Trận đấu nổi bật

bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
2
T. Puetz & K. Krawietz
1
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
0
Carlos Alcaraz
0
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
-
S. Bolelli & A. Vavassori
-
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
-
Andrey Rublev
-

Đua xe F1, Singapore GP 2018: Cạm bẫy ở khúc cua số 10

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Singapore luôn là đường đua được đánh giá cao về mặt kỹ thuật kể từ khi nó xuất hiện tại F1 cách đây 10 năm và ở mùa này các đội đua sẽ cần tiếp tục thể hiện khả năng của mình khi tranh tài ở Singapore GP trong cuộc chạy nước rút trong mùa giải 2018.

Singapore – đảo quốc nhỏ bé nằm ở Đông Nam Á có được vinh dự tham gia giải đấu Thể thức 1 từ năm 2008 và duy trì vị trí đó liên tục cho tới mùa giải thứ 10 liên tiếp, sẽ tiếp tục góp mặt tại F1 trong những năm tiếp theo. Đường đua phố Marina Bay sẽ rực sáng đèn bên dòng sông Singapore từ 14/9 đến 16/9 tới.

Đua xe F1, Singapore GP 2018: Cạm bẫy ở khúc cua số 10 - 1

Thông số kỹ thuật của đường đua Marina Bay

Tương tự như đường đua danh tiếng Monaco và đường đua cảng biển Valencia, Marina Bay được nhà thiết kế đường đua Hermann Tilke tạo ra một cung đường đua ngoạn mục trên đường phố Singapore và chạy quanh vịnh Marina – một địa danh nổi tiềng ở đảo quốc này. Singapore GP tổ chức vào ban đêm sau giờ tan tầm nên các tay đua sẽ đua dưới ánh đèn cao áp rực sáng – tương tự như khi đua buổi chiều tà tại hai đất nước Trung Đông Abu Dhabi, UAE và Bahrain.

Chiều dài vòng đua của Marina Bay Street là 5,065 km với 13 góc cua trái và 10 phải. Chặng đua thực hiện 61 vòng chạy với tổng cộng 308,828 km. Đây là một trong số năm trường đua hiện tại chạy theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, cùng với COTA, Interlagos, Yas Marina và Baku.

Trái ngược hoàn toàn với đường đua Monza có tốc độ cao nhất ở chặng đua trước, Singapore lại là nơi có tốc độ vào loại thấp nhất, khi tốc độ trung bình tại đây chỉ vào khoảng hơn 170 km/h, với vận tốc cao nhất đạt được tại Marina Bay xấp xỉ 320 km/h tại cuối đoạn thẳng ngắn ở góc cua thứ 7 Memorial Corner.

Trường đua này là một tổ hợp các góc cua tốc độ thấp, chicane cùng những đoạn thẳng ngắn, vì thế không thể đánh giá đâu là sector dễ hay khó tại Singapore mà cả cung đường dài hơn 5km này đều là thách thức thực sự với tất cả.

Nhưng có lẽ người gặp nhiều khó khăn nhất trên đoàn đua chính là tân binh Charles Leclerc bởi anh chưa từng chạy tại Singapore trong quá khứ. Tuy nhiên với tài năng của mình, nhất là sau khi xác nhận sẽ lên đua tại Ferrari trong năm tới, thì anh sẽ có động lực lớn để thể hiện tại đây.

Đua xe F1, Singapore GP 2018: Cạm bẫy ở khúc cua số 10 - 2

“Cạm bẫy” Singapore Sling ở khúc cua thứ 10 hiện tại

Trước đây trong cấu trúc nguyên bản của đường đua từng xuất hiện chicane Singapore Sling nổi tiếng với gờ kerb cao gây ra khó khăn cho rất nhiều tay đua, thậm chí đã có người phải bỏ cuộc. Rất tiếc do sự nguy hiểm nên nó đã bị loại bỏ kể từ năm 2013.

Mùa giải năm nay, FIA cũng xác lập 2 vùng sử dụng DRS tại đường đua Marina Bay tương tự mùa giải trước. Một bắt đầu sau góc cua số 5 và đến trước góc cua số 7, hai từ sau góc cua 22 đến hết đoạn thẳng về đích. Theo số liệu thống kê, sẽ tiêu tốn 24 giây cho 1 lần pit stop bao gồm các thao tác kỹ thuật và chạy thoát qua pit.

Kỷ lục vòng chạy nhanh nhất được ghi nhận qua các thời kỳ thay đổi công suất động cơ, thành tích 1 phút 39,491 do Sebastian Vettel lập vào năm 2017, còn kỷ lục vòng đua trong race thuộc về Lewis Hamilton với thời gian 1 phút 45,008 cũng vào cuộc đua năm ngoái.

Đua xe F1, Singapore GP 2018: Cạm bẫy ở khúc cua số 10 - 3

Lốp được Pirelli chỉ định ở chặng Singapore năm nay

Đến Singapore năm nay, Pirelli chỉ định dùng bộ lốp cực kỳ mềm (hypersoft, hồng), cực mềm (utralsoft , tím) và mềm (soft, vàng).  Sự lựa chọn của năm nay có chút khác biệt với mùa giải năm ngoái, với 3 loại Soft, Super-soft và Ultra-soft.

Pirelli tiếp tục với bước nhảy cách bỏ qua lốp Super-soft và cho ra mắt bộ lốp viền hồng mềm nhất lần thứ 3 trong năm nay sau Monaco và Canada. Do đó ở chặng đua tới, sự cải tiến về động cơ, hệ thống khí động học lẫn bộ lốp mới sẽ là tâm điểm chính ở Singapore GP.

Công suất động cơ và các qui định mới đã làm thay đổi nhiều đến khả năng của chiếc xe; nhưng với thời điểm vào cuối mùa giải cộng với độ ổn định của bộ lốp Pirelli, hiển nhiên các đội sẽ có các thiết lập kỹ thuật và tính toán chiến thuật phù hợp nhất. Bộ lốp chạy mưa cũng được xem xét cung cấp cho thời tiết mưa bão biến động tại khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Đua xe F1, Singapore GP 2018: Cạm bẫy ở khúc cua số 10 - 4

Thông số được set-up cho chặng ở Singapore GP  năm nay.

Để đua tại đây, tất nhiên những chiếc F1 sẽ được thiết lập lực nén (downforce) ở mức cao nhất để chiếc xe có thể đạt được độ cân bằng và ổn định qua những góc cua tốc độ thấp. Với hàng loạt góc cua trải dài khắp đường đua và được phân bố đồng đều nên độ bền động cơ, hệ thống phanh và hệ thống làm mát sẽ là vấn đề quan tâm hàng đầu của đội ngũ kỹ sư.

Đường đua với dạng đường phố như vậy luôn là một thách thức lớn với các tay đua, chưa kể năm nay F1 còn có những cải tiến mới về động cơ lẫn lốp xe. Những năm gần đây ba đội đua hàng đầu Ferrari, Mercedes và Red Bull đều có được chiến thắng ngay tại nơi này.

Và cùng với chiến thắng ở chặng trước thì Hamilton lẫn Bottas đang trên đà hưng phấn, tiếp tục hướng tới một chặng đua thành công dù Singapore chưa từng là nơi có lợi thế cho họ. Còn với Ferrari họ cần chiến thắng tại đây bởi nếu mắc thêm 1 sai lầm nữa, cơ hội sẽ gần như chấm dứt với “ngựa chiến” nước Ý.

Đua xe F1, Singapore GP 2018: Thiên đường ánh sáng ở Đảo quốc sư tử

Mùa giải F1 2018 của các « chiến binh » đã gần bước tới giai đoạn cuối cùng khi chỉ còn 7 chặng đua nữa. Quay trở lại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tran Huy ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN