Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
1
Lorenzo Sonego
1
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
0
Katie Boulter
0
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
1
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
-
Elena-Gabriela Ruse
-
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
-
Tristan Schoolkate
-
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
-
Daniil Medvedev
-

Đua xe F1, Japanese GP: Rớt xuống vực thẳm, nhìn kình địch 1 tay chạm vinh quang

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Mercedes và Lewis Hamilton tiến thêm 1 bước dài đến chức vô địch mùa giải. Red Bull tiếp tục có thêm podium còn Ferrari “cạn kiệt” sự may mắn.

Sau cuộc đua phân hạng ngày thứ 7, một thông tin bất ngờ đã được đưa ra khi Carlos Sainz sẽ chuyển sang Renault ngay vào chặng đua tiếp theo tại Mỹ chứ không chờ tới năm 2018. Điều đó đồng nghĩa rằng Japanese GP là chặng đua cuối cùng của Jolyon Palmer, còn Daniil Kvyat sẽ trở lại tại US GP cùng Toro Rosso và người đồng đội mới Pierre Gasly.

Đua xe F1, Japanese GP: Rớt xuống vực thẳm, nhìn kình địch 1 tay chạm vinh quang - 1

CĐV độc nhất vô nhị chỉ có tại Suzuka

Sau 2 ngày với thời tiết khá u ám, nhiều mây với những trận mưa lớn, ngày Chủ nhật tại trường đua Suzuka đã xuất hiện ánh nắng vàng rực rỡ, một điều kiện không thể tuyệt vời hơn cho một chặng đua hấp dẫn phía trước.

Sau ngày đua phân hạng cùng với những án phạt có 5 tay đua không thể xuất phát ở vị trí mình có được vào ngày thứ 7, đó là Valtteri Bottas – hạng 6 (phạt 5 bậc), Kimi Raikkonen – hạng 10 (phạt 10 bậc), Jolyon Palmer – hạng 18 (phạt 20 bậc), Carlos Sainz – hạng 19 (phạt 20 bậc) và Fernando Alonso – hạng 20 (phạt 35 bậc). Lý do Bottas và Raikkonen được đôn lên 1 bậc sau khi bị trừ hạng là bởi mỗi tay đua nhận phạt theo thứ tự chứ không cùng 1 thời điểm.

Bước vào cuộc đua, tất cả đều hy vọng Sebastian Vettel ở vị trí thứ 2 sẽ có một cú xuất phát xuất thần và vượt qua người giành pole Lewis Hamilton để tạo ra một cuộc đua hấp dẫn. Và thực sự tay đua của Ferrari đã có một cú depart tốt, mở ra cơ hội vươn lên nhưng ngay lập tức nó đã bị đóng sập lại khi Hamilton phòng thủ tốt và giữ vững vị trí của mình.

Ở phía sau, Max Verstappen tiếp tục trình diễn khả năng tuyệt vời của bản thân khi nhanh chóng đánh bại người đồng đội Daniel Ricciardo để vươn lên hạng 3 khi tới khúc cua đầu tiên, từ đó tìm kiếm cơ hội tấn công hai chiếc xe dẫn đầu. Và chỉ nửa vòng sau, tay đua người Hà Lan, ‘giải quyết’ thêm chiếc xe Ferrari để vươn lên thứ 2 ở một nơi mà không ai có thể đoán được anh có thể thực hiện cú vượt ở đó. Niềm vui cho Red Bull là nỗi buồn của đội đua đến từ nước Ý, và nó chưa dừng lại ở đó.

Đua xe F1, Japanese GP: Rớt xuống vực thẳm, nhìn kình địch 1 tay chạm vinh quang - 2

Jolyon Palmer chia tay Renault sau khi Japanese GP khép lại

Có lẽ cơn ác mông ở Á châu vẫn tiếp diễn với “ngựa chiến” khi tới đường thẳng của vòng thứ 2, anh liên tục bị thêm 3 chiếc xe của Esteban Ocon, Ricciardo và Bottas dễ dàng vượt qua mà không thể chống trả. Dường như chiếc SF70-H đã gặp vấn đề về động cơ, dẫn đến việc thiếu năng lượng và không thể chạy hoàn toàn 100% khả năng.

Đến vòng thứ 3, xe an toàn xuất hiện do chiếc Toro Rosso của Sainz đã lao ra ngoài khiến anh phải kết thúc sớm cuộc đua của mình.

Đây là khoảng thời gian mà các kỹ sư và Vettel đã đưa ra các giải pháp ‘chữa cháy’ để có thể tiếp tục chặng đua này, nhưng đó không phải là vấn đề có thể dễ dàng giải quyết. Chiếc xe số 5 tiếp tục bị các đối thủ vượt qua mà không thể phản ứng  Cuối cùng đội đua đã quyết định đưa xe vào pit ở cuối vòng 4, chấm dứt cuộc đua (lần thứ 2 trong 3 chặng gần nhất), đồng thời là cơ hội vô địch của Vettel gần như đã biến mất với họ trong mùa giải này.

Đua xe F1, Japanese GP: Rớt xuống vực thẳm, nhìn kình địch 1 tay chạm vinh quang - 3

Vấn đề kỹ thuật tiếp tục đến với Ferrari

Với tay đua còn lại của Ferrari, Kimi Raikkonen cũng không có được một khởi đầu thuận lợi. Sau pha đối đầu với Nico Hulkenberg của Renault, “Người tuyết” đã bị lao ra ngoài đường đua và rơi xuống vị trí thứ 14. Dù vậy màn trở lại của anh vẫn đang chờ đợi khán giả trong những vòng tiếp theo.

Ở phía trên, việc phải chạy đằng sau Ocon khiến Ricciardo và cả Bottas bị hai chiếc xe dẫn đầu nhanh chóng bỏ xa, họ cần phải nhanh chóng giải quyết “chướng ngại vật” màu hồng trước mặt trước khi nghĩ đến chiến thuật tiếp theo của cuộc đua.

Sau đó, vụ tai nạn thứ 2 của chặng đua đã xảy ra khi Marcus Ericsson đâm vào rào chắn ở Degner Curve 2 và xe an toàn ảo (VSC) xuất hiện. Đến khi VSC kết thúc, chiếc xe Red Bull ngay lập tức tấn công Ocon và cũng nhanh chóng thành công, tạo ra khoảng cách với đối thủ. Một vòng sau, Bottas hoàn thành điều tương tự và chiếm lấy vị trí thứ 4, “khởi động” giai đoạn yên bình trước lượt pit của nhóm dẫn đầu.

Trong khi đó, Kimi Raikkonen vẫn đua khá năng nổ khi anh bắt đầu chiến dịch trở lại top đầu bằng việc lần lượt vượt qua các chiếc xe mà không mất quá nhiều sức. Đến vòng thứ 22, Max Verstappen là người đầu tiên trong top 4 vào pit nhằm thực hiện undercut với Hamilton, người dẫn trước anh 5 giây ở thời điểm đó. Mercedes phản ứng tức thì, đưa tay đua người Anh vào thay lốp ngay vòng sau đó, nhưng dù thế, khoảng cách giữa hai người đã giảm đi một nửa, xuống chỉ còn hơn 2s.

Đua xe F1, Japanese GP: Rớt xuống vực thẳm, nhìn kình địch 1 tay chạm vinh quang - 4

Red Bull có podium kép chặng thứ 2 liên tiếp

Lúc này, các chuyên gia dự đoán rằng Red Bull sẽ để Daniel Ricciardo ở ngoài một thời gian lâu nữa nhằm kìm hãm tốc độ của Hamilton, mở ra cơ hội cho Max giành chiến thắng. Nhưng đội đua nước Áo không làm như vậy, vài vòng sau, khi chặng đua trôi qua mốc 1/2 chặng đường chiếc xe số 3 đã thực hiện lượt pit bắt buộc của mình và quay lại đường đua với lợi thế duy nhất là bộ lốp Soft mới hơn vài vòng.

Còn với Bottas, anh vẫn chạy thêm được vài vòng trên bộ Soft đã xuất phát trước khi vào thay bộ Super Soft để chạy nốt phần còn lại của chặng đua. Trong thời gian đó, Bottas có thể hỗ trợ Hamilton trong việc gia tăng khoảng cách với Verstappen. Dù suýt chút nữa chiến thuật này đã phản tác dụng nhưng “Mũi tên bạc” đã kịp thời sửa chữa và cuối cùng đem lại thêm một chút lợi thế cho chiếc xe dẫn đầu.

Đua xe F1, Japanese GP: Rớt xuống vực thẳm, nhìn kình địch 1 tay chạm vinh quang - 5

Force India giữ vững phông độ ghi điểm kép

Ở phía sau, Bottas với bộ lốp nhanh và mới đã rút được kinh nghiệm từ Vettel ở chặng đua trước, anh không push ngay lập tức mà chờ cho tới những vòng cuối cùng mới bắt đầu tấn công chiếc “Bò húc” phía trước. Cùng thời điểm đó, Kimi Raikkonen cũng đã có được vị trí thứ 5 sau khi pit và nhiều khả năng sẽ kết thúc chặng đua ở vị trí này.

Tiến đến phần cuối của Japanese GP, có thêm hai tay đua nữa phải bỏ cuộc. Đầu tiên là trường hợp đáng tiếc của Hulkenberg khi anh bị loại do cánh gió DRS của anh không hoạt động, khiến anh không thể tiếp tục cuộc đua. Nạn nhân cuối cùng là Lance Stroll với lốp trước bên phải bị nổ, và suýt chút nữa anh và Ricciardo đã có một vụ va chạm mạnh do chiếc xe lao đi tự do, rất may điều đó đã không xảy ra.

Từ đó xe an toàn ảo một lần nữa xuất hiện khi chỉ còn hơn 6 vòng nữa cuộc đua kết thúc, điều đó vô tình tạo ra những cuộc đua song mã cho tới vạch đích diễn ra trải dài khắp đường đua. Trong số này, nổi bật nhất chắc chắn là cuộc đối đầu giữa Hamilton và Verstappen, có những lúc hai người chỉ hơn kém nhau 0,6 giây nhưng cuối cùng tay đua số 44 vẫn tỏ ra mạnh hơn và đem về chiến thắng thứ 8 trong năm và tạo ra khoảng cách 59 điểm trên BXH cá nhân, có cơ hội kết thúc mùa giải ngay tại Austin trong 2 tuần nữa.

Đua xe F1, Japanese GP: Rớt xuống vực thẳm, nhìn kình địch 1 tay chạm vinh quang - 6

Podium chặng Japanese GP 2017

Hai tay đua Red Bull đều có mặt trên podium trong chặng thứ 2 liên tiếp đảm bảo chắc chắn hơn vị trí thứ 3 trên BXH. Hai thứ hạng tiếp theo thuộc về hai tay đua Phần Lan, những người bị phạt khi xuất phát, với Bottas là người xếp trên.

Theo sau họ hai đội đua Force India và Haas với thứ tự từ thứ 6 đến 9 là Ocon, Perez, Magnussen và Grosjean. Tay lái cuối cùng giành được điểm là Felipe Massa, sau khi anh phải rất vất vả bảo vệ vị trí trước Alonso ở vị trí thứ 11. Jolyon Palmer kết thúc chặng đua cuối cùng của mình với hạng 12.

Như vậy Ferrari tiếp tục nối dài chuỗi chặng đua đen đủi của mình ở châu Á và gián tiếp giúp Mercedes có thể chính thức có chức vô địch thứ 4 tại Austin, Mỹ. Cuộc chiến cá nhân cũng gần như đã an bài nhưng chúng ta đều hy vọng đội đua nước Ý sẽ trở lại với 100% sức mạnh trong 4 chặng còn lại để mang lại những cuộc đua căng thẳng, hấp dẫn.

Chặng đua thứ 17 sẽ diễn ra tại Austin, Mỹ trong gần 2 tuần nữa, từ ngày 20 đến 23/10 tới (giờ VN).

Mùa giải F1 - 2017
Theo bạn tay đua nào sẽ vô địch F1 năm 2017?

Bảng xếp hạng F1 - Japanese GP: Hamilton ”ăn 8”, rộng cửa vô địch

Hamilton xuất sắc giành chiến thắng thứ 8 trong mùa giải 2017 tại Japanese GP.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN