Đây là hai thuật ngữ trái ngược nhau nhưng đều liên quan tới vấn đề mất cân bằng về nhiệt độ lốp. ‘Blistering’ xảy ra khi lõi bên trong lốp nóng và bề mặt lốp nguội, khiến hiện tượng những vạt cao su trên lốp bắt đầu văng ra ngoài, tạo ra lỗ hổng trên lốp. Còn graining là khi ‘trong lạnh ngoài nóng’ dẫn đến hình thành một lớp marble ngay trên bề mặt lốp, giảm độ bám đường.

Ngữ cảnh: “Chúng tôi chật vật do blistering của lốp/Lốp Soft của tôi đã bị graining do chúng tôi chạy trong điều kiện lạnh và lốp mất đi nhiệt cần thiết.”

Hiện tượng blistering thường thấy trong các cuộc đua

Hiện tượng blistering thường thấy trong các cuộc đua

Backmarker

Định nghĩa: Những tay đua xếp cuối của đoàn đua, thường bị các chiếc xe dẫn đầu bắt vòng, vẫy cờ xanh dương và phải nhường đường.

Ngữ cảnh: “Những chiếc xe bị bắt vòng đã chặn đường tôi, khiến cuộc đua của tôi bị phá hủy”.

Falling off the cliff – “rơi xuống vực sâu”

Định nghĩa: Thuật ngữ này không còn quá phổ biến hiện tại nhưng lại được sử dụng nhiều ở thời điểm cách đây gần 10 năm, khi mà các tay đua phải cần đến 2-4 lượt pit mới có thể hoàn thành cuộc đua của mình. Hiện tượng này chứng kiến hiệu năng lốp giảm đi rõ rệt chỉ sau vài vòng khiến chiếc xe bị chậm lại và phải vào pit ngay lập tức.

Ngữ cảnh: “Ở stint (vòng đời của bộ lốp trong cuộc đua, khoảng thời gian giữa 2 lượt pit) thứ 2, lốp của tôi đã “rơi xuống vực” và phải vào pit sớm hơn dự tính.”

Flatspot

Định nghĩa: Khi một tay đua phanh khóa bánh trước, khiến 1 trong 2 lốp trước dừng chuyển động, khiến bề mặt đang tiếp xúc với đường bị trượt dọc theo hướng chuyển động của xe, đồng thời lớp cao su bị mài trên mặt đường. Hậu quả là tạo ra một bề mặt phẳng trên chiếc lốp tròn, giảm đi khả năng bám đường của nó.

Lỗi phanh khóa bánh sẽ khiến gây tổn hại lớn đến lốp

Lỗi phanh khóa bánh sẽ khiến gây tổn hại lớn đến lốp

Ngữ cảnh: “Không may tôi đã phải pit sau khi có flatspot trên lốp, tước đi cơ hội giành podium của bản thân.”

Lift and coast

Định nghĩa: Khi một tay đua đang có chiều hướng hao phí quá nhiều nhiên liệu và có nguy cơ không đủ xăng để về đích, kỹ sư chính của tay đua đó sẽ thông báo với họ hãy ‘lift and coast’. Điều đó nghĩa là các tay đua sẽ nhả chân ga sớm hơn trên đoạn đường, để chiếc xe trôi tới góc cua, sẽ đốt cháy ít nhiên liệu hơn nhưng nó rõ ràng khiến cho tốc độ của xe giảm đi.

Ngữ cảnh: “Tôi phải nhấc chân ga sớm hơn bình thường nếu muốn tiết kiệm xăng và có thể cán đích an toàn.”

Brake bias

Định nghĩa: Khi tay đua đạp phanh, cả 4 phanh ở 4 bánh đều vận hành để làm chậm chiếc xe lại. Nhưng các tay lái F1 còn có thể điều chỉnh thiên hướng phanh của họ nhằm có được hệ thống phanh vận hành tốt nhất. Ví dụ như trong điều kiện ẩm ướt, phanh được điều chỉnh thiên về phía sau nhiều hơn nhằm ngăn chặn việc phanh khóa bánh trước xảy ra. Ngoài ra, thiên hướng phanh còn thay đổi giữa cuộc đua khi cân bằng của xe thay đổi do những yếu tố như lượng xăng thấp hay độ bào mòn lốp.

Ngữ cảnh: “Tôi phải điều chỉnh cách phanh khi điều kiện đua trở nên khó đoán hơn.”

Box

Là một yêu cầu được đưa ra cho tay đua trên radio, nghĩa là anh ấy phải đưa xe vào pit để thay lốp. Box nói đến khu vực thực hiện việc thay lốp cho xe, nó có nguồn gốc từ tiếng Đức, từ Boxenstopp, tạm dịch là pit-stop.

Box là khẩu lệnh được dùng khi đội đua gọi tay đua vào pit

Box là khẩu lệnh được dùng khi đội đua gọi tay đua vào pit

Green track

Định nghĩa: Hàm ý là một đường đua ‘xanh và sạch’, thường chỉ xuất hiện vào sáng thứ 6, trước lượt chạy FP1 đầu tiên của chặng đua. Lúc này những bãi marble mảnh cao su lốp xe vẫn chưa được “bày” ra nên chiếc xe cũng chưa có được độ bám đường tối ưu.

Ngữ cảnh: “Trường đua sáng nay tương đối ‘xanh’, nhưng nó đã dần nhiều ‘cao su’ hơn trong các lươt chạy kế tiếp.”

Oversteer/Understeer

Khi qua cua, oversteer là hiện tượng phần sau xe mất kiểm soát còn understeer là trường hợp phía trước xe mất độ bám đường. Cả hai đều khiến chiếc xe chửa cua, không thể có được một pha qua cua ưng ý. Để hiểu đơn giản hơn, hãy học thuộc câu nói của tay lái rally Walter Rohrl, nếu bạn đâm thẳng vào hàng rào, đó là understeer, còn nếu bạn nghe thấy chiếc xe lao vào tường, đó là oversteer.

Nguồn: [Link nguồn]

Đua xe F1 2020 lộ diện 10 chiến mã: Bắt đầu cuộc chiến đỉnh cao

F1 2020 đã chính thức “mở cửa” bằng màn ra mắt mẫu xe mới vào tuần trước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN