Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
2
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Đua xe F1, Hungarian GP: So tài kỹ - chiến thuật như tại Monaco phiên bản “ngoại ô”

(Tin thể thao, tin đua xe F1) Hai tuần liên tiếp chinh chiến tại “lãnh địa bò húc” Red Bull Ring đã khép lại với nhiều kỷ niệm đẹp, các đội đua sẽ hướng đến chặng đua cuối cùng của tháng 7 tại trường đua Hungaroring, Hungary. Đây sẽ là một đường đua với những đặc tính trái ngược lại so với hai cuộc đua đầu tiên, thiên về khả năng khí động học trên xe, là một thử thách đối với tất cả chiếc xe.

Hungarian GP trong lịch sử F1 không phải là một chặng đua mới nhưng cũng không phải một chặng đua quá cổ điển. Bắt đầu tổ chức lần đầu tiên vào năm 1986, F1 đã “lẩn trốn” khỏi Bức màn sắt (Iron Curtain) tại châu Âu thành công và có chặng đua lịch sử đầu tiên diễn ra ở một nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Khi đó với sức hút của mình, chặng đua đã thu hút hơn 200.000 khán giả, bất chấp việc vé vào theo dõi khi đó khá đắt đỏ.

Hungarian GP đã góp mặt tại F1 trong 35 mùa giải liên tiếp

Hungarian GP đã góp mặt tại F1 trong 35 mùa giải liên tiếp

Hungarian GP là chặng hiếm có khi không có bất kỳ một cuộc đua nào diễn ra dưới trời mưa trong 20 năm đầu tiên, mãi cho đến cuộc đua năm 2006, nơi Jenson Button có chiến thắng đầu tiên trong sự nghiệp cho Honda.

Đã có rất nhiều sự thay đổi sau 35 lần tổ chức nhưng trường đua Hungaroring vẫn có một chỗ đứng vững chắc trên lịch trình đua F1 thường niên. Chặng đua hiện nằm ở vị trí kết thúc giai đoạn 1 của mùa giải (ngoại trừ năm nay), với sự ủng hộ lớn của người hâm mộ, đặc biệt là khán giả đến từ Phần Lan, quê hương của Kimi Raikkonen và Valtteri Bottas.

Trường đua Hungaroring tọa lạc ở một ngôi làng truyền thống nuôi trồng chế biến hạt phỉ (hazelnut) có tên Mogyoród, cách thủ đô Budapest 22km về phía Đông Bắc.

Ý tưởng ban đầu của ‘ông trùm F1’ Bernie Ecclestone là muốn có một cuộc đua tại Liên bang Xô Viết, nhưng một người bạn Hungary gợi ý cho ông về Budapest. Họ muốn có một đường đua phố tại công viên lớn nhất thành phố, Nepliget, nhưng chính phủ lại quyết định xây đường đua ở ngoại ô, gần trục đường cao tốc lớn.

Đặc tính đường đua Hungaroring và Monaco có nhiều nét tương đồng

Đặc tính đường đua Hungaroring và Monaco có nhiều nét tương đồng

Việc xây dựng đường đua bắt đầu từ đầu tháng 10 năm 1985 và hoàn thành trong thời gian kỷ lục – 8 tháng. Cuộc đua đầu tiên được tổ chức cuối tháng 3 năm 1986 để tưởng nhớ János Drapál, tay lái moto người Hungary đầu tiên giành chiến thắng 1 chặng của MotoGP. Chặng đua F1 đầu tiên diễn ra vào ngày 10 tháng 8 năm 1986, với chiến thắng thuộc về Nelson Piquet (Williams-Honda), người cũng đã đăng quang cuộc đua thứ 2 sau đó 12 tháng.

Dù được xây dựng như một tổ hợp đường đua riêng biệt nhưng Hungaroring được ví như một phiên bản không đường phố của Monaco. Các góc cua tại đây chủ yếu là tốc độ thấp và nối tiếp nhau, đồng nghĩa với việc lốp phải hoạt động không ngừng nghỉ, không có thời gian để làm mát lại. Vì thế việc vượt mặt là điều rất khó để thực hiện.

Các tay đua thường ví nơi đây giống như các cuộc đua karting mà họ từng tham dự hồi còn nhỏ. Mặt khác, chặng đua được tổ chức vào giữa mùa hè, thời điểm nắng nóng khắc nghiệt và khô ở khu vực này. Chính vì thế chúng ta mới hiếm khi chứng kiến các cuộc đua mưa tại Hungary.

Cấu trúc đường đua Hungaroring

Cấu trúc đường đua Hungaroring

Nhiệt độ cao sẽ kéo theo sự suy thoái nhiệt gia tăng, và khiến các tay đua vất vả hơn. Do tốc độ trung bình tại đây thấp (cũng như do địa hình nằm trong thung lũng) mà luồng khí thổi qua chiếc xe rất ít, dẫn đến hiệu quả khí động học thấp.

Cùng với sự thay đổi về địa hình liên tục qua từng góc cua giống như tại Red Bull Ring, các chiếc xe sẽ cần phụ thuộc vào độ bám đường cơ học thay vì khí động học.

Độ mòn lốp ở mức thấp nên trong cuộc đua thông thường sẽ chỉ cần 1 lần vào pit-stop. Tuy nhiên chặng đua năm ngoái chứng kiến Lewis Hamilton đã thực hiện lượt thay lốp thứ 2 trong phần cuối cuộc đua và giành chiến thắng (Top 5 cuộc đua đó có 5 chiến thuật pit khác nhau). Việc chạy giữ lốp là yếu tố quan trọng với các tay đua.

Trường đua Hungaroring có chiều dài 4,381km, với tổ hợp 14 khúc cua lắt léo, liên tiếp nhau. Dù vậy, đường đua vẫn sẽ có 2 khu vực cho phép sử dụng hệ thống DRS để tấn công. Khu vực DRS thứ 1 là đoạn thẳng đi qua vạch xuất phát/đích còn khu vực DRS thứ 2 là đoạn đường ngắn từ cua 1 đến cua 2. Cả hai khu vực trên đều có chung điểm xác định DRS nằm ở trước khúc cua thứ 14.

Tổng quãng đường chặng đua là 306,63km với 70 vòng đua. Thành tích 1 vòng tốt nhất trong cuộc đua chính thuộc về Max Verstappen với thời gian 1 phút 17,103s thiết lập năm 2019. Cùng năm đó tay lái của Red Bull đang nắm giữ kỷ lục pole với thành tích 1 phút 14,572s.

Hungary đã mang lại nhiều kỷ niệm đẹp cho Lewis Hamilton

Hungary đã mang lại nhiều kỷ niệm đẹp cho Lewis Hamilton

Ba loại lốp được Pirelli cung cấp cho chặng đua này vẫn sẽ là lốp Hard C2 (trắng), Medium C3 (vàng) và Soft C4 (đỏ). Ba loại lốp này cũng được sử dụng ở chặng đua năm ngoái do nó phù hợp với cấu trúc đường hẹp, uốn lượn liên tiếp (kết hợp với nhiệt độ cao được dự báo vào cuối tuần này) của Hungaroring.

Tuy là một đường đua có tính khắc nghiệt cao nhưng nơi đây đã từng chứng kiến không ít những khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử. Từ cuộc đối đấu của Nelson Piquet và Ayrton Senna, đến chiến thắng của Nigel Mansell từ vị trí thứ 12 khi xuất phát với pha vượt mặt Senna năm 1989; Damon Hill với chiến thắng ‘hụt’ cùng Arrows năm 1997; Michael Schumacher với chiến thuật xuất sắc để đánh bại bộ đôi của McLaren Mika Hakkinen và David Coulthard năm 1998 và cuối cùng là những chiến thắng đầu tay cho 3 tay đua Hill (1993), Fernando Alonso (2003), Heikki Kovalainen (2008) và ấn tượng nhất là Button (2006) dưới trời mưa.

Đặc tính của Hungaroring khiến nhiều người nghĩ rằng đây là trường đua dành cho Red Bull, nhưng trong quá khứ, họ mới chỉ 2 lần về nhất tại đây vào năm 2010 (Mark Webber) và 2014 (Daniel Ricciardo).

Hamilton mới là người có nhiều thành công nhất với 7 chiến thắng, 3 lần cùng với McLaren và 4 lần cho Mercedes. Xếp thứ 2 trên ‘bảng vàng’ là huyền thoại Michael Schumacher với 4 chiến thắng, còn Ayrton Senna có cho riêng mình 3 lần về nhất trong 5 năm 1988-1992.

Max Verstappen quyết tâm có được chiến thắng đầu tiên ở Hungaroring

Max Verstappen quyết tâm có được chiến thắng đầu tiên ở Hungaroring

Trong các tay lái hiện tại, ngoài Hamilton, chỉ có Sebastian Vettel, Kimi Raikkonen và Ricciardo đã từng chiến thắng tại đây. Max Verstappen (Red Bull) đã tiến đến rất gần chiến thắng cuộc đua năm ngoái khi dẫn đầu trong 59/70 vòng đua nhưng rồi cuối cùng lại thất bại trước Hamilton. Với những gì đã thể hiện tại Red Bull Ring, anh chắc chắn sẽ quyết tâm để lần đầu đăng quang tại Hungaroring cuối tuần này.

Chặng đua Hungarian GP 2020 sẽ diễn ra từ 17 đến 19/7 tới bắt đầu với lượt chạy FP1 chiều thứ 6 lúc 16h, lượt chạy phân hạng sẽ diễn ra lúc 20h ngày thứ 7 và cuộc đua chính bắt đầu vào 20h10 ngày Chủ nhật 19/7 trên hệ thống FOX Sports châu Á.

Ngoài ra các thể thức trẻ Formula 2 và Formula 3 sẽ tiếp tục đồng hành ở chặng đua này, hãy chú ý đón xem.

Đua xe F1, Styrian GP: Kỳ tích của Hamilton gần đuổi kịp Schumacher

(Tin thể thao, tin đua xe F1) Những cơn mưa lớn ngày thứ 7 đã khiến lượt chạy phân hạng có khả năng bị huỷ bỏ nếu điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN