Trận đấu nổi bật

olga-vs-jessica
Australian Open
Olga Danilovic
2
Jessica Pegula
0

Đua xe F1, Canadian GP: Cuộc chiến của những nhà vô địch

(Tin đua xe công thức 1 - Tin F1) Sau 3 chặng đua ở châu Âu, vòng quay Thể thức 1 tạm thời dịch chuyển sang Bắc Mỹ. Chặng 7 mùa này sẽ tiếp diễn ở Montreal với giải đấu Canadian GP 2017. Đường đua Gilles Villeneuve sẽ là nơi diễn ra cuộc đua bắt đầu từ 09/6 đến 11/6/2017.

Canadian GP xuất hiện lần đầu tiên trên lịch thi đấu năm 1961. Kể từ đó đến trước mùa này, giải đấu đã 53 lần tổ chức thành công (do các năm 1975, 1987 và 2009 giải không được tổ chức), và Canada đang hoàn tất khâu chuẩn bị cho chặng đua thứ 54 của mình.

Đua xe F1, Canadian GP: Cuộc chiến của những nhà vô địch - 1

Canadian GP 2017 hứa hẹn nóng bỏng

Gilles Villeneuve Circuit sẽ là nơi tổ chức chặng đua mùa này. Nhưng khi giải đấu lần đầu tiên nó lại diễn ra ở Mosport Park ở Bowmanville, Ontario trong 6 năm liên tiếp. Đến giai đoạn 1967-70 Canadian GP được luân phiên tổ chức tại Mosport và đường đua Mont-Tremblant, Quebec.

Đến năm 1971, khi mà vấn đề ưu tiên hàng đầu của F1 là an toàn cho các tay đua, Mosport là sự lựa chọn duy nhất cho Canadian GP trong giai đoạn 1971-77. Một lần nữa vấn đề an toàn lại được đặt ra sau cuộc đua năm 1977 khi mà chỉ có 12/27 tay đua hoàn thành cuộc đua cùng rất nhiều tai nạn xảy ra trong chặng đua, để từ đó Canada tính toán đến việc xây dựng một đường đua mới.

Đường đua mới được thiết kế ở đảo nhân tạo Notre Dame thuộc sông St. Lawrence, một phần đường đua chạy qua khu vực được tổ chức cho các môn thể thao đua thuyền thuộc Thế vận hội mùa hè Montreal 1976 cũng như khu vực Hội chợ năm 1967. Nó được hoàn thành năm 1978 với tên gọi Ile Notre-Dame Circuit.

Thật trùng hợp khi tay đua đoạt chức vô địch chặng đua đầu tiên ở đây chính là huyền thoại người Canada - Gilles Villeneuve khi đó đua cho Ferrari. Sau cái chết của ông vì tai nạn ở vòng loại chặng Bỉ ngày 08/5/1982, đường đua tổ chức Canadian GP 1982 được chính thức đặt tên Gilles Villeneuve Circuit cho đến ngày nay. Đó là cách để người Canada tưởng nhớ đến ông!

Nói đến Gilles Villeneuve Circuit, có lẽ điều người hâm mộ luôn nhớ là một bức tường nổi tiếng nằm ở cua kép 13-14 ngay trước đoạn thẳng start/finish. Ban đầu nó mang tên Bienvenue au Québec (‘Welcome to Quebec’) hay đơn giản là Quebec Wall.

Đua xe F1, Canadian GP: Cuộc chiến của những nhà vô địch - 2

Thông số kỹ thuật đường đua (nguồn FIA)

Năm 1999, sau khi nó trở thành nơi kết thúc cuộc đua của 3 nhà VĐTG F1 là Damon Hill, Michael Schumacher và Jacques Villeneuve cũng như nhà vô địch ở thể thức GT là Ricardo Zonta thì nó được gọi bằng cái tên mới: Wall of Champions – Bức tường của những nhà vô địch.

Theo một số nguồn tin, với đặc tính kỹ thuật của chiếc xe mùa này có kích thước cơ sở lớn hơn, tốc độ cao hơn vì vậy đường đua cần phải có một số điểu chỉnh để tăng tính an toàn. Từ đó Wall of Champions có thể phải điều chỉnh góc cua, ngoài ra một số vị trí cũng được yêu cầu trải thảm bề mặt thay vì bẫy sỏi và bổ sung lốp tại các vị trí rào chắn.

Trong 40 năm qua Canadian GP tổ chức tại Gilles Villeneuve Circuit, chỉ có duy nhất năm 2009 nó không được tổ chức, và cuối năm đó Ban tổ chức đã đạt được thỏa thuận với FIA quyền tổ chức trong 5 mùa liên tiếp (2010-2014). Đến chặng đua năm 2014, họ tiếp tục đạt được hợp đồng mới với FIA về việc tổ chức Canadian GP tại Gilles Villeneuve Circuit đến năm 2024.

Về đặc tính kỹ thuật, đường đua Gilles Villeneuve bao gồm 14 góc cua với 8phải và 6trái trên tổng chiều dài mỗi vòng là 4,361km. Với 70 vòng đua, tổng hành trình mà các tay đua phải vượt qua là 305,27km. Đây là dạng đường đua tốc độ cao nên đòi hỏi lực nén(downforce) ở mức trung bình.

Tốc độ trung bình theo dữ liệu tính toán sẽ vào khoảng 200km/giờ và tốc độ tối đa gần 340km/giờ. Dữ liệu mùa 2016 ghi nhận ở Gilles Villeneuve Circuit vận tốc trung bình đạt 207,67km/giờ, còn vận tốc tối đa 347,4km/giờ được tay đua Valtteri Bottas-Williams thiết lập.

Đường đua vẫn theo định dạng của các mùa trước có hai phân vùng cho phép kích hoạt DRS(activation) với 1 điểm duy nhất xác định DRS (detection) nằm sau cua số 9 khoảng 100m. DRS1 nằm trên đoạn thẳng dài nhất (1.190 mét trước cua kép 13-14 và DRS2 chính là đoạn thẳng start/finish. Kỷ lục một vòng chạy của đường đua vẫn tồn tại từ năm 2004 do Rubens Barrichello – Ferrari thiết lập mốc thời gian 1phút 13,622giây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN