Trận đấu nổi bật

jessica-vs-madison
Adelaide International
Jessica Pegula
1
Madison Keys
2
felix-vs-sebastian
Adelaide International
Felix Auger-Aliassime
2
Sebastian Korda
1

Đua xe F1, Japanese GP: Ferrari “tự vấp ngã”, Mercedes vẫn bất bại

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Ferrari bất ngờ giành được pole thứ 5 liên tiếp và chiếm trọn hàng đầu tiên xuất phát, hướng tới chiến thắng thứ 4 của mùa giải. Tuy nhiên một lần nữa, “ngựa chiến” lại vấp ngã và mắc sai lầm như tại Sochi, để Mercedes vươn lên làm chủ cuộc đua. Từ đó Valtteri Bottas đã chấm dứt cơn hạn chiến thắng và đội đua nước Đức đã hoàn thành được nhiệm vụ trong năm 2019 với danh hiệu cá nhân và đội đua thứ 6 liên tiếp.

Robert Kubica và Kevin Magnussen là những người đã gặp tai nạn trong lượt chạy phân hạng gấp rút vào sáng Chủ nhật do tốc độ gió lên đến 23 km/h tại trường đua Suzuka sau trận siêu bão Hagabis (đổ bộ ngày thứ 7).

Trường hợp của chiếc xe Haas có tác động nhẹ hơn khi chỉ hư hại phần cánh gió sau và gãy cánh gió trước và Magnussen cũng đã nỗ lực đưa xe trở lại pit. Vì thế anh vẫn có thể xuất phát trên đường đua như 18 chiếc xe khác nhưng phải thay hộp số mới. Còn với Kubica, công việc của các kỹ sư sẽ vất vả hơn và tay lái Williams sẽ phải bắt đầu cuộc đua từ pit-lane.

Cú depart lỗi khiến Ferrari mất đi lợi thế

Cú depart lỗi khiến Ferrari mất đi lợi thế

Theo chiến thuật pit của chặng đua này từ nhà cung cấp Pirelli, các đội đua chắc chắn sẽ hướng tới chiến thuật 1 pit-stop với bộ lốp xuất phát là Soft C3, có 6 tay đua nhóm dưới sẽ chạy stint đầu tiên dài hơn và băt đầu bằng lốp Medium C2.

Thời điểm vào pit sẽ dao động trong khoảng vòng 24-30 và chuyển sang lốp Medium trong stint 2, hoặc nếu tốc độ mòn lốp nhanh hơn dự kiến, các đội đua sẽ chọn lốp Hard C1. Tốc độ gió trên 20 km/h vẫn là một yếu tố đáng quan tâm bởi chỉ với một sai lầm có thể khiến các tay đua gặp tai nạn và rời cuộc đua sớm.

Bộ đôi Ferrari một lần nữa có lợi thế so với Mercedes sau lượt chạy phân hạng xuất sắc và khác với Sochi, họ cũng không phải quá lo lắng về vấn đề núp gió khi Suzuka không phải là một đường đua có thể vượt dễ dàng.

Cái đội đua nước Ý cần tính tới là chiến thuật cho cả 2 tay lái, giống những gì họ đã thành công dưới màn đêm ở Singapore vừa qua. Tuy nhiên họ lại gặp phải vấn đề không đến từ ngay cú xuất phát. Cả 2 chiếc xe đều depart tệ và để cho Valtteri Bottas từ hạng 3 vươn lên dẫn đầu cuộc đua ở cua đầu tiên một cách dễ dàng.

Vụ va chạm với Leclerc khiến Verstappen phải nhận DNF tại Nhật Bản

Vụ va chạm với Leclerc khiến Verstappen phải nhận DNF tại Nhật Bản

Chưa dừng lại ở đó, Lewis Hamilton cũng suýt chút nữa có thể vượt qua ít nhất 1 chiếc Ferrari của Charles Leclerc nhưng khi tới cua 1 anh đã không còn đường chạy nên buộc phải phanh lại. Max Verstappen từ vị trí thứ 5 cũng được hưởng lợi từ cú xuất phát của Bottas, chạy làn phía ngoài khi tới cua 1 để vượt qua Leclerc.

Nhưng đến cua tiếp theo cả 2 đã va chạm với nhau khiến Max văng ra khỏi đường đua, tụt xuống cuối đoàn đua còn Leclerc cũng bị gãy phần endplate bên trái của cánh gió trước nhưng anh có thể tiếp tục cuộc đua. Dù vậy hư hại cánh gió như vậy có thể gây nguy hiểm cho các tay đua khác khi nó bay khỏi xe và rơi trên đường đua, từ đó Leclerc buộc phải vào pit thay cánh gió và cũng “gia nhập” Verstappen ở nhóm cuối đoàn đua.

Mercedes một lần nữa lại là những người tránh được mọi rắc rối từ cú xuất phát và hưởng lợi với vị trí số 1 và 3 với Vettel là người chen giữa hai chiếc “mũi tên bạc”. Tay lái người Đức bị điều tra do lỗi xuất phát sớm nhưng may mắn thoát án phạt bởi anh đã dừng lại kịp thời, và đó cũng là lý do khiến anh bị Bottas vượt qua. Trong khi đó, vụ việc giữa Leclerc và Verstappen sẽ được FIA điều tra sau cuộc đua.

Leclerc có những cú vượt không tưởng với độ khó cao

Leclerc có những cú vượt không tưởng với độ khó cao

McLaren cũng là đội đua có cú xuất phát tốt, tận dụng tốt sai lầm từ đối thủ và vươn lên chạy thứ 4 và 5 trong những vòng đầu tiên. Nhưng không được bao lâu, Lando Norris bị Alex Albon gây áp lực từ phía sau và tấn công ở chicane cuối cùng.

Dù vậy, cú vượt có độ khó cao khiến tân binh cả Red Bull đã không thể xử lý tốt và va chạm với tân binh McLaren, khiến cuộc đua của Norris bị ảnh hưởng khi anh rơi xuống cuối đoàn đua. Ngược lại, Renault bỏ lại lượt chạy phân hạng thất vọng khi nằm trong top cuối đoàn đua và cải thiện vị trí nhanh chóng nhờ sự hỗn loạn phía trên, hướng đến việc ghi điểm tại Suzuka.

Những vòng tiếp theo khán giả được chứng kiến cuộc chiến hấp dẫn của nhóm giữa với nhiều cú vượt diễn ra, trong khi người ‘năng nổ’ nhất có lẽ là Leclerc khi anh trên đường trở lại top đầu. Trong khi đó Verstappen không thể có tốc độ mà anh đáng lẽ phải có do thiệt hại từ vụ va chạm ở vòng đầu tiên. Chính vì thế tay lái #33 đưa chiếc xe vào pit và là DNF đầu tiên của cuộc đua.

Ở top đầu, bất ngờ khi Vettel vào pit từ ngay vòng 16 và thay thêm 1 bộ lốp Soft nữa, báo hiệu cho chiến thuật 2 pit-stop ở Suzuka. Bottas cũng sớm vào thay lốp Medium mới 1 vòng sau đó nhằm ngăn Vettel có thể undercut nhưng nhiều khả năng tay lái #77 cũng sẽ có 2 pit-stop bởi đội đua yêu cầu anh pust ngay khi mới ra khỏi pit. Hamilton như thường lệ vào muộn hơn hẳn ở vòng 23 và cũng chuyển sang lốp Medium, có thể chạy tới hết cuộc đua.

Chiến thuật 2 pit-stop không thành công của Vettel và Ferrari

Chiến thuật 2 pit-stop không thành công của Vettel và Ferrari

Dù chạy trên bộ lốp mềm hơn nhưng Vettel không thể rút ngắn khoảng cách mà thậm chí còn bị Bottas bỏ xa hơn trên đường đua. Điều đó khiến kế hoạch của Ferrari lại đổ bể trước sự chính xác của Mercedes. Trở lại với Leclerc, anh chạy một cuộc đua của riêng mình khi liên tục vượt qua các chiếc xe trên đường ở những vị trí khó thay vì trên đoạn thẳng mà không gặp phải quá nhiều khó khăn.

Tổng cộng Leclerc vào thay lốp 3 lần trong 52 vòng tại Suzuka, bị người dẫn đầu bắt vòng, chỉ cán đích thứ 6. Nhưng sau cuộc đua anh đã bị đẩy xuống thứ 7 do phải nhận 2 điểm phạt bằng lái và 2 án phạt từ giám sát của FIA: cộng 5 giây vì vụ va chạm với Max và 10 giây do chạy trên đường với chiếc xe bị hư hại cánh gió, gây nguy hiểm cho các tay đua khác (gương chiếu hậu phải trên xe của Hamilton đã bị gãy còn xe của Lando Norris có mảnh vụn rơi vào ống phanh).

Vettel trên bộ lốp Soft tiếp tục chạy mà không có nhiều biến chuyển, thậm chí còn bị Hamilton, người vào thay lốp Medium ở vòng 22 ra và rút ngắn khoảng cách.

Tình hình đó khiến anh vào thực hiện lượt pit thứ 2 ở vòng 33, đúng thời điểm Bottas bắt đầu phải bắt vòng các chiếc xe chậm hơn, giúp Vettel có cơ hội rút ngắn khoảng cách trên bộ lốp Medium mới. Dù vậy khoảng cách 11 giây cộng với việc lượt thay lốp thứ 2 Bottas chuyển sang lốp Soft càng làm cơ hội chiến thắng của Ferrari phai dần đi. Điều đáng lo hơn chính là việc nếu Hamilton vào pit, anh sẽ phải bảo vệ vị trí thứ 2 từ nhà vô địch.

…khiến họ bị Hamilton tấn công quyết liệt trong những vòng cuối cùng

…khiến họ bị Hamilton tấn công quyết liệt trong những vòng cuối cùng

Mặt khác, Hamilton sau khi cả Bottas lẫn Vettel vào pit, đang dẫn đầu cuộc đua và hoàn toàn có thể về đích với bộ Medium hiện tại. Nhưng vẫn có khả năng anh sẽ bị Bottas vượt qua trong những vòng cuối cùng. Tuy nhiên nếu làm vậy thì sẽ khiến mọi công sức từ đầu cuộc đua và sự hy sinh của tay lái #77 đều trở nên vô nghĩa.

Vì thế Mercedes đưa Hamilton vào pit ở vòng 42, giải quyết được 2 vấn đề, giúp Bottas chiến thắng và chắc chắn đăng quang danh hiệu vô địch khi Hamilton thiết lập fastest lap trên bộ lốp Soft với kỷ lục mới của đường đua – 1 phút 30,983.

Nhưng tay lái ĐKVĐ không muốn an phận với vị trí thứ 3 và anh quyết tâm tấn công vượt qua Vettel ở những vòng cuối cùng. Dù vậy trên đoạn thẳng anh thất thế về tốc độ so với chiếc Ferrari còn ở những khúc cua cũng không tìm được cách để vượt qua, dẫn đến bộ lốp bào mòn dần và phải an bài với vị trí thứ 3 tại Nhật Bản.

Bottas có chặng đua xuất sắc, thống trị từ những phút đầu tiên rồi đi tới chiến thắng cuối cùng, kết thúc gần 6 tháng chờ đợi kể từ Baku, Azerbaijan. Đây cũng là chặng đua thứ 100 Bottas nằm trong top ghi điểm sự nghiệp F1 của mình. Vettel trở lại podium tại Suzuka dù đã giành pole và cũng chính thức bị loại khỏi cuộc đua vô địch với Hamilton sau thành tích xếp thứ 3 và giành fastest lap tại đây.

Bottas có chiến thắng thứ 3 trong năm 2019

Bottas có chiến thắng thứ 3 trong năm 2019

Alex Albon có một cuộc đua tương đối nhàn hạ sau vụ va chạm với Norris ở những vòng đầu, cán đích thứ 4 cho Red Bull, là thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp của anh. Carlos Sainz về thứ 5, đứng đầu nhóm giữa và chính thức vượt qua Pierre Gasly, người về thứ 8 tại đây cho Toro Rosso, trong cuộc chiến hạng 6 trên BXH cá nhân.

Bộ đôi Renault đều cán đích top 10 sau kết quả phân hạng thứ 15 và 16 vào sáng cùng ngày, nhưng vẫn bị McLaren nới rộng khoảng cách điểm trên BXH đội đua. Cái tên cuối cùng ghi điểm là Sergio Perez dù va chạm với Gasly ở vòng cuối cùng.

Chặng đua thứ 18 của mùa giải sẽ bắt đầu chuỗi 3 chặng đua tại châu Mỹ, bắt đầu tại thủ đô Mexico City, Mexico từ 25 đến 28/10 tới.

Video đua xe F1, Japanese GP: Danh hiệu thứ 6 liên tiếp cho “Mũi tên bạc”

(Tin đua xe F1) Bottas đã thắng chính đồng đội Hamilton để đăng quang ở Nhật Bản.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN