Đua xe F1 nhận gần 1,5 tỷ USD tái cấu trúc: Giải bài toán để duy trì “nguồn sống”

Liberty Media đã có những thay đổi về chiến lược kinh doanh cũng như “rót tiền” vào Formula 1 đang trải qua giai đoạn vô cùng thử thách này với đại dịch COVID-19.

Mệnh lệnh phải có doanh thu

Vừa qua, Liberty Media, đơn vị quản lý F1 hiện tại đã “phân chia” lại “nguồn tài sản” của mình giữa các công ty con của họ nhằm mang lại một khoản tiền dành cho Formula 1 trong khi đại dịch COVID-19 tiếp tục có những tác động lớn vào giải đấu.

Liberty tái cấu trúc để ‘rót’ tiền hỗ trợ F1

Liberty tái cấu trúc để ‘rót’ tiền hỗ trợ F1

Thỏa thuận này được tiến hành giữa FWON (công ty nắm quyền của F1 thuộc Liberty) và SiriusXM, một công ty truyền thông có trụ sở tại Manhattan, New York, Mỹ, là một nhánh của Liberty.

Sự thay đổi chính của thương vụ này là công ty quảng bá tổ chức các sự kiện – Live Nation, trước đây “cùng chung một nhà” với F1, giờ sẽ gia nhập cùng với SiriusXM.

Bên cạnh mục đích đem lại nguồn tiền lớn hơn cho F1, lý do chính dẫn tới quyết định này của Liberty là bởi cả F1 và Live Nation đều cần những sự kiện được diễn ra mới có thể mang lại doanh thu. Dù vậy với tình hình hiện tại, cả hai đang trở thành nguồn rủi ro lớn cho công ty mẹ. Từ đó, Liberty buộc phải “bỏ một trứng vào giỏ khác” để chia đều rủi ro giữa các công ty con.

Mặt khác, đây cũng là một nước đi hợp lý khi đưa một công ty quảng bá các sự kiện (hòa nhạc) kết hợp với một công ty truyền thông, hơn là về đua xe thể thao như F1.

Khoảng 1,5 tỷ USD giá trị tài sản đã được chuyển từ F1 Group sang Liberty SiriusXM, tổng cộng thành 2,8 tỷ USD tài sản và 1,3 tỷ USD dư nợ. Trong đó cổ phần của Live Nation chiếm tới 2,6 tỷ USD trong dữ liệu trên.

Sự chuyển đổi đó được cân bằng bởi khoãn 1,5 tỷ USD tài sản ròng chuyển từ Liberty SiriusXM tới F1 Group, trong đó có khoản tiền mặt 1,4 tỷ USD, mà 50% trong khoản đó được coi như là khoản vay liên công ty.

Làm thế nào để giữ sức sống của giải đấu, giữ cho các đội đua không bị phá sản?

Liberty kỳ vọng sự thay đổi này sẽ giúp họ trên thị trường chứng khoán liên quan đến mảng kinh doanh F1. Điều đó mang lại thanh khoản cho F1 trong trường hợp mùa giải tiếp tục bị trì hoãn.

Vấn đề tài chính đang được chú trọng trong thời điểm khó khăn này

Vấn đề tài chính đang được chú trọng trong thời điểm khó khăn này

Trong khi đó, các đội đua F1 cũng được trả một phần trong tổng thu nhập hiện tại, sớm hơn dự tính để hỗ trợ họ vượt qua thời điểm khó khăn trong mùa dịch. Các đội hàng đầu có những khoản đảm bảo chắc chắn dưới thời ông chủ cũ Bernie Ecclestone nhưng các đội đua nhỏ hơn lại phải phụ thuộc gần như hoàn toàn vào phần tiền thường thường niên của F1.

F1 vẫn đang cố gắng để có thể bắt đầu mùa giải, với khả năng cao sẽ không có khán giả. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới doanh thu mỗi sự kiện của F1. Nhưng thay vào đó, giải đấu sẽ có được nguồn thu từ các đơn vị truyền thông phát sóng các chặng đua, cũng như từ các đối tác tài trợ.

Để tổ chức một chặng đua chắc chắn vẫn sẽ tiêu tốn một khoản tiền đáng kể cho các nhà tổ chức địa phương cũng như giải đấu, đó là khoản sẽ không thể cắt giảm. Liberty sẵn sàng cho khả năng chặng đua sẽ có doanh thu thấp, thậm chí là chỉ hòa vốn.

Điều quan trọng đối với họ là làm thế nào để giữ sức sống của giải đấu, vừa tiếp tục mang lại “món ăn tinh thần” cho người hâm mộ, cũng như giữ cho các đội đua tham dự không bị phá sản.

Các đội đua chính là “nguồn sống” của Formula 1

Các đội đua chính là “nguồn sống” của Formula 1

Chính vì thế, sự chuyển đổi giữa các công ty con cũng như chi trả một phần tiền thưởng cho các đội đua là bước đi hợp lý của Liberty vào thời điểm này.

Xét cho cùng, nếu không có các đội tham dự sẽ không còn F1 để phục vụ các mục đích khác nữa. Chính vì thế, họ cần tính đường dài cho tất cả các đội hiện tại, không chỉ kế hoạch năm 2021 hay 2022, mà còn hơn thế nữa. Từ đó, thỏa thuận Concorde tiếp theo đóng một vai trò quan trọng trong việc đi hay ở của nhiều đội đua.

Imola sẵn sàng tổ chức 1 chặng đua không khán giả

Chủ tịch của đường đua Imola tại San Marino (Italy) Uberto Selvatico Estense cho biết trường đua sẵn sàng để tổ chức một chặng đua thay thế nếu cần thiết, và tất nhiên sẽ là một sự kiện không có khán giả.

Sau khi chặng đua tại Thượng Hải bị hoãn từ đầu tháng 2, trường đua đã liên lạc với chủ tịch CLB ô tô của Italia (ACI), Angelo Sticchi Damiani bàn luận về khả năng đó. Dù vậy lời đề nghị đó trở nên bất khả dĩ khi Italia trở thành một trong những tâm dịch lớn nhất trên thế giới và đất nước buộc phải ban hành lệnh đóng cửa quốc gia.

Imola đã vắng bóng tại F1 kể từ năm 2007

Imola đã vắng bóng tại F1 kể từ năm 2007

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại F1 đang lên kế hoạch tìm ra ngày tổ chức cho các cuộc đua không có khán giả, ông Uberto lại mong muốn lời đề nghị này sẽ có khả năng sẽ được chấp thuận vào những tháng cuối năm nếu chính phủ “bật đèn xanh”.

Một sự kiện không có khán giả dĩ nhiên là dễ dàng để tổ chức hơn một cuộc đua có khán giả theo dõi trực tiếp. Chủ yếu là về khía cạnh tài chính và các yêu cầu bán vé để trả khoản phí tổ chức.

“Tình hình này là một cơ hội tốt cho chúng tôi có thể tổ chức 1 Grand Prix mùa giải này. Họ cần một số chặng đua để duy trì hợp đồng với FIA và là một giải VĐTG, vậy tại sao không nghĩ tới Imola?”, ông Uberto cho biết.

Một sự kiện “đóng cửa” nghĩa là các nhà tổ chức sẽ không mất chi phí vận hành khán đài, khu vực riêng cho VIP, hay các sự kiện bên lề trong khu Fanzone khác.

Ông Uberto vẫn chưa trình bày đề xuất này với F1 bởi theo quy trình Imola phải đề xuất với ACI trước. Nếu nhìn vào lịch trình hiện tại, nếu được tiến hành thì thời gian tổ chức thuận lợi nhất cho Imola là doubleheader cùng với “người láng giềng” Monza, hiện vẫn đang được ấn định ngày tổ chức vào 6/9 tới.

Hockenheim cũng sẵn sàng quay lại nếu cần thiết

Hockenheim cũng sẵn sàng quay lại nếu cần thiết

Hiện tại Bỉ GP diễn ra trước Monza 1 tuần đang có nguy cơ phải dời lịch lại do lệnh cấm tụ tập đông người tại quốc gia này kéo dài tới hết 31/8 tới.

 Imola cũng có thể tổ chức sau Monza 7 ngày trong trường hợp giải đấu không thể sắp xếp các chặng đua tổ chức ngoài châu Âu từ giữa tháng 9 trở về sau. Đó sẽ là giải pháp hợp lý nhất nhằm tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho các đội đua.

Việc F1 trở lại Imola, trường đua đã từng tổ chức 1 chặng đua chính thức trong giai đoạn 1981-2006 là một giấc mơ đối với nhiều khán giả trung thành của F1.

Ngoài ra, Hockenheim, trường đua đem lại cuộc đua đáng nhớ nhất năm 2019, cũng đã bày tỏ ý kiến tương tự như Imola cho 1 sự trở lại. Hy vọng cả hai sẽ có sự xuất hiện đặc biệt trong năm 2020.

Siêu sao thể thao giàu nhất Vương quốc Anh: Ai hơn được ”ông vua” F1?

(Tin thể thao) Tay đua F1 vô địch thế giới 6 lần Lewis Hamilton đã được xếp hạng là nhân vật thể thao giàu nhất Vương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN