Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Đua xe F1, British GP: “Mảnh đất lịch sử” cho chuyến phiêu lưu kỳ vĩ

(Tin đua xe F1 - Tin đua xe công thức 1) Cách đây 12 tháng, Silverstone là nơi đã tạo ra một trong những cuộc đua F1 hấp dẫn nhất trong vài năm trở lại đây, khi Ferrari và Mercedes đã cạnh tranh sòng phẳng và đội đua nước Ý là những người có được niềm vui cuối cùng. Năm nay, sau những gì diễn ra tại Red Bull Ring, người hâm mộ tiếp tục kỳ vọng vào thêm 1 cuộc chiến đỉnh cao nữa tại trường đua kỹ thuật bậc nhất này.

Trường đua Silverstone có chiều dài 1 vòng là 5,891km với 18 khúc cua, 10 về bên phải và 8 về bên trái cùng hướng đua theo chiều kim đồng hồ. Tổng quãng đường đua là 52 vòng, tương đương với 306,198km. Có 2 vùng cho phép sử dụng hệ thống DRS, khu vực 1 nằm ở đoạn thẳng giữa cua 5 và 6 với điểm xác định đặt trước cua 3, còn khu vực 2 là đoạn thẳng giữa cua 14 và 15, với điểm xác định ở sau cua 10.

Thành tích 1 vòng nhanh nhất hiện tại thuộc về tay lái chủ nhà Lewis Hamilton lập vào năm 2017 với thành tích 1 phút 30,621s, còn kỷ lục pole cũng do nhà ĐKVĐ của Mercedes nắm giữ với thành tích năm 2018, 1 phút 25,892.

Cấu trúc đường đua Silverstone hiện tại

Cấu trúc đường đua Silverstone hiện tại

Đây là một bài kiểm tra thực sự cho chiếc xe F1

Khi các tay đua F1 nói về khúc cua yêu thích của mình trong số các trường đua hiện tại, Silverstone là “gương mặt” phổ biến trên danh sách của họ. Đường đua tại đây có cấu trúc tốc độ cao, thử thách khả năng khí động học của xe với những cua thay đổi hướng liên tục.

Tổ hợp cua Maggotts, Becketts và Chapel rồi tới đoạn thẳng Hangar trước khi đến khúc cua Stowe (từ cua 10 đến 15) là một bài test thú vị khi chiếc xe được phô diễn khả năng tuyệt vời khi chạy với tốc độ gần 250 km/h mà vẫn có được độ bám đường cần thiết.

Đoạn đường đầu sector 1 đi qua khu vực kỹ thuật, pit-lane cũng rất đặc biệt khi các tay đua có thể đạt tốc độ trên 300 km/h và băng qua cua 1 và 2 trước khi đạp phanh xuống 125 km/h ở cua 3.

Chính vì thế, dù ở đây không được sử dụng DRS nhưng cũng không ít lần chứng kiến những sai lầm cũng như va chạm giữa nhiều chiếc xe mà tay đua. Có không ít cơ hội vượt mặt trên gần 6km đường đua bởi bề mặt đường đua rộng tại Silverstone và đó là lý do tại sao đây là điểm đến ưa thích của các tay đua.

Những góc cua thay đổi hướng liên tiếp là “đặc sản” của Silverstone

Những góc cua thay đổi hướng liên tiếp là “đặc sản” của Silverstone

Đường đua chứng kiến nhiều khoảnh khắc lịch sử

Silverstone đã gắn bó cùng với F1 kể từ những năm tháng đầu tiên, là nơi tổ chức chặng đua British GP đầu tiên trong lịch sử vào năm 1950 nơi nhà vô địch F1 đầu tiên Giuseppe Farina (Italia) cùng Alfa Romeo giành chiến thắng.

Trong 36 năm tiếp theo, chặng đua này được tổ chức luân phiên ở 3 địa điểm khác nhau, Aintree, Brands Hatch và Silverstone. Và Silverstone trở thành địa điểm duy nhất của chặng British GP kể từ năm 1987 đến nay và đã có tổng cộng 52 lần tổ chức.

Trường đua đã phát triển qua từng thời kỳ và là nơi đã sản sinh ra một số khoảnh khắc đáng nhớ của F1 thế giới. Keke Rosberg, cha của Nico Rosberg, đã thiết lập vòng chạy giành pole nhanh nhất trong lịch sử tại thời điểm đó với tốc độ trung bình khoảng 260 km/h năm 1985.

Hai năm sau, cuộc đua năm 1987 đã chứng kiến tay lái chủ nhà Nigel Mansell đã miệt mài bám đuổi và đánh bại đồng đội Nelson Piquet để giành chiến thắng thứ 2 liên tiếp tại Silverstone. Và đến năm 1991, sau khi đăng quang lần thứ 3 tại quê nhà, Mansell để lại một hình ảnh đáng nhớ khi chở Ayrton Senna về khu vực kỹ thuật do chiếc McLaren của huyền thoại người Brazil đã hết xăng giữa vòng chạy trở lại pit.

Nigel Mansell trở thành “tài xế” cho Ayrton Senna sau cuộc đua năm 1991

Nigel Mansell trở thành “tài xế” cho Ayrton Senna sau cuộc đua năm 1991

British GP là chặng đua sân nhà cho rất nhiều cá nhân và đội đua

Trong 3 người thành công nhất tại Silverstone với 5 chiến thắng mỗi người, ngoại trừ Alain Prost, Jim Clark và Lewis Hamilton đều là người Anh. Không chỉ có Hamilton, năm nay còn có sự xuất hiện của hai tân binh chủ nhà, Lando Norris và George Russell, những người sẽ có cảm xúc đặc biệt vào cuối tuần này. Ngoài ra, trong số 10 đội đua năm nay, có tới 7 đội đua đặt đại bản doanh tại nước Anh, và nằm ở các vùng lân cận của Silverstone.

Scuderia Toro Rosso là đội nằm ở Italia nhưng họ có cơ sở thiết kế và windtunnel tại Bicester, cách trường đua hơn 20km. Mercedes, Red Bull, Haas, Williams, Renault và Racing Point đều có trụ sở cách không quá xa so với Silverstone, với Racing Point là đội gần nhất, ngay ở con đường cạnh cổng chính của trường đua.

Còn McLaren là đội đua có khoảng cách xa nhất, trên 110km. Điều này đồng nghĩa với việc các thành viên làm việc tại đại bản doanh, những người hiếm khi được tham dự các chặng đua, có cơ hội được thăm đội đua trong cuối tuần đua chính thức cùng với gia đình và bạn bè của mình.

Năm nay, lịch sử của một số đội đua được tôn vinh tại Silverstone, với chiếc xe Brawn BGP001 vô địch bất ngờ cách đây tròn 10 năm của đội đua được biết tới hiện tại là Mercedes, chạy vào ngày thứ 5. Còn Williams sẽ ăn mừng kỷ niệm 50 năm ngài Frank Williams nắm giữ vị trí trưởng đội đua này.

Thời tiết thất thường tại Anh Quốc

Silverstone không chỉ mang lại những cuộc đua hấp dẫn nhờ vào cấu trúc đầy thử thách của nó mà còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết tại đây vào tháng 7. Người hâm mộ cũng như các đội đua phải chuẩn bị sẵn sàng với cả hai kiểu thời tiết nắng và mưa bởi không có gì đảm bảo họ sẽ có được thời tiết đẹp tại đây trong 3 ngày đua cả.

Ba năm gần nhất là ví dụ điển hình, trong khi năm 2018 là một cuộc đua có điều kiện nóng và khô thì năm trước đó trời nhiều mây và mát mẻ còn năm 2016 lại có mưa trước khi cuộc đua diễn ra khiến cuộc đua phải bắt đầu sau xe an toàn. Năm đó, cả 3 loại lốp Wet, Intermediate và lốp trơn đều được sử dụng khi mặt đường khô dần.

Lựa chọn lốp tại British GP 2019

Lựa chọn lốp tại British GP 2019

Hamilton giành chiến thắng trong năm 2016 và 2017 để trở thành tay lái thành công nhất tại Silverstone nhưng chiến thắng đáng nhớ nhất của anh là chiến thắng đầu tiên năm 2008. Trong điều kiện cực kỳ ẩm ướt, anh xuất phát thứ 4 trên chiếc McLaren rồi về nhất với khoảng cách hơn 1 phút so với hai tay lái giành podium Nick Heidfeld và Rubens Barrichello và bắt vòng phần còn lại đến vị trí thứ 4 của Kimi Raikkonen (Ferrari).

Pirelli đem đến chặng đua này 3 loại lốp cứng nhất như mọi năm, C1 Hard (trắng), C2 Medium (vàng) và C3 Soft (đỏ). Về bộ lốp Soft chạy phân hạng, hầu hết các đội đua đều chọn 8-9 bộ, Williams có ít nhất với 7 bộ trong khi Renault chọn tới 10 bộ lốp đỏ.

Tương tự, Daniel Ricciardo chỉ có 1 bộ Medium, còn Nico Hulkenberg cùng bộ đôi Racing Point có 2 bộ. Robert Kubica và bộ đội Mercedes có 4 bộ lốp vàng, Russell có nhiều nhất với 5 bộ, phần còn lại đều chọn 3 bộ Medium.

Chặng đua British GP 2019 sẽ diễn ra từ 12 đên 14/07 tới, bắt đầu với phiên chạy thử lúc 16h chiều thứ 7, lượt chạy phân hạng và cuộc đua chính diễn ra vào 20h thứ 7 và Chủ nhật trên hệ thống FOX Sports Asia.

Đua xe thế giới: Siêu sao F1 và cuộc đi săn ”cú ăn 3 thần thánh”

Fernando Alonso trở lại Le Mans với mục tiêu giành chiến thắng lần thứ 2.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN