Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
1
Lorenzo Sonego
1
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
0
Katie Boulter
0
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
1
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
-
Elena-Gabriela Ruse
-
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
-
Tristan Schoolkate
-
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
-
Daniil Medvedev
-

Đua xe F1, US GP: Miền đất hứa sẵn sàng chào đón “tân vương”

(Tin đua xe công thức 1 - Tin đua xe F1) Dù còn 4 chặng đua nữa mùa giải mới khép lại, nhưng rất có thể chức vô địch cá nhân và đồng đội sẽ được trao nơi đây, sớm nhất là tại Austin, Mỹ, nơi diễn ra chặng đua thứ 17.

United States GP mới diễn ra tại Austin kể từ năm 2012 nhưng chặng đua này đã có một lịch sử khá lâu đời và trải qua rất nhiều địa điểm tổ chức khác nhau. Chặng đua đầu tiên đã được tổ chức cách đây hơn 1 thế kỷ, vào năm 1908. Tên chặng đua khi đó là American Grand Prize (có nghĩa là giải thưởng lớn của Mỹ) và nó chỉ kéo dài cho tới năm 1916 trước khi bị hủy bỏ.

Lý do lớn nhất dẫn đến việc hủy bỏ chặng đua là bởi nó thiếu đi những tay lái đến từ châu Âu do Thế chiến I. Ngoài ra sự yêu thích của Mỹ lại hướng đến đua xe kiểu xung quanh hình ovan thay vì đua trên những cung đường ngoằn ngoèo đầy thử thách. Phải tới hơn 40 năm sau, những chặng đua trên đường mới được trở lại và nó nhanh chóng trở thành 1 phần của F1.

Đua xe F1, US GP: Miền đất hứa sẵn sàng chào đón “tân vương” - 1

Đoạn dốc chỉ có tại COTA

Chặng đua đầu tiên tại F1 được diễn ra vào năm 1959 tại trường đua quốc tế Sebring, nằm tại Florida, 1 năm sau đó, nó được chuyển qua tổ chức tại trường đua Riverside, nằm ở California, phía bờ Tây của đất nước. Tiếp đó, trong 20 năm từ 1961 tới 1980, US GP diễn ra đều đặn thường niên tại Watkins Glen, New York, nơi đã chứng kiến không ít những tay lái huyền thoại của làng đua xe F1 thế giới đăng quang như Graham Hill, Jim Clark, Jackie Stewart, Niki Lauda, James Hunt hay Gilles Villeneuve.

Khi Watkins Glen rời khỏi lịch trình đua hàng năm của F1, US GP cũng bước vào giai đoạn mà thường xuyên vắng mặt tại giải đua xe hấp dẫn này.

Nhưng không vì thế mà F1 thiếu đi những chặng đua ở Mỹ, đã có tới 3 địa danh khác đã từng tổ chức 1 chặng đua tối thiểu 1 lần. Detroit, Dallas và Long Beach là 3 cái tên đó, và họ lấy luôn những cái tên riêng này để đặt cho chặng đua thay vì là US GP. Dallas GP diễn ra trong năm 1984, Detroit GP kéo dài trong 7 năm, từ 1982 đến 1988 còn với Long Beach GP đã có 8 cuộc đua được tổ chức từ năm 1976 đến 1983.

Sau 8 năm vắng bóng, US GP lại trở lại năm 1989, tại trường đua Phoenix. Tuy nhiên lần trở lại này chỉ kéo dài trong 3 mùa giải trước khi tiếp tục vắng bóng. Dù vậy khán giả Mỹ vẫn được an ủi phần nào khi 2 người chiến thắng trong 3 cuộc đua đó đều là những huyền thoại: Ayrton Senna và Alain Prost, những người đồng đội tại McLaren-Honda thời điểm đó.

Giai đoạn xuất hiện tiếp theo của chặng đua là vào những năm đầu thế kỷ 21, khi mà Michael Schumacher cùng với Ferrari thống trị gần như tuyệt đối giải đấu này. Trong giai đoạn 8 năm (2000-2007) ở trường đua Indianapolis, Schumacher đã giành được 5 chiến thắng và 2 lần về nhì, khiến đây được ví như ‘mỏ vàng’ cho tay lái người Đức.

Đua xe F1, US GP: Miền đất hứa sẵn sàng chào đón “tân vương” - 2

Chi tiết trường đua COTA

Tuy nhiên, Schumi không phải cái tên duy nhất có được nhiều thành công trên đất Mỹ, người còn lại chính là Lewis Hamilton. Anh đã chiến thắng trong chặng đua cuối cùng tại Indianapolis năm 2007 và thêm 4 lần lên ngôi ở trường đua hiện tại của US GP, Austin vào các năm 2012, 2014-2016.

Trường đua COTA (Circuit of the America) nằm ở Elroy, 12 km về phía Đông Nam của thành phố Austin, trung tâm của bang Texas. COTA có chiều dài 5,513km, 20 khúc cua, với chiều của đường đua theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, vì thể ở đây có nhiều cua trái hơn là cua phải (11 và 9). COTA cũng có một đặc điểm nổi bật mà ai cũng sẽ phải nhớ đến nó, đó là khúc cua chữ V ngay sau vạch xuất phát/đích giống như tại Sepang, nhưng nó ngắn hơn và không nằm trên 1 mặt phẳng.

Khi qua vạch đích các tay đua sẽ đi lên dốc, đỉnh của nó chính là khúc cua số 1, sau đó họ sẽ xuống dốc và tiến đến khúc cua só 2. Nói đến độ dốc, điểm cao và thấp nhất so với mặt nước biển tại trường đua này là 157,4m và 126,5m, chênh nhau tới 30,9m.

Chặng đua US GP sẽ diễn ra trong 56 vòng, với tổng chiều dài cuộc đua là 308,405km. Thành tích nhanh nhất 1 vòng đua lập được bởi Sebastian Vettel năm 2012 với thời gian 1 phút 39.347. Năm ngoái chính Vettel là người có được vòng chạy nhanh nhất với thời gian chỉ kém thành tích trên có 0,5 giây, vì thế, với tốc độ của chiếc xe năm 2017, khả năng cao kỷ lục sẽ bị phá vỡ.

Đua xe F1, US GP: Miền đất hứa sẵn sàng chào đón “tân vương” - 3

Lewis Hamilton đã chiến thắng tại Austin 3 năm liên tiếp

Như thường lệ, sẽ có 2 vùng mở cánh gió – DRS Zone – cho các tay đua, thứ 1 là tại đường thẳng giữa khúc cua thứ 11 và 12, điểm xác định mở cánh là ở trước khúc cua thứ 11; thứ 2 là trên đoạn đường có vạch xuất phát/đích với điểm xác định nằm ở trước cua số 19.

Khác với năm 2016, năm nay Pirelli mang đến Austin ba loại lốp mềm nhất Soft, Supersoft và Ultrasoft cho các tay đua lựa chọn. Nhìn chung với 3 đội đua dẫn đầu, có khá ít điểm khác biệt bởi họ đều chọn 7 bộ lốp Ultrasoft, với hai loại còn lại, hầu hết đều chọn 2 bộ Soft và 4 bộ Supersoft, sự khác biệt đến từ Hamilton (3 Soft – 3 Supersoft) và Raikkonen (1 Soft – 5 Supersoft).

Về phần còn lại, sự lựa chọn táo bạo nhất phải kể tới hai đội đua McLaren và Williams khi cả 4 tay đua của hai đội đều chọn tới 9 bộ lốp phục vụ cho vòng chạy phân hạng, vốn không phải thế mạnh của họ.

Đua xe F1, US GP: Miền đất hứa sẵn sàng chào đón “tân vương” - 4

Bảng lựa chọn lốp của các tay đua (Nguồn: Pirelli)

Ngoài ra US GP năm 2017 tới đây còn sẽ được “nhuộm” hồng bởi F1 vừa mới ký hợp đồng hợp tác cùng với Susan G Komen, tổ chức về ung thư vú lớn nhất thế giới. Trùng hợp thay chặng đua được tổ chức đúng vào tháng “Nâng cao nhận thức về ung thư vú”, vì thế sẽ có rất nhiều hoạt động bên lề diễn ra để tăng cường kiến thức cho mọi người về căn bệnh này. Ngoài ra bộ lốp Ultrasoft với màu tím quen thuộc cũng sẽ được thay đổi thành màu hồng nhằm ủng hộ cho chiến dịch trên.

Cũng tại Austin, do tay đua của Toro Rosso, Pierre Gasly phải ở lại Nhật Bản để tham dự giải Super Formula nhằm giành chức vô địch, vị trí của anh sẽ được thay thế bởi tay đua Brendon Hartley, tay lái 27 tuổi đến từ New Zealand.

Hiện tại anh đang là tay đua trên chiếc xe số 2 của Porsche tại giải WEC thế giới và là người đã chiến thắng Le Mans 24h năm nay. Hãy chờ đợi một US GP với nhiều điều mới mẻ, thú vị và bất ngờ vào cuối tuần này tại Austin, Texas.

Chặng đua thứ 17 sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 23/10 tới (giờ VN), với vòng chạy phân hạng diễn ra vào 4h ngày Chủ Nhật và cuộc đua chính thức sẽ bắt đầu từ 2h sáng ngày thứ 2. Hãy đón xem!

Mùa giải F1 - 2017
Theo bạn tay đua nào sẽ vô địch F1 năm 2017?

Đua xe F1: 6 cái tên đã làm thay đổi thế giới công thức 1

F1 những năm gần đây đã đón chào sự ra mắt của không ít những cái tên mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN