Trận đấu nổi bật

jannik-vs-casper
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
2
Casper Ruud
0
krawietz-va-puetz-vs-arevalo-va-pavic
Nitto ATP Finals
T. Puetz & K. Krawietz
-
M. Pavic & M. Arevalo
-
jannik-vs-taylor
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
-
Taylor Fritz
-

Đua xe F1: Ông hoàng trở lại, dồn cho số 1 hay đánh thức số 2

Ferrari đã có chiến thắng thứ 3 trong mùa giải và là chiến thắng đầu tiên sau 16 năm trên đất Monaco. Tuy nhiên những câu chuyện gây tranh cãi về chiến thắng của Sebastian Vettel vẫn đang được bàn tán trong giới truyền thông và cả làng F1 thế giới.

Ở Monaco, Kimi Raikkonen là tay đua Ferrari giành pole sau 9 năm chờ đợi và cơ hội về nhất của anh là rất lớn khi đường đua Monaco rất khó để có thể vượt qua, nhất là với những chiếc xe 2017 rộng hơn. Anh đã có một xuất phát tốt, dẫn đầu đoàn đua trong suốt chiều dài stint đầu tiên trước khi vào pit thay lốp.

Đối với các đội đua, thông thường tay đua đứng trước sẽ có được lợi thế vào pit trước và có bộ lốp mới hơn sớm, còn tay đua thứ 2 sẽ vào pit sau đó. Ferrari đã làm đúng như vậy khi đưa Kimi vào ở vòng 34 và Sebastian vào ở vòng 39.

Đua xe F1: Ông hoàng trở lại, dồn cho số 1 hay đánh thức số 2 - 1

Mercedes không vui trước chiến thắng quan trọng của Sebastian Vettel

Dù làm theo trình tự đó nhưng Kimi vẫn kết thúc ở vị trí thứ 2 chứ không phải là vị trí dẫn đầu. Lí do là bởi pace của tay đua người Phần Lan khá chậm, thậm chí còn chậm hơn pace của Vettel trên bộ lốp cũ. Và với 2 vòng chạy bung hết sức mạnh khi lập được 2 fastest lap liên tiếp, Vettel đã thành công trong việc vượt qua Raikkonen khi ra khỏi pit và dẫn đầu từ đó cho tới hết chặng đua.

Nhiều người trong đó có cả Lewis Hamilton hay trưởng đội đua Mercedes, Toto Wolff cho rằng Ferrari đã sử dụng team order, yêu cầu Kimi chạy chậm lại để giúp Vettel vươn lên dẫn đầu và giành 25 điểm tuyệt đối ở chặng đua này. Vậy thực sự đội đua nước Ý có làm như vậy?

Tạm gác chuyện đúng hay không ở sự việc này, chúng ta cùng quay lại quá khứ một chút. Team order là những lệnh mà một đội đua áp đặt lên tay đua đang dẫn trước của họ nhằm nhường cho tay đua phía sau vươn lên trong trường hợp tay đua đứng sau đang cần điểm số hay chạy nhanh hơn chiếc xe phía trước.

Trong thời kì thống trị của Red Bull hay Mercedes, chúng ta hiếm được chứng kiến điều này bởi cuộc đua chỉ diễn ra trong nội bộ đội đua nên team order ít khi được dùng tới. Còn với Ferrari, dù họ có thống trị hay không, họ luôn rõ ràng trong việc ai là tay đua số 1 và số 2 trong đội, nên trong mọi trường hợp tay đua số 1 của Ferrari sẽ có được lợi thế lớn hơn.

Đua xe F1: Ông hoàng trở lại, dồn cho số 1 hay đánh thức số 2 - 2

Schumacher và Barrichello trên podium chặng đua nổi tiếng Áo GP 2002

Lần đáng chú ý gần đây nhất họ làm điều này là vào chặng đua German GP năm 2010, khi đó Felipe Massa (tay đua số 2) đang dẫn đầu còn Fernando Alonso (tay đua số 1) xếp thứ 2. Sau đó đội đua đã ra chỉ thị khiến Massa buộc phải nhường vị trí cho Alonso để tay đua này giành chiến thắng cuối cùng.

Quay trở lại xa hơn nữa, vụ việc team order của Ferrari gây nên làn sóng chỉ trích nặng nề nhất đó là ở chặng Áo GP năm 2002, nơi Rubens Barrichello nhường vị trí dẫn đầu cho Michael Schumacher ngay trước vạch đích ở vòng đua cuối cùng. Ngay sau đó những tiếng la ó xuất hiện xung quanh trường đua Red Bull Ring, và hành động nhường vị trí cao nhất trên podium cho Barrichello của Schumacher khi lên trao giải cũng không khiến sự phẫn nộ giảm bớt đi.

Trở lại với vụ việc vào Chủ nhật vừa qua, Ferrari nói rằng họ không đưa ra team order, nhưng câu chuyện thực sự thế nào thì không ai có thể biết được. Giả thiết 1 được đưa ra là Kimi bị buộc phải chạy chậm để nhường cho Vettel vượt qua, nhưng sau đó anh cũng không thể bám đuổi Vettel mà ngày càng bị nới rộng khoảng cách lên, việc này càng làm giả thiết này rắc rối hơn.

Giả thiết 2 được đưa ra là chiếc xe số 7 đã được set up không thực sự chuẩn xác khiến Kimi không thể chạy ngang cơ với Vettel ở chặng này.

Và điều cuối cùng cần đề cập tới ở đây đó là nét biểu cảm của tay đua người Phần Lan khi anh bước lên bục nhận giải. Người ta đặt cho anh biệt danh "Người tuyết" là bởi anh thường không thể hiện bất cứ cảm xúc gì trên gương mặt và giọng nói dù vui hay buồn hay kể cả là tức giận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN