Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
2

Đua xe F1: Sự ra đi của huyền thoại ‘mũ đỏ’, tấm gương phi thường

(Tin đua xe F1 - Tin đua xe công thức 1) Tuần vừa qua, làng đua xe F1 tiếp tục phải đón nhận thêm một tin buồn, đó là huyền thoại người Áo Niki Lauda, sau thời gian chiến đấu với bệnh tật dai dẳng, ông đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 20 tháng 5 năm 2019, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho tất cả người thân, bạn bè cũng như đồng nghiệp lâu năm của ông.

Niki Lauda sinh ngày 22 tháng 2 năm 1949 với tên đầy đủ là Andreas Nikolaus Lauda tại thủ đô Vienna, nước Áo. Ông đã có một sự nghiệp đua xe chuyên nghiệp kéo dài trong 13 năm, chia làm 2 giai đoạn, từ 1971-1979 và 1982-1985, đầu quân tổng cộng 5 đội đua March, BRM, Ferrari, Brabham và McLaren.

Trải qua 171 chặng đua xuất phát, ông đã có 25 chiến thắng, 54 podium, 24 pole và vòng chạy nhanh nhất. Lauda đã có 3 chức VĐTG, 2 trong số đó là cùng Ferrari năm 1975 và 1977 còn lại là với McLaren năm 1985. Vì thế, ông là người duy nhất trong lịch sử F1 tính đến nay đã vô địch với cả hai “ông lớn” với rất nhiều thành công trong làng đua xe F1. Bên cạnh đó ông còn là một doanh nhân trong lĩnh vực hàng không khi điều hành 3 hãng Lauda Air, Niki và Lauda.

Đua xe F1: Sự ra đi của huyền thoại ‘mũ đỏ’, tấm gương phi thường - 1

Lauda đã lựa chọn đua xe bất chấp sự phản đối từ gia đình

Sinh ra trong một gia đình giàu có khi người ông là một nhà tư bản công nghiệp của Áo, Niki quyết định trở thành một tay đua chuyên nghiệp bất chấp việc gia đình không cho phép. Lauda bắt đầu sự nghiệp của mình với giải đấu trẻ mang tên Formula Vee hay Formula Volkswagen, thường tổ chức tại vùng Trung Âu với chi phí thi đấu rẻ hơn so với Formula Ford hay Formula BMW. Nhưng sau đó ông nhanh chóng chuyển sang chạy xe thể thao của Porsche và Chevron, dù vậy con đường sự nghiệp vẫn dường như giậm chân tại chỗ.

Từ đó ông đã quyết định vay một khoản 30 ngàn euro cùng chính sách bảo hiểm nhân thọ để mua một vị trí đua chính thức tại đội đua “mới vào nghề” March với tư cách là một tay đua F2 vào năm 1971. Lúc này gia đình Lauda vẫn kịch liệt phản đối sự lựa chọn của con trai nhưng với đam mê mãnh liệt với môn thể thao tốc độ, ông đã cắt đứt mọi liên lạc với người thân của mình.

Khả năng đua của Lauda gây ấn tượng mạnh với trưởng đội đua March Robin Herd, nên ông nhanh chóng được thăng tiến lên đội F1, dù vẫn đua cả ở F2 trong năm 1972. Chiếc xe khá tốt, nhưng mùa giải năm 72 của March là một cơn ác mộng, đỉnh điểm là tại chặng Canadian GP ở trường đua Mosport Park, khi cả hai chiếc xe đều bị truất quyền thi đấu chỉ trong 3 vòng khi cuộc đua đã qua được ¾ chặng đường. 1 năm sau, Lauda tiếp tục vay ngân hàng thêm 1 khoản nữa để đầu quân cho BRM vào năm 1973.

Đua xe F1: Sự ra đi của huyền thoại ‘mũ đỏ’, tấm gương phi thường - 2

Sự nghiệp của ông bắt đầu cùng March năm 1971

Như thường lệ Lauda vẫn rất nhanh trên đường đua nhưng đội đua lại không thể đáp ứng được với khả năng của ông. Bước ngoặt đến khi đồng đội tại BRM Clay Regazzoni rời đội để trở lại Ferrari năm 1974 và ông chủ Enzo Ferrari hỏi ý kiến của Clay về Lauda. May mắn là Regazzoni đã ca ngợi hết lời về tay lái người Áo và “ngựa chiến” đã quyết định ký hợp đồng với Lauda và trả số tiến đủ để ông trả hết nợ với ngân hàng.

Lauda đến với đội đua nước Ý đúng vào lúc họ trở lại sau những năm đầu thập niên 1970 thảm họa và chỉ có thể tái cấu trúc khi Luca di Montezemolo lên nắm quyền ở Ferrari. Trong những năm tháng tại đây, mối kỳ phùng địch thủ nổi tiếng giữa Niki Lauda và James Hunt đã xuất hiện.

Cả hai đã cùng nhau tham dự 7 mùa giải từ 1973 đến 1979, nhưng đỉnh điểm nhất chính là giai đoạn 3 năm 1975-1977. Lauda đã giành chiến thắng khi vô địch 2 năm trong khi Hunt chỉ có được danh hiệu vô địch vào năm 1976, một cột mốc khiến cuộc đời Lauda chuyển sang một ngã rẽ khác.

Đua xe F1: Sự ra đi của huyền thoại ‘mũ đỏ’, tấm gương phi thường - 3

Đỉnh cao và vực sâu sự nghiệp đều tới trong giai đoạn 1975-1977 cùng Ferrari

Một tuần trước khi chặng đua Đức GP tại trường đua Nurburgring diễn ra, dù Lauda là tay đua nhanh nhất vào thời điểm đó, ông vẫn kêu gọi các tay đua khác tẩy chay chặng đua bởi ban tổ chức thiếu nguồn lực để quản lý vấn đề an toàn xung quanh trường đua dài 23km này.

Nhưng phần lớn tay đua đều không đồng tình với Lauda và cuộc đua lại được tiến hành. Và từ đó hậu quả nghiêm trọng đã tới ngay ở vòng thứ 2 cuộc đua chính, ở một khúc cua tốc độ cao, Lauda đã gặp nạn và chiếc Ferrari văng trên đường chạy, va vào lề đường rồi bốc cháy dữ dội và đâm vào chiếc xe của Brett Lunger.

Lauda bị kẹt trong biển lửa và đống đổ nát của xe, ông đã ở trong đó gần 1 phút trước khi các tay đua khác Arturo Merzario, Guy Edwards, Harald Ertl cùng Lunger tới giải cứu Lauda. Ông đã bị bỏng nặng ở vùng mặt do chỉ đội một chiếc mũ không vừa vặn và hít luồng khí độc nóng khiến phổi và máu của ông bị ảnh hưởng mạnh. Dù vẫn tỉnh táo sau khi rời khỏi xe nhưng sau đó ông đã bị hôn mê bất tỉnh sâu.

Đua xe F1: Sự ra đi của huyền thoại ‘mũ đỏ’, tấm gương phi thường - 4

Lauda đóng vai trò quan trọng giúp Mercedes có được chữ ký của Hamilton

Hậu quả của vụ tai nạn là bỏng vùng mặt, mất gần hết tóc, phần tai phải và mi mắt. Kể từ đó ông luôn đội một chiếc mũ đỏ để che đi phần sẹo từ vụ tai nạn này. Đáng buồn hơn, những hậu quả trên còn khiến sức khỏe của ông không còn được như trước nữa.

Dù vậy chúng ta đều biết ông có sự trở lại thần kì với đua xe chỉ gần 2 tháng sau đó với những vết bỏng vẫn còn phần băng bó. Không có gì cản được ông trở lại với đam mê cuộc đời mình, từ đó ông giành thêm 2 chức vô địch F1 nữa và trở thành một tượng đài trong làng đua xe thế giới nói chung và F1 nói riêng.

Sau khi giải nghệ hoàn toàn năm 1985, ông tiếp tục đóng vai trò quan trọng với F1 khi tiếp quản những vị trí quản lý ở các đội đua, đầu tiên là cố vấn ở Ferrari năm 1993 khi Montezemolo ngỏ ý mời ông, sau đó là trưởng đội đua Jaguar nửa sau năm 2001 nhưng không mấy thành công. Và gần đây nhất vào tháng 9 năm 2012, ông gia nhập ban điều hành đội đua Mercedes và là người đàm phán để đưa Lewis Hamilton về đội từ 2013 đến nay.

Đua xe F1: Sự ra đi của huyền thoại ‘mũ đỏ’, tấm gương phi thường - 5

“Ngôi sao” Lauda sẽ mãi đồng hành cùng Mercedes F1

Sự ra đi của Lauda để lại tổn thất quá lớn, đặc biệt là với Mercedes, gia đình mà ông gắn bó trong gần 7 năm qua. Chính vì thế “mũi tên bạc” đã quyết định để ngôi sao 3 cánh màu đỏ cùng chữ kí trên thân xe tri ân Lauda tới ‘suốt đời.

Tạm biệt một chiến binh thực thụ với hình ảnh chiếc mũ đỏ quen thuộc, ông sẽ mãi sống trong trái tim và ký ức của mỗi chúng ta. Và như những vết sẹo trên cơ thể mà ông đã phải chịu đựng với sự tự hào, khiêm tốn và phẩm giá của mình, những chiến công tại F1 của ông cũng sẽ luôn đi cùng lịch sử và mãi không bao giờ phai.

Đua xe F1, Monaco GP: “Nhà vua” lập hat-trick, tri ân huyền thoại đã khuất

ĐKVĐ Lewis Hamilton đã có điều mình cần, đó là một chiến thắng tại Monaco.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN