Đua xe F1, Chinese GP: “Con rồng Á Châu” chào đón cột mốc 1000 chặng
(Tin thể thao - Tin F1) Sau hai tuần từ chặng đua sôi động tại trường đua quốc tế Bahrain, khán giả sẽ tiếp tục đến với chặng đua thứ 3 trong khuôn khổ mua giải năm 2019 tại Thượng Hải vào cuối tuần này. Đây sẽ là một cuộc đua đánh dấu chặng thứ 1000 trong lịch sử giải đua xe Thế thức 1 thế giới, bắt đầu từ năm 1950.
Đây sẽ là năm thứ 16 liên tiếp, Shanghai International Circuit tham gia giải đấu Formula 1 kể từ lúc khánh thành đường đua vào năm 2004 với tổng kinh phí xây dựng là 450 triệu USD. Hiện nay, chặng đua Thượng Hải cũng được xem là một trong những điểm đến truyền thống của giải đấu trong khu vực Châu Á nói chung và vùng Đông Á nói riêng.
Chặng đua ở Thượng Hải sắp tới có ý nghĩa đặc biệt với làng F1 thế giới
Thành phố Thượng Hải lung linh nhiều màu sắc về đêm
Thượng Hải là thành phố lớn nhất, sôi động và đông dân nhất đất nước Trung Quốc. Đây là một trong bốn đô thị lớn dưới quyền quản lý trực tiếp của chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Thượng Hải là trung tâm tài chính thế giới và là nơi có cảng quốc tế bận rộn nhất.
Được mệnh danh là “Thành phố không bao giờ ngủ”, từ cái nhìn bao quát thành phố dù ở bất kỳ vị trí nào, du khách sẽ luôn thấy được “dáng vóc” của những tòa nhà chọc trời và sự hối hả, nhộn nhịp của những con phố tập nập với những hoạt động không ngừng nghỉ dù là vào ban đêm.
Thượng Hải là cửa ngõ chính của Trường Giang, từ lâu đã là thương cảng lớn mạnh. Tuy nhiên phải đến năm 1842, khi đế quốc Anh chiến thắng trong cuộc chiến nha phiến thì Thượng Hải mới có bước chuyển mình đầu tiên. Sau Anh, Pháp và Mỹ cũng nối gót tới Thượng Hải, thúc đẩy việc thông thương của thành phố. Năm 1853, Thượng Hải đã vượt mặt tất cả các thương cảng khác nhờ việc buôn bán thuốc phiện, tơ tằm, lá trà, đồng thời thu hút các tập đoàn tài chính lớn.
Công trình Bến Thượng Hải nổi tiếng
Trung tâm thành phố được chia là 2 khu vực chính: Phố Tây và Phố Đông (nằm ở hai bên sông Hoàng Phố) với những phong cách phát triển riêng biệt. Phố Tây là nơi có Bến Thượng Hải nổi tiếng, thiên đường mua sắm với các thương hiệu nước ngoài, các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ đêm. Còn Phố Đông là khu trung tâm tài chính với những tòa nhà chọc trời, những điểm tham quan trên cao và viện bảo tàng.
Một trong những điểm nhấn của Shanghai Circuit là ngay từ vạch xuất phát, đoạn thẳng DRS zone 1 với điểm xác định ở trước cua cuối cùng, đến cua số 1-2 các tay đua sẽ cua phải một góc cua 270º trước khi ngoặt ngược trái 180º. Cua số 1 này có bán kính quay giảm dần. Vì thế những sai lầm rất dễ có thể xảy ra tại đây, cũng như những tình huống cạnh tranh hấp dẫn. Sau đoạn thẳng dài với tốc độ lên đến 330km/h, các tay đua phải giảm tốc còn khoảng 140km/giờ để vượt qua cua 1 đến cua 4.
Quan trọng hơn là các tay lái cần phải có kỹ năng vận hành chiếc xe ổn định ở đây, cũng như đạt gia tốc cần có để vượt qua cua số 4 hướng đến đoạn thẳng ngắn tiếp theo trước cua số 6.
Cấu trúc trường đua quốc tế Thượng Hải
Kỹ năng của tay đua một lần nữa được đòi hỏi ở mức cao trong toàn bộ Sector 2 mà bắt đầu tư hairpin cua 6, nơi tay đua phải giảm tốc từ gần 300km/h xuống chỉ còn 90 km/h. Đoạn đường từ cua 7 tới cua 10 là những đoạn gấp khúc liên tục chuyển hướng, một cấu trúc khiến tất cả có thể mắc sai lầm. Tổ hợp cua 11-13 khá tương đồng với 4 khúc cua đầu vòng chạy, tuy nhiên ở một độ khó thấp hơn.
Tới đây, chúng ta sẽ đến với đoạn thẳng dài hơn 1km, nơi mọi sự chú ý đổ dồn với những pha vượt mặt chủ yếu diễn ra tại đây, cũng là DRS zone 2 với điểm xác định ở cua 12. Chiếc xe có thể đạt 330km/h trước khi phanh lại xuống mức 75km/h ở hairpin hẹp cua 14. Từ đó đi qua cua 15 và 16 để kết thúc vòng chạy.
Các tiếp cận chặng đua của mỗi đội có thể khác nhau, nhưng nó phụ thuộc vào một yếu tố rất quan trọng – Lốp xe. Căn cứ vào đặc tính đường đua có độ mịn mặt đường ở mức trung bình, nhiệt độ trong các phiên thực hành và ngày đua có thể có sự khác biệt.
Lựa chọn lốp các tay đua tại chặng Chinese GP 2019
Pirelli cung cấp cho các đội đua 3 loại lốp ở mức trung bình, C2 đến C4. Cũng chính vì sự khắc nghiệt và độ mòn lốp cao các đội đua không lựa chọn quá nhiều bộ lốp mềm nhất C4, phần lớn là 7-8 bộ, chỉ có McLaren chọn tới 9 bộ. Mỗi tay đua có 2-4 bộ Medium C3, chỉ Charles Leclerc và George Russell chọn tới 5 bộ. Với Hard C2, chủ yếu con số bộ là 2, số ít lựa chọn mặc định của Pirelli (1 bộ) còn Antonio Giovinazzi là người duy nhất có 3 bộ.
Với đặc tính kỹ thuật của Shanghai Circuit. Các đội đua sẽ phải giải bài toán khí động học/gói cài đặt xe thế nào cho chặng đua cuối tuần này.
Downforce lần này được đưa xuống mức 2 nhằm tận dụng hết khí động học của đường đua, cùng với đó là hai bộ cản gió trước và sau được thiết lập ở mức 3 điều này sẽ giúp xe ổn định hơn so với luồng khí gây cản trở ở đường đua kèm theo đó là độ kiểm soát lốp và kiểm soát khung xương được thiết lập ở mức 4 nhằm tăng độ kiểm soát của những chiếc F1.
Thông số set-up cho chặng Chinese lần này
Với sức nóng ở Châu Á cùng với thử thách ở Chinese GP, vào cuối tuần này sẽ là chặng tranh đấu nảy lửa hấp dẫn. Bên cạnh đó, cột mốc chặng 1000 cũng khiến cuộc đua trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết. Tất cả sẽ quyết tâm hướng tới một kết quả tốt nhất và hy vọng mình sẽ trở thành một phần của lịch sử F1.
Hãy cùng đón xem Chặng đua Chinese GP được chiếu trên kênh Fox Sports sẽ diễn ra từ 12 đến 14/04 tới, với cuộc đua phân hạng từ 13h ngày thứ Bảy và cuộc đua chính từ 13h10 ngày Chủ Nhật.
Từng phải "sống thực vật" như Michael Schumacher, nhưng 1 VĐV đã trở lại phá kỷ lục.