Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
2
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Đua xe F1, Fernando Alonso: Tấm gương luôn nỗ lực, không bao giờ bỏ cuộc

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Năm nay đã bước sang tuổi thứ 37 nhưng dường như niềm đam mê với đua xe tốc độ của Fernando Alonso vẫn bùng cháy như những ngày đầu tiên trong sự nghiệp. Tay lái Tây Ban Nha tiếp tục con đường tìm kiếm những cột mốc mới để nỗ lực đạt được và mới đây, anh đã có chặng đua thứ 300 trong sự nghiệp F1 lừng lẫy của mình.

Canadian GP năm nay là nơi đánh dấu cột mốc mới của người từng 2 lần VĐTG, một thành tích mới chỉ có 3 tay lái đã vượt qua trong lịch sử. Rubens Barrichello là người đứng đầu về số chặng F1 xuất phát với con số 326, xếp trên người đồng đội cũ của Alonso tại McLaren, Jenson Button, người đã có 309 chặng F1.

Tay lái đứng thứ 3 không ai khác ngoài huyền thoại với 7 chức VĐTG, người thành công nhất lịch sử F1, Michael Schumacher. Anh có ít hơn Button 1 chặng đua nhưng là người có nhiều chiến thắng chặng nhất với 91 lần đăng quang.

Đua xe F1, Fernando Alonso: Tấm gương luôn nỗ lực, không bao giờ bỏ cuộc - 1

Alonso sánh ngang huyền thoại Schumacher và Barrichello

Với tình hình hiện tại, Alonso sẽ vượt qua con số của cả Schumacher và Button khi mùa giải này khép lại và sẽ dừng lại ở mốc 314 chặng đua. Trải qua 17 mùa giải, hành trình F1 của Alonso đã chứng kiến anh đầu quân cho những đội đua thành công nhất như McLaren, Renault và Ferrari hay Minardi. Và dù có thời điểm nhũng chiếc xe không ở đỉnh cao nhất nhưng anh vẫn luôn đưa nó lên tới giới hạn nhờ vào khao khát và tham vọng lớn lao của mình.

Alonso đã thể hiện khả năng đua xe phi thường của mình từ khi còn rất trẻ, thống trị các hệ thống đua karting và chắc suất một vị trí tai giải đấu lớn đầu tiên, Formula Nissan năm 1999. Tại giải đấu này, anh đã có 6 chiến thắng và poles cùng 2 lần về nhì trong 15 chặng đua và giành chức vô địch đầu tiên. Sau đó anh đua tại giải International Formula 3000 trước khi chính thức bước chân vào làng đua xe F1 năm 2001 tại Minardi khi chỉ 19 tuổi.

Đua xe F1, Fernando Alonso: Tấm gương luôn nỗ lực, không bao giờ bỏ cuộc - 2

Hình ảnh Alonso hồi mới ra mắt F1 năm 2001

Chặng đua đầu tiên của anh cũng là chặng mở màn Australian GP, nơi Juan Pablo Montoya, Enrique Bernoldi và Kimi Raikkonen cũng có sự ra mắt của riêng mình. Alonso đã thể hiện khả năng mang tầm thế giới khi đánh bại người đồng đội Tarso Marques trong cuộc đua phân hạng và cải thiện 7 bậc để về đích thứ 12 tại Melbourne.

Với một đội đua đang chật vật ở phía cuối đoàn đua, những gì Alonso đã thể hiện là quá đủ để chứng minh tài năng của mình. Chính vì thế, anh đã chuyển sang Renault 1 năm sau đó và được đua chính từ năm 2003.

Kể từ đây, sự nghiệp của anh phát triển khá mạnh mẽ, anh đã có chiến thắng đầu tiên tại Hungary năm 2003. Anh đã dẫn đầu trong 69 trên 70 vòng đua, thống trị hoàn toàn và về nhất một cách xứng đáng. Ngoài ra, anh còn có được pole đầu tiên tại Malaysia nhưng chỉ có được hạng 3 trong cuộc đua chính thức.

Dù vậy 2004 lại là một năm không có gì nổi bật nhưng anh vẫn có được hạng 4 chung cuộc của mùa giải. Có lẽ tất cả để làm nền cho 2 năm đỉnh cao tiếp theo của anh.

Đua xe F1, Fernando Alonso: Tấm gương luôn nỗ lực, không bao giờ bỏ cuộc - 3

Những năm tháng huy hoàng cùng với Renault

Sau thời kì hoàng kim của Ferrari, Renault là đội đua tỏ ra ổn định hơn và giành lại vị trí đó từ tay đối thủ đến từ Ý. Từ đó, đội đua đã mang lại cho Alonso 14 chiến thắng trong năm 2005 và 2006, cùng với đó là 2 danh hiệu vô địch Thế giới một cách rất xứng đáng.

Chiến tích này cũng giúp anh trở thành tay lái vô địch trẻ nhất và nhà vô địch 2 năm liên tiếp trẻ nhất trong lịch sử - kỷ lục bị Sebastian Vettel phá vỡ 5 năm sau đó. Thành công của Alonso cũng mở ra một kỷ nguyên mới của F1 sau thời kỳ 5 năm thống trị hoàn toàn của Ferrari.

Dù từ sau năm 2006 tới nay, tay lái người Tây Ban Nha chưa từng có thêm 1 danh hiệu nào khác nhưng những thành công chưa dừng lại ở đó. Anh có thêm 3 lần nắm giữ vị trí á quân (2010, 2012 và 2013) và 1 lần về thứ 3 (2007), và nâng tổng số chặng chiến thắng lên thành 32, với lần cuối cùng anh về nhất đã diễn ra từ gần 5 năm trước, chặng Spanish GP năm 2013. Thành tích giúp anh xếp thứ 6 trong lịch sử sau những cái tên Ayrton Senna, Vettel, Alain Prost, Lewis Hamilton và người dẫn đầu Schumacher.

Đua xe F1, Fernando Alonso: Tấm gương luôn nỗ lực, không bao giờ bỏ cuộc - 4

Một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng trong sự nghiệp vào năm 2016

Bên cạnh đó, năm 2014 chứng kiến anh giành được podium lần thứ 97, thành tích cao thứ 5 trong lịch sử, và anh lại đứng sau những cái tên Vettel, Prost, Hamilton và Schumacher. Anh cũng có 22 lần giành pole, đứng thứ 3 trong các tay đua hiện tại, thêm vào đó là 23 vòng chạy nhanh nhất.

Trong 300 chặng đã qua, Alonso mới chỉ có 2 lần DNS (không thể xuất phát), hoặc là 3 nếu tính chặng Bỉ 2001, cuộc đua đã được bắt đầu lại sau 8 vòng đầu tiên, khi Alonso đã bỏ cuộc vào thời điểm đó.

Năm 2005 chiếc Renault nằm trong nhóm sử dụng lốp Michelin đã quyết định rời cuộc đua trước thời điểm bắt đầu chặng US GP tại Indianapolis, nơi chỉ có 6 chiếc xe xuất phát do những lo ngại về vấn đề lốp. Đến năm 2017, anh buộc phải dừng chiếc MCL32 ở vòng khởi động tại Nga GP, khiến anh phải nhận DNF thứ 4 trong bốn chặng. Ngoài ra anh cũng đã bỏ lỡ 3 chặng đua khác do những vấn đề bên ngoài.

Đua xe F1, Fernando Alonso: Tấm gương luôn nỗ lực, không bao giờ bỏ cuộc - 5

Dù không có 1 chiếc xe tốt, anh vẫn nỗ lực 100% khả năng

Anh không tham dự cuộc đua tại Melbourne năm 2015 vì lý do sức khỏe sau khi đã gặp tai nạn tại đợt test trước mùa giải trước đó. 1 năm sau, anh gặp tai nạn mạnh trong sự trở lại tại Australian GP khiến anh phải nghỉ ở chặng đua tiếp theo ở Bahrain khi không có được thể trạng tốt nhất để tham dự. Sau đó, năm 2017 anh đã bỏ qua Monaco GP để tham dự chặng đua Indy500 diễn ra cùng ngày.

Dù đã gần tới độ tuổi “nghỉ hưu” nhưng Alonso vẫn chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại khi anh còn không ít dự định trong thời gian tới. Mục tiêu lớn nhất chắc chắn là giành được Triple Crown của đua xe, phải chiến thắng Monaco GP, điều anh đã làm được 2 lần trong quá khứ, Indy 500 và Le Mans 24h, cuộc đua anh đã vô địch vào cuối tuần vừa qua. Dù không biết kết quả cuối cùng là như thế nào, một điều chắc chắn là anh đã và đang để lại những di sản quý giá cho F1.

Đua xe F1, Fernando Alonso: Tấm gương luôn nỗ lực, không bao giờ bỏ cuộc - 6

Sau chiến thắng tại Le Mans 24h, Alonso đứng trước nhiều lựa chọn cho 2019

Việc phải bỏ cuộc trong chặng đua kỷ niệm cuối tuần trước khiến anh không thể hài lòng và sự lựa chọn cho năm 2019 của anh đang là điều được bàn tán nhiều nhất khi rất có thể anh sẽ chuyển sang đua tại Indy 500 nếu cảm thấy phù hợp và trên hết đó cũng là mục tiêu duy nhất còn lại mà anh phải chinh phục để đạt được Triple Crown của đua xe.

Nhưng cho dù tương lai của anh sẽ đi về đâu, người hâm mộ đều hy vọng anh sẽ đạt được những mục tiêu trong những năm còn lại của sự nghiệp vốn đã rất lừng lẫy này.

17 siêu sao tốc độ đồng loạt ”ngã ngựa” sớm vì nữ người mẫu ”2 làn da”

Nữ người mẫu gợi cảm có "2 làn da" khiến loạt siêu anh hùng phải "về đích" sớm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN