Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
1
Lorenzo Sonego
0
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
0
Katie Boulter
0
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
0
Holger Rune
1
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
-
Elena-Gabriela Ruse
-
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
-
Tristan Schoolkate
-
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
-
Daniil Medvedev
-

Đua xe F1, Chinese GP: "Bàn cờ" khắc nghiệt, chờ những nước đi liều lĩnh

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Các tay đua lại chuẩn bị bước vào cuộc chiến mới ở Chinese GP trong dịp cuối tuần này tại Thượng Hải, giải đấu diễn ra từ 13-15/4/2018.

Chinese GP mùa này có hai sự khác biệt so với mùa trước. Thứ nhất là giải đấu được đổi thứ tự với chặng Bahrain – để trở thành chặng đua thứ 3 của mùa giải. Sự khác biệt thứ hai – thông thường Pirelli chỉ định 3 loại lốp có độ cứng/mềm liền nhau (Ở Bahrain là SuperSoft-Soft-Medium), nhưng tại Thượng Hải, các đội đua sẽ sử dụng Medium, Soft và UltraSoft – đồng nghĩa với lốp SuperSoft đã được bỏ qua, một điều chưa có tiền lệ ở Thể thức 1.

Shanghai Circuit được xây dựng trong vòng 18 tháng với chi phí khoảng 450 triệu USD, hình dáng đường đua được mô phỏng theo chữ Thượng trong Hoa ngữ.

Đua xe F1, Chinese GP: "Bàn cờ" khắc nghiệt, chờ những nước đi liều lĩnh - 1

Tổ hợp cua liên tiếp 1-2-3-4 đầy thách thức tại Shanghai Circuit

Một trong những điểm nhấn của Shanghai Circuit là ngay từ vạch xuất phát đến cua số 1-2 các tay đua sẽ cua phải một góc cua 270º trước khi ngoặt ngược trái 180º. Cua số 1 này có bán kính quay giảm dần. Sau đoạn thẳng dài với tốc độ lên đến 300km/giờ, các tay đua phải giảm tốc còn khoảng 185km/giờ để vượt qua cua 1-2, sauu đó đi qua cua kép 3-4 với vận tốc chỉ còn hơn 100km/giờ.

Quan trọng hơn là các tay lái cần phải có kỹ năng vận hành chiếc xe ổn định ở đây, cũng như đạt gia tốc cần có để vượt qua cua số 4 hướng đến đoạn thẳng ngắn tiếp theo trước cua số 6.

Kỹ năng của tay đua một lần nữa được đòi hỏi ở mức cao trong toàn bộ Sector 2 (bao gồm các góc cua 6-7-8-9-10). Ở đó góc cua kép 7-8, chiếc xe đua chạy với vận tốc gần 200km/giờ, sau đó vượt qua tiếp cua kép 9-10 với tốc độ thấp hơn – nhưng ở cua kép này, chiếc xe cần đạt gia tốc lớn để tiến đến đoạn thẳng ngắn tiếp theo với vận tốc có thể đạt đến 280km/giờ trước khi phanh để tiến vào cua số 11.

Đua xe F1, Chinese GP: "Bàn cờ" khắc nghiệt, chờ những nước đi liều lĩnh - 2

Cua 13, nơi các tay đua thường chạy lấn lên gờ KERB để tạo lợi thế

Ở Shanghai, có các tổ hợp cua với tốc độ thấp nhất là 1-2-3-4 và chính cua kép 11-12-13. Dù là tổ hợp góc cua chậm, nhưng các tay đua sẽ cần phải chạy với tốc độ tốt nhất có thể tại của 12-13. Để giải được vấn đề này, đa số các tay đua sẽ mở rộng cua, lấn lên một phần gờ KERB, để chiếc xe thoát cua với vận tốc cao nhất, tiến vào đoạn thẳng cho phép kích hoạt DRS nhằm tấn công và vượt mặt đối thủ.

Đoạn thẳng nằm giữa cua 13-14 chính là đoạn thẳng dài nhất trong các trường đua hiện tại trên lịch thường niên – 1170 mét. Tốc độ tối đa chiếc xe có thể đạt được ở cuối đoạn thẳng này theo dữ liệu ghi nhận mùa trước là gần 340km/giờ.

Nếu với sự trợ giúp đắc lực của DRS vẫn chưa thể vượt qua đối thủ, thì cơ hội chưa phải đã hết với tay đua trong 1 vòng chạy. Bởi sau khi đối diện cua gấp số 14, tay đua cần tăng tốc tối đa để vượt qua góc cua số 15, phanh sớm ở cua cuối cùng số 16 – vì sau khi phanh sớm, họ có tốc độ cao ở cua này và thoát cua tiến đến đoạn thẳng dài thứ 2 qua vạch start/finish cùng việc kích hoạt DRS tấn công và vượt qua đối thủ trước khi tiến đến cua số 1.

Đua xe F1, Chinese GP: "Bàn cờ" khắc nghiệt, chờ những nước đi liều lĩnh - 3

Chinese GP liệu có phải là cuộc đấu tay 3?

Với đặc tính kỹ thuật của Shanghai Circuit. Các đội đua sẽ phải giải bài toàn khí động học/gói cài đặt xe thế nào cho chặng đua cuối tuần này.

Nếu nhìn lại, có thể thấy ở chặng đầu tiên tại Úc, Mercedes chú trọng vào gói cái đặt phục vụ cho vòng phân hạng hôm thứ 7, phát huy tối đa sức mạnh của chiếc W09 cho vòng chạy tính giờ - nó phát huy hiệu quả tốt khi bỏ xa đối thủ 0,6 giây trong vòng loại Q3. Nhưng gói cài đặt này dường như không hoàn toàn phù hợp với chế độ chạy đua (long-run).

Có những nghi vấn cho rằng chiếc xe được cài đặt chế độ năng lượng cao đã khiến hộp số của Lewis Hamilton có vấn đề - nhưng thực hư thế nào chỉ có đội ngũ kỹ sư của Mercedes mới là người hiểu rõ. Chỉ biết rằng đến Bahrain đội đua này đã có cách tiếp cận khác hẳn.

Họ có một vòng phân hạng với thành tích ở mức tốt so với phần còn lại ngoài Ferrari, nhưng họ lại sở hữu một race-pace trong cuộc đua chính tuyệt vời, có lẽ chỉ một chút liều lĩnh và quả cảm của Sebastian Vettel trong khoảng 20 vòng cuối cuộc đua mới ngăn được họ đoạt chiến thắng ở Sakhir.

Ferrari dù đoạt chiến thắng cả 2 chặng mở đầu, nhưng cái cách họ tiếp cận chặng 2 khiến giới chuyên môn nhìn nhận họ đang có sự cải thiện đáng kể qua từng chặng đua. Ngay sau các phiên chạy thử ở Bahrain, dù Kimi Raikkonen là tay đua luôn có thành tích tốt hơn. Nhưng theo dữ liệu các chuyên gia có được, họ nhận định Vettel có thể đạt được vòng chạy tốt hơn đồng đội của mình khoảng 0,2 giây. Thực tế đã chứng mình nhận định đó đúng khi tay đua người Đức đoạt pole trong ngày phân hạng.

Một cái tên không thể không nhắc tới cho cuộc chiến cuối tuần này – đó là Red Bull. Dù cho vận rủi chưa buông tha đội đua này khi họ trắng tay ở Bahrain. Nhưng dữ liệu lại không biết nói dối – nó cho thấy khoảng cách rất mong manh giữa đội đua nước Áo và hai đối thủ hùng mạnh còn lại.

Vấn đề của Red Bull không nằm ở hiệu suất chiếc xe – bởi họ có thành tích phân hạng khá tốt, mà có lẽ nguyên nhân từ việc họ chưa thể duy trì hiệu suất lốp khi nhiệt độ đường đua xuống thấp (ví dụ như ở nửa cuối cuộc đua). Dữ liệu phiên chạy thử thứ 1 và 2 tại Bahrain đã cho thấy điều đó. Nếu giải được bài toán này, Red Bull sẽ là thách thức không nhỏ với đối thủ.

Đua xe F1, Chinese GP: "Bàn cờ" khắc nghiệt, chờ những nước đi liều lĩnh - 4

Đặc tính kỹ thuật lốp và đường đua (nguồn Pirelli)

Các tiếp cận chặng đua của mỗi đội có thể khác nhau, nhưng nó phụ thuộc vào một yếu tố rất quan trọng – Lốp xe. Như đã đề cập đến ở phần đầu bài viết. Với sự bổ sung thêm HyperSoft và SuperHard, lựa chọn lốp cho các chặng đua trở nên phong phú hơn. Căn cứ vào đặc tính đường đua có độ mịn mặt đường ở mức trung bình, nhiệt độ trong các phiên thực hành và ngày đua có thể có sự khác biệt.

Pirelli cung cấp cho các đội đua lốp Meium, Soft và UltraSoft chứ không phải SuperSoft như thông thường. Lý giải cho quyết định này, Pirelli cho biết Chinese GP luôn là một cuộc đua mà chiến thuật lốp đóng vai trò quan trọng, mặt khác thời tiết luôn là một yếu tố bất ổn cho cuộc đua ở Shanghai, khoảng cách lap-time giữ 2 loại lốp liền nhau về độ cứng khá tương đồng, nên lựa chọn UltraSoft kết hợp cùng Soft-Medium sẽ làm cho chiến thuật lốp của các tay đua trở nên khác biệt và có thể dẫn đến kết quả khó đoán định hơn.

Đua xe F1, Chinese GP: "Bàn cờ" khắc nghiệt, chờ những nước đi liều lĩnh - 5

Lựa chọn lốp của các đội đua (nguồn Pirelli)

Nhìn vào bảng số lượng lốp, có thể thấy Mercedes là đội đua chọn nhiều lốp Soft nhất (với 6 bộ cho Hamilton và 5 của Bottas), còn bộ đôi Ferrari là đội chọn nhiều UltraSoft nhất – 8 bộ (cùng Williams, Haas và McLaren. Sự lựa chọn của Red Bull là ở giữa với 4S và 7U.

Từ đây ta có thể thấy Mercedes một lần nữa có thể chọn chiến thuật chủ đạo 1pit-stop, trong khi Ferrari (và các đội đua có sự lựa chọn tương tự) hướng đến việc có 2 lần dừng kỹ thuật. Còn Red Bull có lẽ họ sẽ căn cứ vào kết quả phân hạng và một phần diễn biến thực tế trên đường đua để có sự lựa chọn phù hợp cho riêng mình.

Chiến thuật dự kiến, nhưng nó còn phụ thuộc vào thời tiết, và có thể là cả xe an toàn – những thứ có thể làm đảo lộn tính toán của các đội đua và tạo nên kết quả bất ngờ. Cho nên cuộc chiến tại Shanghai International Circuit luôn thật sự khó lường, câu trả lời sẽ chỉ có khi là cờ ca-ro được phất lên báo hiệu chặng đua kết thúc.

Chặng đua Chinese GP sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 15/04 tới(giờ VN), với cuộc đua phân hạng từ 13h ngày thứ 7 và cuộc đua chính từ 13h10 ngày Chủ Nhật.

F1 2018
Theo bạn, ai sẽ là tay đua vô địch F1 2018?

Đua xe F1, Chinese GP: Thượng Hải – điểm đến thượng hạng tại Á Châu

Khán giả lại tiếp tục đón chờ chặng đua thứ 3 tại Thượng Hải vào cuối tuần này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN