Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
2
Jelena Ostapenko
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
2
Aleksandar Vukic
3
francesco-vs-grigor
Australian Open
Francesco Passaro
1
Grigor Dimitrov
0
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
3
Nick Kyrgios
0
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
3
Nishesh Basavareddy
1
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
2
Caroline Garcia
1

Đua xe F1, Ferrari: Con đường từ một kẻ vô danh trở thành “ông lớn”

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Trong các đội đua hiện tại của F1, không thể phủ nhận rằng Scuderia Ferrari là đội đua có bề dày lịch sử đồ sộ nhất với tổng cộng 31 chức vô địch cá nhân lẫn đội đua.

Chiếc Ferrari 500 là tên chiếc xe đã giúp tay lái Alberto Ascari giành chức vô địch F1 cá nhân đầu tiên trong sự nghiệp vào năm 1952 mà bản chất của nó là một chiếc xe F2. Đây là một bước ngoặt lớn trong hành trình trở thành đội đua giàu truyền thống nhất F1 của Ferrari, dù vậy suýt chút nữa họ đã có nguy cơ rời khỏi giải đua xe số 1 thế giới này.

Đua xe F1, Ferrari: Con đường từ một kẻ vô danh trở thành “ông lớn” - 1

Chân dung chiếc Ferrari 500 được trưng bày hiện nay

Thời điểm đó, F1 rơi khoảng tình trạng khủng hoảng và gần như phải hủy bỏ vào năm 1952, vì thế Alfa Romeo đã rời khỏi đội đua nước Ý. Điều này khiến người sáng lập đội đua Enzo Ferrari cảm thấy có chút bị tác động bởi khi họ hợp tác với nhau, chiếc xe thành phẩm tỏ ra quá mạnh với phần còn lại và nó đã giúp ông có những danh hiệu vào những năm 1930.

Tuy nhiên ông đã vượt qua thời điểm đó và nhận thấy sự mất mát của môn thể thao này lại là điều thuận lợi cho mình. Khi những đối thủ mạnh rời khỏi cuộc chơi, con đường thống trị lại mở ra cho Ferrari và họ đã có sẵn một chiếc xe làm tiền đề cho việc này. Chiếc Ferrari 500 không phải một phiên bản gì đó quá to tát hay cầu kỳ, nó chỉ là một bản tái tạo lại từ chiếc F2 trước đó của Scuderia.

Với cấu trúc thiết kế cùng động cơ V12 của Gioacchino Colombo sẽ còn được giữ lại đội đua trong những năm tiếp theo, Ferrari cũng chỉ đạo kỹ sư trưởng Aurelio Lampredi thiết kế động cơ 4 xy lanh với cam kép như 1 sự thay thế, và nó tạo ra một chiếc xe khá cạnh tranh.

Piero Taruffi là tay đua chiến thắng chặng mở màn mùa giải 1952 cho Ferrari, nhưng mọi chuyện sau đó đều xoay quanh Alberto Ascari, ngoại trừ chặng đua khó hiểu tại Indianpolis khi trong 2 năm, khi mà đội đua nước Ý không thể giành chiến thắng tại đây.

Đua xe F1, Ferrari: Con đường từ một kẻ vô danh trở thành “ông lớn” - 2

Alberto Ascari cùng Ferrari có được 2 chức VĐTG

Nếu loại bỏ 2 cuộc đua trên đất Mỹ trong 2 năm, chiếc Ferrari 500 đã chiến thắng trong tất cả các chặng đua kể từ tháng 5 năm 1952 cho tới khi tay đua của Maserati Juan Manuel Fangio ngăn chặn chuỗi thành tích đó vào tháng 9 năm 1953, ngay trên thánh địa của họ tại Monza. Chuỗi 9 chiến thắng liên tiếp của Ascari đã từng được cân bằng nhưng chưa bị phá vỡ, đó chính là bằng chứng chứng minh cho sự thống trị vượt bậc của Ferrari ở kỷ nguyên F2 tại thời kỳ đó.

Đó là câu chuyện của danh hiệu cá nhân đầu tiên của Scuderia, và phải mãi tới thập niên 1960, họ mới có được danh hiệu đội đua lần đầu trong lịch sử. Chiếc Ferrari 156 với phần đầu xe “mũi cá mập” nổi danh là chiếc xe đã giúp họ có được thành tích như vậy và nó cũng gắn liền với câu chuyện về sự thành công đầu tiên của động cơ gắn ở phía sau xe.

Hơn nữa, đây chính là chiếc xe mà nhà vô địch F1 năm 1961 Phil Hill đã lái tới vinh quang sau vụ tử nạn của người đồng đội Wolfgang von Trips tại chặng đua Italian GP ở trường đua Monza.

Mùa đông năm 1959, các kỹ sư của Ferrari khi đó dẫn đầu bởi Carlo Chiti, đã phải làm việc trong bí mật. Họ đã tái sử dụng khung gầm Cooper với mục đích tham khảo để chuyển động cơ V6 ra phía sau xe trên khung gầm mới nâng cấp từ 246 Dino (trước đó dùng với động cơ nằm đằng trước của xe). Dù vậy không một tay lái nào có hứng thú với một chiếc xe quá nặng ở phía sau, vì thế nó chỉ được dùng đúng 1 lần, tại Monaco bởi Richie Ginther, tay đua cán đích ở vị trí thứ 5.

Đua xe F1, Ferrari: Con đường từ một kẻ vô danh trở thành “ông lớn” - 3

Enzo Ferrari có được thành công nhờ tầm nhìn khác biệt

Lần thứ 2 là tại Monza và lần này là động cơ V6 1.5lit và khi những chiếc xe F2 chỉ được giới thiệu trên đường đua bởi các đội đua đến từ Anh tẩy chay cuộc đua, nó cũng không nhận được nhiều sự chú ý cho lắm. Các đội cho rằng việc giảm công suất động cơ như vậy không giúp được gì cho giải đấu cả. Và rồi cũng giống như 1952, Enzo lại có một chiếc xe với động cơ sẵn sàng chinh chiến và khung gầm cải tiến từ 246P.

Sự cải thiện đó giúp luồng gió thổi qua xe mà không bị ngăn cản quá nhiều, khiến chiếc xe giảm được sức cản từ gió. Để tối đa hóa lợi thế đó, Chiti điều chỉnh phần chữ V đầu xe từ 65 lên 120 độ và bộ tản nhiệt đón được nhiều gió hơn.

Ngoài ra, với việc hơn các đối thủ khác tới 40 mã lực, tương đương với 1/3 sức mạnh động cơ khi đó, Ferrari lại trở thành một đối trọng không thể bị chặn đứng. Dù Stirling Moss vẫn đủ sức chen chân vào bảng vàng thành tích năm đó với 2 chiến thắng ấn tượng tại Monaco và Nurburgring, Ferrari vẫn là người chiến thắng ở cả 2 hạng mục cá nhân và đội đua.

Hill chính thức lên ngôi trên sân nhà của Ferrari nhưng màn ăn mừng không thể diễn ra hoành tráng do sư ra đi của Wolfgang von Trips. Chính vì lý do đó, đội đua đã quyết định không tham dự chặng đua cuối cùng tại Mỹ.

Đua xe F1, Ferrari: Con đường từ một kẻ vô danh trở thành “ông lớn” - 4

Chiếc Ferrari 156 với mũi xe cá mập

Sau đó chiếc Ferrari 156 không thể duy trì được sự ưu việt qua mùa giải thứ 2. Lý do là bởi trong mùa đông, các thành viên phụ trách về kỹ thuật lâu năm của đội đã rời đi khiến việc phát triển bị tạm dừng, mở ra cơ hội đuổi kịp và vươn lên cho các đội đua khác. Một trong số đo chính là British Racing Motors (BRM), đội đua đã giúp Graham Hill có được danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp năm 1962.

Ngoài những cột mốc kể trên, Ferrari còn 2 thời kì thống trị nữa trong lịch sử, một là những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 và gần đây nhất mà cũng đáng nhớ nhất là những năm tháng cùng Michael Schumacher cuối thế kỷ 20 và thập niên 2000. Đã 10 năm kể từ lần cuối đại bản doanh Maranello được mở tiệc ăn mừng chức vô địch, nhưng với những gì đã thể hiện trong năm 2017, thời điểm họ có được danh hiệu tiếp theo có lẽ không còn xa.

Đua xe F1: Tăng cường sức mạnh ”trái tim”, cơn đau đầu cho tất cả

Đã 4 năm kể từ khi kỷ nguyên sử dụng Power Unit bắt đầu tại F1.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN