Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
2

Đua xe F1, nghi lễ & luật “ngầm”: Không thể 1 mình chống lại cả thế giới

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Trong bất cứ một môn thể thao trên thế giới nào, các VĐV tham gia thi đấu đều phải tuân thủ theo một bộ luật quy chuẩn chung và không được phép vi phạm nó. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những “quy tắc ngầm” hay những “nghi thức” mà được thống nhất dù không được đề cập một cách chính thức. Vấn đề này một lần nữa được nhắc tới sau chặng đua tại Thượng Hải vừa qua.

Tại lượt chạy cuối cùng của Q3 trong ngày phân hạng chặng đua Chinese GP 2019, Max Verstappen của Red Bull trong vòng chuẩn bị của mình đã bị Sebastian Vettel vượt qua ở sector cuối cùng khiến anh mất đi nhịp độ cũng thời gian cho vòng chạy quan trọng này.

Thông thường ở vòng chuẩn bị tính giờ này, các tay đua sẽ chạy lòng vòng nhằm tăng nhiệt độ lốp đạt mức tối ưu để vận hành đồng thời phải tạo khoảng cách thích hợp với chiếc xe phía trước nhằm không bị ảnh hưởng bởi khí nhiễu động từ xe cũng như tránh những sự cản trở không đáng có.

Đua xe F1, nghi lễ & luật “ngầm”: Không thể 1 mình chống lại cả thế giới - 1

Verstappen không hài lòng với hành động của Vettel tại Q3 ở Thượng Hải

Đây cũng là vòng chạy mang tính quyết định nên tất cả đều muốn có sự chuẩn bị tốt nhất, và muốn là người ra khỏi pit-lane cuối cùng (khi đó đường đua có độ bám tốt nhất), chính vì thế, cả 10 chiếc xe tại Q3 đều rời khỏi garage khá sát giờ.

Hơn nữa, những chiếc xe phía sau còn tiếp tục chạy chậm hơn để giãn khoảng cách với xe phía trước nên nếu họ vẫn chạy “lững thững” như vậy thì có khả năng sẽ không thể bắt đầu vòng chạy trước khi đồng hồ chạy ngược về 0. Từ đó Vettel buộc phải vượt qua Verstappen ở ngay phía trên để có được vòng chạy cho riêng mình và cũng khiến tay lái trẻ người Hà Lan không có được vòng chạy của riêng mình.

Ở chiều ngược lại, sau khi bị vượt bởi chiếc xe Ferrari, Verstappen còn bị vài chiếc xe khác vượt qua cùng với đó là gián tiếp gây cản trở cho người đồng đội Pierre Gasly và tỏ ra rất phẫn nộ vì tay lái người Đức không tuân thủ “luật ngầm” của F1.

“Tôi đã chỉ bám theo sau chiếc xe Ferrari ngay trước mặt tôi và không có ý định vượt qua. Tôi có thể làm điều đó nhưng đó là điều bạn không nên làm ở lượt chạy phân hạng.”, anh nói. Tình huống tương tự như thế này không phải điều hiếm, gần nhất chính là sự việc giữa Kevin Magnussen và Fernando Alonso tại Monza 2018 đã cạnh tranh vị trí trong lượt chạy phân hạng như thể họ đang đua vào ngày Chủ nhật.

Đua xe F1, nghi lễ & luật “ngầm”: Không thể 1 mình chống lại cả thế giới - 2

Câu trả lời thẳng thừng của Hamilton trên mạng xã hội

Đội ngũ F1 đã đăng tải video tình huống trên lên mạng xã hội Instagram và ngay lập tức nhà vô địch Lewis Hamilton đã có một bình luận ngắn gọn nhưng khá thẳng thừng - “Không” để phản bác suy nghĩ của Verstappen. Một câu hỏi lớn đã được đặt ra tại Thượng Hải: những “nghi lễ ngầm” giữa các tay đua còn tồn tại ở F1 hay không?

Nếu câu trả lời là… Không

Giữa các tay đua cạnh tranh với nhau nên có sự hòa hợp? Nhũng mối quan hệ tốt giữa các tay đua có quan trọng không? Có nên đặt giới hạn về những điều mà mỗi tay đua cảm thấy mình có thể làm? Trong cuộc đối đầu căng thẳng những cảm xúc có nên hạn chế sự lựa chọn của tay đua?

Không bàn tới những hành động sai luật như lao vào chiếc xe khác, chạy ra khỏi giới hạn đường đua hay chuyển hướng nhiều lần khi phòng thủ, họ hoàn toàn có thể làm những điều có thể làm dù điều đó có thể gây ảnh hưởng đến phẩm giá của họ.

Đua xe F1, nghi lễ & luật “ngầm”: Không thể 1 mình chống lại cả thế giới - 3

Vettel “một mình chống lại thể giới” tại Malaysia 2013

Trong lịch sử F1 chúng ta đã chứng kiến những sự đối đầu không khoan nhượng nổi tiếng: Senna và Prost, Alonso và Hamilton, Vettel và Webber, Hamilton và Rosberg… Ví dụ trong vụ việc Multi 21 tại Malaysia 2013 giữa bộ đôi của Red Bull. Chỉ khi Webber đã điều chỉnh sức mạnh động cơ xuống Vettel mới bắt đầu tấn công người đồng đội để vươn lên.

Dù Vettel biết hành động của mình sắp tới sẽ gây ảnh hưởng tới phẩm hạnh nhưng anh đã thấy một cơ hội tốt và nắm bắt lấy nó. Anh đã đi ngược lại lời nói của mình, bỏ qua lời bàn tán nhưng đó thực sự là điều một tay đua phải làm. Như đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ và sẽ còn tới trong tương lai, nếu chỉ vì nhân phẩm và thái độ khiến bạn chủ động chậm lại dù trong khoảnh khắc, bạn đã thua cuộc rồi.

Những nhà vô địch xuất sắc đều có trong mình một nhân phẩm ‘xấu’ trong người, đó chính là khả năng không bao giờ lưỡng lự khi đạp chân ga trên đường chạy. Đó là có thể làm điều mà người khác không thể làm, mà không chần chừ và hối hận và nhắm tới mọi chỗ trống có thể có trên đường… Huyền thoại Ayrton Senna đã từng nói: “Nếu bạn không còn nhắm tới những khoảng trống tồn tại trên đường, bạn không còn là một tay đua nữa.”

Nếu câu trả lời là… Có

Không chỉ riêng gì F1 mà tất cả các môn thể thao khác đều cần những ‘nghi thức’ riêng. Điều này thường thấy tại bóng đá hay đua xe đạp. Ví dụ tại Tour de France, nếu người dẫn đầu va chạm với một khán giả, các đối thủ khác sẽ chờ anh ấy trở lại đường đua. Hay trong chặng cuối cùng, có một luật “không chính thức” là các tay đua không tấn công tay lái đang mặc áo vàng và thay vào đó họ sẽ cùng chạy và tôn vinh người chiến thắng.

Còn trong bóng đá, khi một cầu thủ gặp một chấn thương nặng, mà đội đối phương đang kiểm soát bóng thì họ sẽ đá bóng ra ngoài đường biên dọc để tạm dừng trận đấu. Sau đó bóng sẽ được trả lại cho họ từ quá ném biên của đối thủ.

Đua xe F1, nghi lễ & luật “ngầm”: Không thể 1 mình chống lại cả thế giới - 4

Các tay đua luôn phải giành sự tôn trọng lẫn nhau trên đường đua

Trong F1 có rất nhiều bộ luật “ngầm”, thể hiện sự tôn trọng giữa các tay đua. Điển hình như trong lượt chạy phân hạng, các tay đua tạo khoảng trống cho nhau và không vượt đối thủ để tất cả có một vòng chạy tốt nhất.

Nhưng hoàn cảnh tại Thượng Hải lại khác với vấn đề đề cập ở trên, nếu những chiếc xe phía sau Max không đạp ga vượt qua, họ đều sẽ không có được vòng tính giờ cho riêng mình nên không thể đỗ lỗi cho họ như những gì Max đã làm. Nếu có trách thì người có lỗi phải là Max bởi anh đi quá chậm.

Những luật “ngầm” và các nghi lễ được xây dựng và tồn tại trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau của các tay đua. Nhưng đôi khi nó cần phải được gác qua một bên để các tay đua có thể hoàn thành nhiệm vụ của riêng mình.

Nhưng tóm lại dù lại hiện tại hay tương lai những yếu tố này sẽ vẫn tồn tại cùng với F1 nói riêng và thể thao nói chung dù người trong cuộc có thừa nhận chúng hay không bởi dù gì họ vẫn muốn duy trì chúng để có một môi trường đua cạnh tranh fair-play.

Đua xe F1: Ferrari cần giải quyết khủng hoảng

Ferrari đã thể hiện một bộ mặt “xấu xí” sau khi kết thúc 3 chặng đua đầu tiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN