Trận đấu nổi bật

madison-vs-elina
Australian Open
Madison Keys
2
Elina Svitolina
1
emma-vs-iga
Australian Open
Emma Navarro
0
Iga Swiatek
2
ben-vs-lorenzo
Australian Open
Ben Shelton
3
Lorenzo Sonego
1
jannik-vs-alex
Australian Open
Jannik Sinner
1
Alex De Minaur
0

Đua xe F1, Sir Frank Williams: 50 năm một tượng đài từ anh chàng bán tạp hóa

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Chặng đua British GP cuối tuần vừa qua là một chặng đua đặc biệt với rất nhiều sự kiện bên lề đáng chú ý, mà trong đó ấn tượng nhất chính là kỷ niệm 50 năm ngài Frank Williams nắm vị trí trưởng đội đua.

Khởi nguồn

“Đây là một môn thể thao có tính cạnh tranh cao, và tôi cũng là một người cạnh tranh. Trên tất cả đó là đam mê với tốc độ.” Đó là câu nói của Sir Frank Williams, người đã có một sự nghiệp tuyệt vời từ xuất phát điểm mà ít người nghĩ tới, đó là một người bán hàng tạp hóa. Tại một trường nội trú ở vùng Dumfries, Scotland, phía Nam vương quốc Anh, vào cuối thập niên 1940, những năm đầu thập niên 1950, có một cậu bé mà hàng ngày luôn chạy tới chạy lui và tưởng tượng mình đang ở trong một chiếc xe đua với đam mê cuồng nhiệt với đua xe tốc độ.

Frank bắt đầu từ một người bán tạp hóa

Frank bắt đầu từ một người bán tạp hóa

Cậu ấy muốn trở thành một tay đua chuyên nghiệp nhưng dường như con đường đó luôn lảng tránh cậu bởi mọi thứ không theo mong muốn của cậu. Từ đó cậu ấy chuyển sang bắt đầu cầm những dụng cụ sửa chữa và trở thành một thợ máy. Bước tiếp theo của Frank mục tiêu là thành lập một đội đua.

Sử dụng tiền kiếm được từ việc bán tạp hóa, ông tạo ra đội mang tên Frank Williams Racing Cars và bắt đầu có chỗ đứng trong làng đua xe sau khi thi đấu thành công tại Formula 2 và Formula 3. Ông mua khung gầm từ đội đua nổi tiếng khi đó là Brabham, ký hợp đồng đua với bạn thân Piers Courage rồi gia nhập F1 vào năm 1969 và có hai lần về đích thứ 2.

Năm 1970 lại không may mắn như vậy khi Courage đã tử nạn trong vụ tai nạn tại chặng Hà Lan GP. Đó là một mất mát cực kỳ lớn và ảnh hưởng không nhỏ tới Frank, nhưng ông đã tiếp tục cống hiến cho đội đua để vơi đi nỗi đau đó.

Ông gặp khó khăn tài chính với đội đua đầu tiên của mình

Ông gặp khó khăn tài chính với đội đua đầu tiên của mình

Dù vậy, cuộc đời chẳng bao giờ suôn sẻ được lâu dài, nhưng năm tiếp theo chìm trong khủng hoảng khi điều kiện tài chính hạn hẹp. Những hóa đơn treo khiến Frank phải thực hiện các cuộc gọi đàm phán giao dịch ở bốt điện thoại công cộng thay vì trong phòng làm việc.

Thậm chí vợ ông, bà Ginny còn phải tự bỏ tiền túi để đội đua tiếp tục vận hành nhưng đấy không phải là giải pháp lâu dài. Cuối cùng, ông đã phải từ bỏ chức quản lý và nhường ghế cho trùm dầu mỏ Water Wolf vào tiếp quản. Frank cố gắng ở lại gắn bó với vị trí quản lý đội nhưng ông đã sớm ra đi, dù đó chưa phải dấu chấm hết…

Bắt đầu lại từ đầu

Frank quyết không từ bỏ F1 và ông lại đi lên từ đống đổ nát. Frank cần tìm kiếm một kỹ sư và cái tên Patrick Head đã được giới thiệu với ông. Họ trở thành đồng sáng lập ra Williams Grand Prix Engineering năm 1977 với trụ sở là một nhà máy cũ và đó là một khởi đầu của một điều gì đó đặc biệt.

Frank nhận xét Patrick là một người thông minh và tận tụy với công việc, là một ‘mảnh ghép’ quan trọng cho đội đua. Nhờ vậy chiến thắng đầu tiên đã sớm đến với họ vào năm 1979 tại chặng đua quê nhà ở Silverstone với người chiến thắng là tay lái Thụy Sĩ Clay Regazzoni.

Frank cùng người bạn Patrick Head

Frank cùng người bạn Patrick Head

Chiếc FW07 năm đó với bàn tay “nhào nặn” của Head (người năm nay trở lại Williams với vị trí cố vấn) đã vươn lên trở thành ứng cử viên cạnh trạnh chức vô địch và 1 năm sau họ đã làm được với chức vô địch đội đua cùng danh hiệu cá nhân cho Alan Jones. Chiến công đó là một điều phi thường bởi chỉ 3 năm trước, năm 1977, Frank phải bán đội đua của mình và rời đi. Đội đua ngày càng đi lên và tiếp tục gặt hái được thêm nhiều thành công mới. Họ bắt đầu trở thành một thế lực nhưng thảm họa bỗng đổ xuống.

Vụ tai nạn

Frank đã gặp nạn trên đường lái xe tới sân bay sau một đợt test ở trường đua Paul Ricard, chịu chấn thương dây thần kinh xương (tủy) sống khiến ông vĩnh viễn không thể đi trở lại. Ở thời điểm đó gia đình của ông đã vất vả chăn sóc cho ông, đặc biệt là người vợ Ginny phi thường, vừa chăm chồng vừa nuôi dạy cho 3 đứa con nhỏ và vừa đảm bảo đội đua vận hành bình thường. Chính vì thế, Frank luôn có thái độ tích cực trong cuộc sống và ông vẫn nuôi ý định trở lại điều hành đội đua.

Ayrton Senna là nỗi tiếc nuối lớn nhất trong sự nghiệp của Frank

Ayrton Senna là nỗi tiếc nuối lớn nhất trong sự nghiệp của Frank

“Williams là thứ giúp ông tiến lên, vì thế ông coi F1 là ‘nguồn oxy’ của mình. Frank sống và thở cùng nhịp đập F1 và tiếp tục công việc đó cho tới tận bây giờ. Ông ấy có rất nhiều phẩm chất nhưng sức mạnh và sự kiên cường trở lại sau tai nạn là một thông điệp mạnh mẽ.” phó đội đua hiện tại Claire Williams, con gái của Frank chia sẻ.

Thành công và nỗi đau mang tên Ayrton Senna

Trong giai đoạn 1979-1997, Williams có 7 danh hiệu vô địch cá nhân và 9 lần vô địch đội đua với tổng cộng 113 chiến thắng. Đó là một sự thống trị hiếm có trong thể thao nói chung và F1 nói riêng, và vì lý do đó, Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị đã phong tước hiệp sĩ cho Frank vào năm 1999. Ông cũng là một trong số ít người không mang quốc tịch Pháp được nhận huân chương Bắc Đẩu bội tinh do những đóng góp cho nước Pháp, qua sự hợp tác với NSX động cơ Renault.

Thành công đã tới với Frank nhưng trong thời điểm đó, vẫn còn một điều mà chưa thể khiến ông cảm thấy trọn vẹn. Frank luôn mơ ước có được Ayrton Senna trở thành tay đua chính cho Williams và nó đã trở thành hiện thực vào năm 1994. Nhưng chỉ tới cuộc đua thứ 3, Senna đã tử nạn ở chặng đua San Marino, điều mà không ai nghĩ tới. Vụ tai nạn chấn động cả thế giới đua xe đã khiến Frank cảm thấy như mất đi một người quan trọng đối với mình và ông đã không thể cùng Senna giành 1 chức vô địch đáng nhớ trong sự nghiệp.

Chương sử mới

Đã hơn 7 năm kể từ chiến thắng cuối cùng của Williams

Đã hơn 7 năm kể từ chiến thắng cuối cùng của Williams

Sau “cơn mưa” chiến thắng trong 18 năm, kể từ năm 1997 tới nay, mọi chuyện lại khó khăn hơn với đội đua Williams. Trong 22 năm đã qua, họ chỉ có được 11 chiến thắng với lần gần nhất tại Spanish GP năm 2012 với tay lái Columbia Pastor Maldonado.

Ngoài ra, ông còn phải đón nhận tin buồn khi người vợ bị chẩn đoán ung thư và qua đời tháng 3 năm 2013. Frank vẫn nắm giữ vị trí trong ban điều hành nhưng đã bắt đầu giảm khối lượng công việc từ 2012 rồi sau đó để Claire lên tiếp quản đội đua với tư cách đại điện nhà Williams.

1 năm sau, Claire trở thành phó đội đua, quản lý hoạt động thường ngày của đội đua trong khi Frank bắt đầu ít tới các chặng đua hơn khi phải vào viện điều trị bệnh viêm phổi năm 2016. Hiện tại, đội đua đang “đội sổ” ở đáy BXH nhưng Frank vẫn sẽ luôn dõi theo và chờ đợi ngày trở lại của họ.

Cuối tuần qua, Frank đã góp mặt tại chặng đua British GP để kỷ niệm 50 năm gắn bó F1 của ông và đã cùng nhà vô địch Lewis Hamilton có 1 vòng chạy ý nghĩa vòng quanh Silverstone. Hy vọng chúng ta sẽ tiếp tục được thấy Sir Frank Williams trong khoảng 10-20 năm nữa để ít nhất ông được chứng kiến Williams trở lại đỉnh cao một lần nữa vào 1 ngày không xa.

Vé đua xe F1 tại Việt Nam chính thức bán: Giật mình giá 96,5 triệu đồng

đua xe F1 tại Việt Nam đã chính thức được mở bán, có vé tới 96,5 triệu đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui (Khám Phá)
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN